ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ VÀ Ở HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 53)

HIỆN NAY

2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ VÀ Ở HUYỆN CAO LÃNH, TỈNHĐỒNG THÁP ĐỒNG THÁP

Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, là cửa ngõ đi vào trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp cách 8 km theo hướng Đông- Nam, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp các huyện ven sông Tiền (tiếp giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò); diện tích 491 km2; dân số 206.200 người (năm 2006); đơn vị hành chính có 17 xã và 1 thị trấn.

Nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của Tỉnh, huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thuỷ dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong- Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; đường bộ dài 464 km, đặc biệt có 36 km đường Quốc lộ 30- là cửa ngõ quan trọng của Tỉnh đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Trong chiến tranh đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất và người Cao Lãnh là “chiếc nôi” và “hạt giống đỏ” của các phong trào hoạt động cách mạng. Với truyền thống gan góc, kiên cường, bám trụ, giữ đất, giành dân, cần cù, chịu thương, chịu khó, anh dũng, kiên cường, mưu trí,… đã có biết bao lớp thế hệ thanh niên Cao Lãnh đã anh dũng hy sinh để giành lấy nền độc lập tự do cho Tổ quốc. Trãi qua các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, huyện Cao Lãnh và 10 tập thể, 5 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 146 bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Trong thực hiện sự nghiệp đổi mới, Huyện

được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, nhiều tập thể và cá nhân được tặng Huân chương Lao động, cờ, bằng khen của Chính phủ. Giai đoạn 2001- 2005,

2005 -2010 Đảng bộ Huyện được Tỉnh ủy tặng cờ "Đảng bộ trong sạch vững mạnh". Luôn là nơi sáng tạo, đi đầu trong việc xây dựng những mô hình mới, sáng kiến cách làm hay trong các phong trào hành động cách mạng, được điển hình nhân rộng cấp tỉnh, cấp khu vực trên nhiều lĩnh vực.

Trên địa bàn Huyện có Di tích lịch sử cấp Quốc gia là Khu di tích Xẻo Quít- Khu căn cứ Tỉnh ủy Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 3 di tích lịch sử- văn hoá cấp Tỉnh (Căn cứ của Huyện ủy Cao Lãnh, Sự kiện chống lấn

chiếm Vàm xáng Mỹ Thọ và chùa cổ Bửu Lâm).

Về kinh tế, ước tính năm 2010 khu vực I chiếm tỷ trọng 66,09% trong cơ cấu kinh tế, khu vực II chiếm 13,99 %, khu vực III chiếm 19,92 %. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,25%.

Huyện Cao Lãnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Ngoài cây lúa với diện tích 72.138 ha, sản lượng đạt 413.000 tấn, còn có 5.220 ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có múi, hơn 4.150 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 1.600 ha rừng; diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 1.500 ha (cá tra, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh…), sản lượng 46.500 tấn; đàn gia súc 34.000 con. Diện tích vườn cây ăn trái và phần lớn diện tích lúa được bờ bao bảo vệ khi lũ về.

Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng, Huyện có các làng nghề truyền thống (dệt chiếu, thảm lục bình, làm bột, bánh tráng), các cơ sở chế biến lương thực, GDP đến năm 2010 ước 290 tỷ đồng; Huyện có cụm công nghiệp Cần Lố, An Bình, Mỹ Hiệp, Phong Mỹ tổng diện tích 114 ha; tỷ lệ hộ sử dụng điện đến năm 2010 chiếm 97%; mặt đường giao thông nông thôn hầu hết đã được trãi nhựa hoặc làm bằng bê tông cốt thép, xe 4 bánh về đến trung tâm các xã, xe 2 bánh về đến ấp.

Lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch phát triển nhanh và đa dạng. Hệ thống chợ từ Huyện đến xã được đầu tư, nâng cấp. Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp đặt tại xã Mỹ Hiệp đang mở rộng, thu hút lượng trái cây bình quân 150 tấn/ngày từ các nơi trong và ngoài Tỉnh . Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã An Bình bảo đảm đáp ứng nhu cầu của chợ Cao Lãnh và các chợ lân cận. Khu di tích lịch sử Xẻo Quít, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng và Chùa cổ Bửu Lâm hàng năm thu hút gần 100.000 lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch.

Hệ thống trường lớp được đầu tư, nâng cấp; chất lượng đội ngũ nhà giáo và học sinh nâng lên. Bệnh viện Huyện, trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, hàng năm hoàn thành tốt các chương trình y tế Quốc gia. Với 21 cụm, tuyến dân cư được

xây dựng, các hộ dân vùng ngập sâu, sạt lỡ đã có nơi ở ổn định. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 864 USD (theo giá cố định 1994), tỷ lệ hộ nghèo còn 3,4%. Có 5/18 xã, thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa.

Mục tiêu tổng quát của Huyện đến năm 2015 là: “phát huy truyền thống đoàn kết trong Đảng bộ và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để thức đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững trên cơ sở ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ- du lịch gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo them việc làm, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; quan tâm phát triển văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phấn đấu xây dựng huyện Cao Lãnh văn minh, giàu đẹp” [24].

Các mục tiêu chủ yếu gồm tốc độ tăng trưởng GDP 13,5%/ năm; thu nhập bình quân đầu người 1.469 USD (giá cố định 1994); cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 51,12%, khu vực II 22,98%; khu vực III 25,9%.

Sản lượng lúa 420.000 tấn. Đưa vào khai thác các cụm công nghiệp Cần Lố, An Bình, Mỹ Hiệp, Phong Mỹ; định hướng xây dựng khu công nghiệp Mỹ Xương- thị trấn Mỹ Thọ diện tích 220; hoàn chỉnh hạ tầng thuỷ sản xã Bình Thạnh.

Mở rộng, nâng cấp Khu Di tích Xẻo Quít và Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, xây dựng chợ chuyên doanh gia súc- gia cầm An Bình, mở rộng chợ Huyện, xây mới chợ Bình Hàng Trung, xây dựng thị trấn Mỹ Hiệp, các thị tứ Phong Mỹ, Phương Trà, Bình Hàng Trung.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% trong đó đào tạo nghề đạt 36%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10% (theo tiêu chí mới); tập hợp 75% quần chúng vào tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp; có 5/18 xã đạt cơ bản tiêu chí xã nông thôn mới;

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, ngoài việc phát huy những thành tựu đạt được cùng với quyết tâm, phát huy nội lực, huyện Cao Lãnh đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi, các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư như nhanh chóng bàn giao mặt bằng, bảo đảm trật tự xã hội, giải quyết thủ tục hành chính kịp thời và thông thoáng; ưu tiên vị trí thuận lợi cho nhà đầu tư đến trước và có các dự án chế biến nông- lâm- thủy sản, trái cây, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư kết cấu hạ tầng theo phương thức BOT, cung ứng các dịch vụ tài chính, viễn thông, du lịch, các ngành nghề thu hút nhiều lao động. Mặt khác, phải luôn quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động trẻ. Và càng không thể lơ là, xem nhẹ công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân lao động nói chung, lực lượng thanh niên nói riêng, nhất là công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w