Giải pháp trực tiếp tới ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 61)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT LÀO CHI NHÁNH HÀ NỘ

4.2.1 Giải pháp trực tiếp tới ngân hàng

Đa dạng hóa các hình thức tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh

Ngân hàng cần có các hình thức huy động vốn trung - dài hạn thích hợp và đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn.

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định, hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh đã được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đó là việc ngân hàng thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung - dài hạn. Nguồn vốn cho vay trung - dài hạn của ngân hàng do vậy phải được tăng

cường để đáp ứng các hình thức tín dụng này. Do vậy ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình huy động vốn, hoàn thiện các loại tiền gửi truyền thống, xây dựng thêm các hình thức huy động vốn mới như phát hành trấi phiếu trên một năm để vay vốn trong và ngoài nước (nếu ngân hàng nhà nước cho phép) hoặc huy động tiêt kiệm dài hạn với các mức lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. Các công cụ đó có thể hữu danh hoặc vô danh, có thể chuyển nhượng tự do mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện nghiệp vụ chiết khấu các kỳ phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh tóan, bên cạnh các công tác tuyên truyền, quảng cáo để thu hút nguồn vốn trung - dài hạn trong và ngoài địa bàn. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải chuyển hoá năng động, hợp lý các nguồn vốn ngắn hạn vừa bảo đảm nhu cầu vừa có khả năng thanh toán cao.Tập trung thu hút vốn từ dân cư, tìm kiếm các dự án đầu tư nước ngoài lớn và lâu dài.

Tăng cường công tác thẩm định vốn vay và dự án cho vay

Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng.

Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư như : qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên cơ sở đó để đi đến đầu tư.

Chi nhánh LVB Hà Nội trong thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần chú ý, ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay, thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả.

Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế, tính toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho vay vốn, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm

sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu qủa kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưâ đủ mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?

Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể.

Đôn đốc quá trình thu nợ và lãi

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án trung - dài hạn được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, hợp đồng giá cả.

Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì đó là cơ sở cho việc phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải sử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp sử lý ngay.

Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghiã vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ hạn sẽ không có nợ quá hạn thể hịên sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện gia hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa.

Để xử lý nợ quá hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn.Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ.

Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Hiện nay tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro tín dụng là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi sau nợ xử lý. Tuy nhiên việc đánh giá tài sản đảm bảo cần phải khách quan, tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần phải đánh giá lại giá trị đảm bảo.

Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản đảm bảo cùng loại qua thị trường hoặc qua trung tâm đấu giá để có cơ sở định giá tài sản. Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nếu đánh giá thấy giá trị của tài sản đảm bảo bị sụt giảm hay thị trường có những biến động xấu. Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

Cần có kế hoạch dự kiến thường xuyên những rủi ro tiềm ẩn trung và dài hạn

Chi nhánh cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Rủi ro thanh roán rủi ro lãi suất luôn đe doạ các ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung - dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm

đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay trung - dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ, bởi mức độ của khoản vay trung - dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay. Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện phấp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không phải chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suốt quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay.

Vì vậy, khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án, đó là phương án lạc quan nhất, phương án trung bình nhất. Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất để xem xét. Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lãi vay với ngân hàng trong giới hạn cho phép thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay được duyệt.

Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng không tuỳ tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp cầm cố là “ bùa hộ mệnh “ trong cho vay, không thể coi là chìa khoá an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khoá an toàn cuối cùng trong việc đảm bảo tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp.

Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng

Công tác đào tạo cán bộ con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc. Vì vậy, ngân hàng cần phải kế hoạch hoá công tác đào tạo cấn bộ, sớm tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, đưa việc nâng cao trình độ trở thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách trọng điểm để thực sự có những cán bộ có đủ năng lực và

hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí. ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo những cán bộ kế cận, có năng lực và phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w