Kết hợp giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa với các hoạt động thực tiễn, các phong trào cách mạng của tuổi trẻ huyện Cao Lãnh.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 80)

tiễn, các phong trào cách mạng của tuổi trẻ huyện Cao Lãnh.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vừa đòi hỏi vừa tạo ra môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy tiềm năng sức trẻ, tinh thần xung kích trong những lĩnh vực trọng yếu của đất nước. Và thông qua các hoạt động thực tiễn, các phong trào cách mạng của tuổi trẻ, sẽ tôi luyện giúp cho Thanh niên hình thành được tình cảm cách mạng, tri thức khoa học và niềm tin cộng sản, để từ đó việc hình thành, và phát triển lý tưởng XHCN cho thanh niên ngày càng sâu sắc hơn.

Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn thanh niên nói chung và ở huyện Cao Lãnh nói riêng nhìn chung là đúng định hướng và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của thanh niên. Tuy nhiên, từng lúc từng nơi chưa được thực hiện đồng bộ và đều khắp; còn mang tính dàn trãi và nặng về hình thức, thậm chí có những nơi hoạt động còn cầm chừng, yếu kém, chưa thu hút được thanh niêm tham gia, tạo sự nhàm chám và khô cứng. Cho nên chưa thật sự tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút thanh niên tích cực hưởng ứng và hăng hái tham gia các hoạt động, từ đó, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tiềm năng và

lợi thế thanh niên. Vì vậy, trong thời gian tới, Đoàn phải tập trung đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, nhất là ở những địa bàn, khu vực đặc thù.

Mở rộng và đẩy mạnh các phong trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ với sức hấp dẫn lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia; Từ các hoạt động, tổ chức Đoàn kịp thời phát hiện, lựa chọn những Đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp vào Đảng và đào tạo cán bộ cho Đoàn.

Các hoạt động của Đoàn phải kết hợp hài hoà giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương với lợi ích của Đoàn viên, thanh niên, xem đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng, phát triển tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua hành động.

Nhất là trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, các cấp bộ Đoàn của huyện Cao Lãnh cần phải tổ chức thực hiện có hiệu quả một số phong trào hành động thiết thực như:

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” do Trung ường Đoàn phát động.

Thứ nhất, xung kích lao động sáng tạo nhằm phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của thanh niên trong lao động với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn và hiệu quả thiết thực hơn. Tổ chức rộng rãi các hoạt động "Tuổi trẻ sáng tạo" trong các đối tượng thanh niên. Phải làm cho ở đâu có đoàn viên, thanh niên và hoạt động Đoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo.

Thứ hai, xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Phát triển phong trào "Thanh niên tình nguyện" theo hướng đa dạng về nội dung, nâng cao về chất lượng, phù hợp với đối tượng, góp phần tập hợp, giáo dục thanh niên và tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng, đặc biệt là trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, xung kích BVTQ, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc; phát huy vai trò của tuổi trẻ tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

Thứ tư, xung kích thực hiện cải cách hành chính, góp phần thực hiện nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên trong xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại, xây dựng người công chức trẻ năng động, sáng tạo, giỏi nghề, tận tụy và cầu thị.

Thứ năm, xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng thanh niên chủ động nắm bắt thông tin, tham gia chuẩn bị cho thanh niên về ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, bản lĩnh chính trị, văn hoá, nâng cao năng lực hội nhập; vận động, hỗ trợ và tổ chức lực lượng thanh niên là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trẻ, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trẻ.

Song song đó, cũng cần phải đưa phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đi vào chiều sâu:

Sức sống của tổ chức Đoàn nằm ở mối quan hệ mật thiết, gắn bó với thanh niên. Để có vị trí xứng đáng trong lòng thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải thực sự quan tâm hỗ trợ, khơi dậy khả năng vốn có của thanh niên trong giải quyết các nhu cầu, lợi ích chính đáng và hợp pháp. Vì vậy, cùng với việc tổ chức cho thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế – xã hội, Đoàn triển khai thực hiện phong trào "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", góp phần bảo vệ, chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên và huy động các nguồn lực xã hội góp phần định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên.

Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện tốt nhất để thanh niên được học tập, nâng cao trình độ, phát triển tài năng. Nhất là những kiến thức về chủ nghĩa Mác –Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm. Tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp và việc làm. Khuyến khích và vận động thanh niên học nghề, lập nghiệp. Đoàn phải liên kết với những trung tâm có uy tín trong hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Phấn đấu mỗi cơ sở Đoàn là một địa chỉ tin cậy tư vấn nghề và việc làm cho thanh niên, đến năm 2015 ít nhất 36% lao động huyện nhà được đào tạo nghề và tỷ lệ trong độ tuổi thanh niên phải chiếm 30%.

Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần, góp phần nâng cao thể lực, định hướng và xây dựng lối sống, nếp sống lành mạnh cho thanh niên.

Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội, giúp thanh niên phát triển các kỹ năng cần thiết trong làm việc và hoạt động xã hội, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, như: Làm việc nhóm, trình bày vấn đề, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống.

Khơi dậy, cỗ vũ và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, lòng khát khao cống hiến của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, thông qua đó tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên. Để thực hiện nhiệm vụ đó, từ nay đến 2012 tổ chức đoàn huyện Cao Lãnh phải thực hiện:

Mỗi cơ sở Đoàn có loại hình thanh niên tình nguyện: phòng chống lụt bão, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn ANTT…duy trì hoạt động có hiệu quả theo yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi cơ sở Đoàn hàng năm đều có công trình thanh niên. Hàng năm, tổ chức 04 “Kỳ nghỉ xanh” cấp huyện. Xây dựng 100 căn nhà

tình thương, tình bạn trong thanh niên. Mỗi xã, thị trấn có 01 cụm, tuyến dân cư không có tệ nạn xã hội. Mỗi xã, thị trấn Đoàn có ít nhất 50% số khóm, ấp có mô hình Tổ tự quản ATGT. Có từ 90% Dân quân tự vệ là đoàn viên, ít nhất có 60% dự bị động viên trong độ tuổi thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn. Mỗi xã, thi trấn Đoàn có một trong các mô hình: CLB “Nhịp sống trẻ”, CLB “Thanh niên với pháp

luật”, tập hợp 100% TTN có dấu hiệu vi phạm pháp luật tham gia sinh hoạt. Hàng

năm giáo dục cảm hoá có ít nhất 75% TTN thuộc diện quản lý theo Nghị định 163 – NĐ/CP được công nhận tiến bộ. Mỗi xã, thị trấn có ít nhất một tụ điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh như: CLB Hát với nhau, CLB Tài tử, Khu văn hoá gia đình; Hàng năm duy trì tổ chức ít nhất 04 lần hội thi, hội diễn văn nghệ trong thanh thiếu niên. Mỗi Chi đoàn ấp có ít nhất 02 trong các loại hình Chi hội: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng,…sinh hoạt định kỳ thường xuyên. Mỗi Đoàn cơ sở có 01 Đội Tuyên truyền thanh niên hoạt động ít nhất 06 lần/năm. Phấn đấu có 85% trở lên hộ thanh niên (do thanh niên làm chủ hộ) đạt chuẩn gia đình văn hoá.

Thông qua việc tăng cường các hoạt động tình nguyện tại chỗ, chiến dịch

“Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè" hàng năm với nội dung thiết thực,

hiệu quả; phát triển mạnh các đội hình thanh niên tình nguyện tập trung, chuyên sâu, nâng chất hoạt động các “Kỳ nghỉ xanh”, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình CLB Y- Bác sĩ trẻ, Ngân hàng máu sống; tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

Tổ chức Đoàn phối hợp cùng cơ quan Quân sự triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch liên tịch về phát triển đảng, phát triển đoàn viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên. Phối hợp với công an tăng cường các hoạt động thanh niên xung kích giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống và tố giác tội phạm và TNXH; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiết kiệm góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thường xuyên tổ chức học tập, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành tốt pháp luật trong thanh niên, nhất là Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dân quân tự vệ, để công tác tuyển chọn thanh niên nhập ngũ hàng năm đạt chỉ tiêu về số lượng, đạt yêu cầu chất lượng. Vận động tăng tỷ lệ Thanh niên tình nguyện nhập ngũ và học sinh đăng ký tuyển sinh quân sự hàng năm.

Phối hợp với các ngành, đoàn thể khác làm tốt công tác: giúp đỡ gia đình chính sách, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ, đưa thanh niên nhập ngũ và đón bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, các hoạt động tuyên dương, điển hình trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo’, các chính sách hậu phương quân đội.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư”; từng Chi đoàn, Chi hội, từng đoàn viên, thanh

niên giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng gia đình văn hóa và khóm, ấp, tổ văn hóa. Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện mô hình “Gia đình Việt Nam trong thời

kỳ CNH,HĐH”. Thực hiện thí điểm mô hình “Ấp Thanh niên văn hoá”, nhân rộng

mô hình “Khu văn hoá gia đình” tại địa bàn dân cư để góp phần xây dựng các xã, thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa, xã nông thôn mới từ nay đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

Củng cố và nâng cao chất lượng các loại hình hoạt động văn nghệ trong thanh niên. Tiếp tục xây dựng và phát triển các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, duy trì hoạt động thường xuyên. Phát triển phong trào thanh niên hát dân ca thông qua các Câu lạc bộ Hát với nhau, đờn ca tài tử, các Hội thi văn nghệ của Đoàn, Hội. Củng cố các CLB Tiền hôn nhân, gia đình trẻ.

Đẩy mạnh phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” thông qua các hoạt động luyện tập TDTT trong thanh thiếu nhi, các giải thể thao quần chúng. Phối hợp với các ngành, đơn vị hữu quan tổ chức các giải thể thao, chú trọng thể thao học đường, quan tâm phát hiện, bồi dưỡng tài năng TDTT trẻ có triển vọng.

Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn phải biết phát huy tính năng động, khả năng sáng tạo của tuổi trẻ trong thi đua học tập, lao động sản xuất để làm chủ khoa học công nghệ, đi đầu xây dựng xã hội học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua việc phổ cập tin học, internet cho 80% thanh niên. Phổ cập nghề có địa chỉ cho 90% thanh niên trong độ tuổi lao động đang sinh hoạt trên địa bàn. Thành lập và đưa vào hoạt động cơ sở ngoại ngữ và tin học trẻ cấp huyện. Xây dựng đề án tham mưu huyện uỷ chọn cử đào tạo ít nhất 10 cán bộ trẻ sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho huyện. Hỗ trợ việc làm cho 30.000 thanh niên. Thành lập từ 05 HTX hoặc dự án phát triển kinh tế trong thanh niên. Mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 Tổ nông vụ, và có ít nhất 02 loại hình kinh tế hợp tác hoạt động hiệu quả.

Đẩy mạnh và cổ vũ phong trào thi đua học tập trong thanh niên với phương châm “Học mọi lúc, mọi nơi”; phát triển rộng rãi các loại hình hỗ trợ học tập, tiến tới xây dựng xã hội học tập. Nòng cốt vận động thực hiện các tổ khuyến học, gia đình khuyến học trên địa bàn dân cư. Tiếp tục thực hiện công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và tiến tới phổ cập giáo dục THPT. Duy trì vận động các đối tượng thanh niên nông thôn trong độ tuổi học bổ túc văn hoá. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động nhằm ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học.

Phát triển phong trào học tập và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử, quản lý... giúp thanh niên nâng cao bản lĩnh và nhận thức về lối sống, thẩm mỹ, phong cách, tác phong lao động công nghiệp. Hỗ trợ và khuyến khích tạo môi trường cho thanh niên thi đua lập nghiệp, phát triển sản xuất – kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình hùn vốn thanh niên. Đẩy mạnh các hình thức dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động trong thanh niên đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Đặc biệt chú trọng gắn việc đào tạo nghề với

việc giải quyết việc làm tại chổ, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong thanh niên.

Duy trì và nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác, Tổ dịch vụ Nông nghiệp; phát huy những sáng kiến trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho đoàn viên, thanh niên thông qua đó góp phần nâng cao nguồn nhân lực trẻ cho huyện. Nâng chất phong trào “Sáng tạo trẻ” trong thanh niên. Tiếp tục thực hiện phong trào “Bốn mới”

trong thanh niên nông thôn (Kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới, thị trường mới); tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

Để làm được điều đó, phải tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên, coi trọng chất lượng đầu vào, xác định giải pháp rèn luyện đoàn viên cả về nhận thức và hành động để nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu và sức quy

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w