Thảm thực vật tựnhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số quần xã thực vật tại hai xã khe mo và văn hán thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu gồm 4 lớp quần hệ như sau:

I. Lớp quần hệ rừng kín

I.A.1.1. Quần hệ rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (< 500 m). Gồm 2 loại hình thực vật sau:

Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300 m trở lên, là những rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt có cấu trúc 2 tầng cây gỗ:

Tầng 1: Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 12m, đường kính trung bình 10 - 13 cm, có mật độ khoảng 500 - 700 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác nên một số nơi ở độ cao trên 350m, thỉnh thoảng chúng tôi gặp những cây gỗ ở rừng nguyên sinh trước kia còn sót lại, có chiều cao 14m đến 18m, đường kính 30cm. Các số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC chúng tôi xác định được 2 ưu hợp:

Trám trắng (Canarium album) + Gội (Aglaia gigantea) + Đinh (Markhamia stipulata).

Nhội (Bischofia javanica) + Vàng anh (Saraca dives) + Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica).

Tầng 2: Tầng cây gỗ cao trung bình 7 - 10m với thành phần ưu thế là Thị núi (Dospyos bangoiensis), + Nhội (Bischofia javanica) + Vàng anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

(Saraca dives),Gùhương (Cinnamomum balansae) và Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica).

Tầng 3: Tầng cây bụi có thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Nhân Sâm (Araliaceae), họ Na (Annonaceae) ở độ cao trên 300m còn có Sặt (Arundinaria).

Thảm tươi có độ dày rậm từ 60 - 70%. Thành phần chính là các loài cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Loa kèn (Liliaceae), các loài Dương xỉ.

I.A.1.2. Quần hệ rừng tre nứa ở địa hình thấp và núi thấp

Rừng thuần loài

Có rừng Nứa (Neohouzeana dulloa) được hình thành do rừng bị khai thác kiệt. Kiểu rừng này là những khoảnh nhỏ có diện tích 3 - 4 ha, được phân bố ở độ cao dưới 400m.Rừng Vầu (Indosasa crassiflora) phân bố rải rác với diện tích nhỏ hơn.

Rừng hỗn giao với cây lá rộng

Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dullooa) hỗn giao cây lá rộng, phân bố ở độ cao từ 200m - 400m. Rừng này được hình thành do bị khai thác quá mức nên Nứa đã bị suy thoái, hiện nay cây Nứa có đường kính trung bình 2cm - 3cm. Có một số nơi là nứa tép đường kính trung bình 1cm - 2cm. Trong rừng này cây gỗ có mật độ thưa 100 - 150 cây/ha, các loài cây gỗ thường gặp: Ba soi (Macaranga denticulate), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica), Sổ (Dillenia indica), Gió (Rhamnoneuron balansae)…Thảm tươi có độ dày rậm 70%, thành phần chính là các loài cây chịu bóng và các loài Dương xỉ.

II. Lớp quần hệ rừng thƣa

II.A.1.1. Quần hệ rừng thƣa thƣờng xanh cây lá rộng ở địa hình thấp và núi thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Đó là rừng phục hồi sau nương rẫy bỏ hóa.Rừng có 2 tầng nhưng không phân hóa rõ rệt. Tầng cây gỗ cao trung bình 9 - 10m, đường kính trung bình 10 - 11cm có độ tàn che 0,5 - 0,6.

Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài cây thường xanh: Tai chua (Garcinia cowa), Kháo (Phoebe lanceolata.), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis

indica), Bùng bụp nâu (Mallotus paniculatus), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Bời lời (Litsea umbellata, L. verticillata), Trám trắng

(Canarium album), Trâm (Syzyum cinereum), Nhội (Bischofia javanica), Thị núi (Dyospyros bangoiensis).

Dưới tầng cây gỗ là cây bụi và lớp cây con tái sinh, các loài thường gặp: Me rừng (Phyllanthus emblica), Thầu táu (Aporosa sphaerosperma), Lấu (Psychotria rubra), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trọng đũa (Ardisia

aciphylla), Mua (Melastoma normale, Osbeckia chinensis)…

Thảm tươi thưa, chủ yếu là các loại cây ưa sáng chịu được khô hạn như: Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chít (Thysanolaena maxinma), Điền an tai (Hedyotis auricularia), Guột (Dicranopteris linearis), Ráng (Diplazium mettenianum), Chân xỉ (Pteris

linearis) và một số loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zigiberaceae). Có

một số loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae)…

Kiểu rừng này chúng tôi đã xác định được 2 ưu hợp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica) + Chẹo (Engelhardtia

roxburghiana) + Kháo (Phoebe lanceolata).

- Bời lời (Litsea umbellate) + Re trắng lá to (Phoebe tavoyana) + Trám trắng (Canarium album) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus).

II.A.1.2. Quần hệ rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Quần hệ này gồm các loài rụng lá về mùa khô, thời gian rụng lá từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, chúng tôi xác định được 2 ưu hợp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

- Sau sau (Liquidambar formosana) + Bồ đề (Styrax tonkinnensis) + Trôm (Sterculia lanceolata). Ưu hợp này gặp trên sườn núi, có độ cao từ 150 đến 200m. Trong quần xă có một số loài như: Sau sau, Bồ đề rụng lá về mùa khô.

- Bồ đề (Styrax tonkinensis) + Kháo (Phoebe lanceolata.) + Trôm (Sterculia lanceolata). Ưu hợp này thường phân bố trên sườn núi. Qua điều tra chúng tôi thấy Bồ đề trắng là loài rụng lá chiếm tỷ lệ tổ thành loài khoả

ại khoảng 20% là Kháo, Trôm và các loài cây thường xanh khác.

III. Lớp quần hệ cây bụi

III.A.1.1. Quần hệ cây bụi thƣờng xanh trên đất khô

Cây bụi có cây gỗ mọc rải rác

Kiểu này được hình thành do quá trình khai thác kiệt, chặt phá rừng và chăn thả quá mức.

Các loài thường gặp là Bùm bụp (Mallotus paniculata), Đom đóm (Alchornea tiliaefolia), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Đơn nem (Ebelia

perlarius), Me rừng (Phyllanthusemblica), Dẻ gai (Castanopsis sp.).

Cây bụi không có cây gỗ

Thành phần cây bụi phổ biến là: Mua (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trâm (Syzygium cumini)…

IV. Lớp quần hệ cỏ

IV.A.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn

Ưu hợp chủ yếu là Lách (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

Thành phần cây gỗ, cây bụi mọc rải rác là loàichịu hạn: Me rừng (Phyllanthus emblica), Thầu táu (Aporosa dioica), Hoắc quang (Wendlandia

paniculata), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Găng

(Randia spinosa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

Ưu hợp cỏ lào (Chromoleoxa odorata)

Hình thành trên đất sau nương rẫy.Kiểu thảm này phổ biến trong khu vực nghiên cứu, phân bố trên các sườn núi độ cao từ 200m trở xuống. Cây bụi có, Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus

tomentosa), Mua (Melastoma normale), Trâm (Syzygium cuminii)…

Ưu hợp Guột (Dicranopteris linearis)

Mọc phổ biến trên đất sau nương rẫy, hay đất bị thoái hóa mạnh.

Nhận xét: Theo khung phân loại của UNESCO (1973), trong khu vực nghiên cứu thảm thực vật 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, Lớp quần hệ rừng thưa, Lớp quần hệ thảm cây bụi và Lớp quần hệ thảm cỏ. Trong mỗi lớp quần hệ này có các kiểu thảm thực vật tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số quần xã thực vật tại hai xã khe mo và văn hán thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)