Các chỉ tiêu đánh giá chất lượngdịch vụ tín dụng trung và dài hạn của NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 31)

của NHTM

Việc đánh giá chất lượng tín dụng trung vài dài hạn dựa trên hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.

2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

Theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ RATER, các học giả đã đưa ra 5 tiêu chí nhằm đánh gia chung về chất lượng của một dịch vụ được cung cấp, bao gồm:

- Độ tin cậy (Reliability): Thực hiện dịch vụ đúng như đã hứa, trước sau như một, hẹn một cách đáng tin cậy và chính xác.

- Sự đảm bảo (Assuarance): Kiến thức và tác phong của nhân viên phục vụ, cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ.

- Tính hữu hình (Tangibles): Điều kiện vật chất, thiết bị và hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ.

- Sự thấu cảm (Empathy): Quan tâm, lưu ý cá nhân đối với từng khách hàng. - Trách nhiệm (Responsiverness): Sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ mau lẹ.

Căn cứ vào những nhân tố trên có thể khái quát lại các chỉ tiêu định tính nhằm đánh giá chât lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng như sau:

- Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, nếu ngân hàng có bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe, không thu lệ phí thì ngân hàng sẽ tạo được một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong lòng khách hàng. Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian.

- Cách bố trí của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, trang phục của nhân viên, đặc biệt là thái độ làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dung cao thì chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng mới.

- Uy tín của ngân hàng cũng sẽ góp phần làm nên chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Dự án sử dụng vốn vay trung và dài hạn của ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để thực hiện.

- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo đủ khả năng trả nợ gốc và lãi, trang trải chi phí khác và để lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập.

Như vậy, các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá được phần nào chất lượng tín dụng của các NHTM.

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nếu tổng vốn huy động

phản ánh đầu vào thì tổng dư nợ của ngân hàng phản ánh đầu ra của vốn huy động. Nó cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Khoản tiền ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và các chủ thể khác vay mà lớn chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú, phù hợp và được khách hàng ưa dùng, tham gia vào nhiều nghiệp vụ thanh toán. Ngược lại chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém, khả năng cho vay thấp, vốn ứ đọng nhiều. Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra về mặt vốn của một ngân hàng người ta đưa ra chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay.

Tổng dư nợ

Hiêu suất sử dụng vốn vay = ---

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chưa thể nói được chỉ tiêu này càng lớn hay càng thấp là tốt, vì nếu tiền gửi ít hơn tiền vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, nếu tiền gửi nhiều hơn tiền vay, ngân hàng sẽ thừa vốn, số vốn thừa coi như lỗ. Tuy nhiên nếu mọi khoản vay đều có hiệu quả thì tỉ lệ này >= 1 là tốt nhất.

Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số cho vay trong kỳ Vòng quay vốn tín dụng = --- Dư nợ trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lý, khai thác vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, các tiêu chuẩn tính toán cần phải đồng nhất trong việc áp dụng đối với từng loại cho vay cụ thể. Tỷ lệ này lớn chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của ngân hàng là tốt, vốn ít bị ứ đọng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã

đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng Theo quy định chung của NHNN, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ≥7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này ≤ 5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và được nhận nhiều thang điểm trong bảng xếp hạng ngân hàng.

Để xem xét hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng, ta sử dụng rất nhiều

các chỉ tiêu khác nhau nhưng có thể sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: •Chỉ tiêu quản lí vốn

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá việc quản lí vốn của mỗi ngân hàng.

Tổng số tiền cho vay đã được xóa nợ Tỉ lệ mất vốn =

Dư nợ bình quân Tỉ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Các ngân hàng thường có những khoản vay không có khả năng thu hồi nhưng một ngân hàng quản lí tốt là tỉ lệ này ở mức thấp. Một món nợ khi đã được xóa thì vẫn phải có nỗ lực trong việc thu hồi nợ. Cho nên xóa nợ cũng chỉ là một phương thức quản lí tài chính của ngân hàng, không hề thừa nhận về mặt pháp lí rằng người vay không còn nợ ngân hàng nữa.

Dự phòng mất vốn Tỉ lệ dự phòng =

Tổng dư nợ Tỉ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Chỉ tiêu tỉ lệ lợi nhuận tín dụng ngắn hạn

Chất lượng tín dụng ngắn hạn được đánh giá thông qua phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Lợi nhuận tín dụng trung, dài hạn Tỉ lệ lợi nhuận tín dụng trung, dài hạn =

Tổng lợi nhuận của ngân hàng

Trong kinh doanh tín dụng phải thực hiện lãi suất dương, có nghĩa là lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngân hàng có thể tùy từng thời gian, điều kiện kinh doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lí, mở rộng đầu tư tín dụng, thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không thu hồi được gốc mà còn thu hồi được lãi, đảm bảo độ an toàn của đồng vốn cho vay.

Hiện nay ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp tình thế để đảm bảo chất lượng tín dụng, thể hiện qua nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Nhóm chỉ tiêu định tính thể hiện cho vay đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng. Nhóm chỉ tiêu định lượng nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo các thông số tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tín dụng theo quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Các nhóm chỉ tiêu trên có được thực hiện hay không là tùy thuộc vào ý thức chấp hành thể lệ tín dụng, qui trình kĩ thuật cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w