3.3.1.1. Thu thập số liệu theo tuyến điều tra (TĐT)
Thu thập số liệu theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng trong nghiên cứu sinh thái học và điều tra rừng hiện nay.
Trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Tiến hành thu thập các số liệu về thành phần thực vật dọc theo TĐT, quan sát và ghi chép tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống. Phạm vi chiều rộng quan sát của TĐT là 4m, khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo TĐT bố trí OTC (ô tiêu chuẩn) và ODB (ô dạng bản) để thu thập số liệu. Mỗi quần xã lập 3 OTC.
3.3.1.2. Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn
Để thu thập số liệu về thực vật , chúng tôi áp dụng OTC 16m2 cho thảm cây bụi, 100m2 (10 10m) cho các trạng thái rừng (Thông, rừng Mỡ, rừng Keo), ODB có kích thước 2x2m được bố trí trên các đường chéo, và các góc của OTC. Tổng diện tích của ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các OTC phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC và ODB chúng tôi tiến hành xác định tên (tên Việt Nam và tên khoa học), dạng sống và đo chiều cao của cây (gỗ, bụi) để xác định cấu trúc phân tầng của các trạng thái thảm thực vật). Các cây có chiều cao dưới 4m được đo bằng thước sào có vạch chia đến 0,1dm, cây có chiều cao trên 4m đo bằng thước Blumeleiss, đo theo nguyên tắc lượng giác. Còn những loài cây chưa biết tênlấy mẫu về để định loại trong phòng thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27