Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 49 - 51)

Giám đốc chi nhánhGiám đốc chi nhánh

3.2.3 Tình hình nợ quá hạn

Bảng 3.6: Tình hình nợ quá hạn tại LVB chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ 52,870.0 65,213.0 75,119.0 86,100.0

Nợ quá hạn 518 704.3 818.8 1,033.2

Tỷ lệ nợ quá hạn 0.98% 1.08% 1,09% 1,2%

(Nguồn:Báo cáo tài chính Ngân hàng liên doanh Lào- Việt chi nhánh Hà Nội)

Bên cạnh tăng tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua cũng gia tăng, điều này phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn có chiều hướng đi xuống và đây là một vấn đề cần giải quyết.

Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài hạn. Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rủi ro về kỳ hạn, rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷ giá và cũng có những rủi ro do yếu tố khách quan như thiên tai, hoả hoạn...Vì vậy tình hình nợ quá là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.

Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức tương đối thấp là 0.98 % nhưng tỷ lệ này lại tăng dần qua các năm: năm 2010 là 1.08%, năm 2011 là 1.09% và năm 2012 là 1.2%. Mặc dù trong những năm gần đây chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, các khoản nợ quá hạn hầu hết là của các khoản vay trước năm 2009 và theo dự báo của chi nhánh nợ quá hạn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo do một số dự án cho vay theo chỉ định của Chính Phủ chưa thể thu hồi vốn và tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ cho ngân hàng gần như không thể.

Nợ khó đòi có xu hướng tăng trong giai đoạn này, năm 2012, tổng nợ quá hạn là 13,269 triệu đồng

Bảng 3.7: Cơ cấu nợ quá hạn trung và dài hạn.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 52,870.0 65,213.0 75,119.0 86,100.0 Nợ quá hạn thông thường 8,345.0 10,340.0 12,454.0 12,378.0 Nợ quá hạn khê đọng 11,234.0 10,459.0 11,980.0 12,900.0 Nợ quá hạn khó đòi 9,670.0 9,459.0 10,490.0 13,269.0

(Nguồn:Báo cáo tài chính Ngân hàng liên doanh Lào- Việt chi nhánh Hà Nội)

Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đáy của cuộc khung hoảng kinh tế Việt Nam rơi vào. Quý I/2009 khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua; các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu... đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào trì trệ... Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định và phục hồi nhanh chóng. Điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Do vậy, trong năm 2009 Chi nhánh đã trích được 402 nghìn USD dự phòng rủi ro, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thực hiện xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro, số dư Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 23,9 tỷ đồng (tương đương 1,33 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 2,66 tỷ đồng ; dự phòng cụ thể là 21,23 tỷ đồng ; chiếm 2,58% trên tổng dư nợ.

Sở dĩ tình hình nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ trọng lớn là do các khoản nợ phát sinh từ năm 2009 trở về trước đều là những khoản nợ khó đòi gần như không thể thu hồi được. Các khoản nợ này cho vay theo những dự án mà chất lượng thẩm định của chi nhánh những năm trước đây còn nhiều bất cập trong khi vẫn chưa biện pháp

xử lý hữu hiệu những khoản nợ đó. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế và sự sụt giảm của ngành xây lắp, khoản cho vay giai đoạn 2010– 2012 trở nên khó khăn và là nguyên nhân tình trạng gia tăng tỷ lên nợ xấu những năm 2012. Tiêu biểu là khoản cho vay Tổng Công ty xây dựng Miền Trung, khoản cho vay đồng tài trợ cho công ty Viglacera…

Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ và khá tốt việc trích lập dự phòng rủi ro. Đây chính là điều kiên thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng và hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w