Giám đốc chi nhánhGiám đốc chi nhánh
3.2.1 Tình hình huy động vốn trung và dài hạn tại LVB Chi nhánh Hà Nộ
Bảng 3.4 Tình hình huy động vốn trung và dài hạn tại LVB chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 2010 20010/2009 2011 2011/2010 2012 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 251,145.0 801,127.0 549,982 219.0 1,274,219.0 473,029 59.1 1,428,366.0 Vốn kỳ hạn 200,123.0 679,098.0 478,975 239.34 1,087,765.0 408,667.0 60.18 1,209,789.0
Vốn trung
và dài hạn 50,345.0 234,890.0 184,545 366,56 458,090.0 223,200 95,03 123,980.0
(Nguồn:Báo cáo tài chính Ngân hàng liên doanh Lào- Việt chi nhánh Hà Nội)
Năm 2010 tăng 219% so với năm 2009, năm 2010 tăng 59,1% so với năm 2010 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 25% đạt mức 66.618 triệu đồng (số liệu tại thời điểm 31/12/2011). Đến năm 2012, tổng vốn huy động được là 1,428,366.0 triệu đồng.
Trong tổng nguồn vốn huy động được, vốn kỳ hạn chiếm tỷ trọng hơn 50%. Năm 2010, vốn kỳ hạn là 679,098.0 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 478,975 triệu đồng. Năm 2011, vốn kỳ hạn là 1,087,765.0 triệu đồng, tăng 60.18% so với cùng kỳ năm 2010.
Điều đáng chú ý là tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm trở lên trong giai đoạn này có sự biến động đáng kể: năm 2009 tiền gửi trên 1 năm đạt 50,345.0 triệu đồng, năm 2010 đạt 184,545 triệu đồng tăng 366,56% so với năm 2009 và chiếm hơn 25%% tổng vốn kỳ hạn, tương đương với 20% tổng vốn huy động. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên 458,090.0 triệu đồng, tăng 95,03% so với năm 2010. Tuy nhiên dến cuối năm 2012, tổng vồn huy động trung và dài hạn đã giảm xuống khá mạnh, chỉ còn lại 123,980.0 triệu đồng.
Việc tăng trưởng nguồn vốn trong những năm gần đây, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh vào năm 2011 và sự suy giảm vốn kỳ hạn 1 năm trong năm 2012 là do tác động của một số nhân tố sau:
•Ngân hàng LVB Chi nhánh Hà Nội đã chủ động cải thiện huy động vốn bằng biện pháp đa dạng hoá các hình thức huy động, bổ sung các kỳ hạn lãi suất khác nhau, linh hoạt điều chỉnh lãi suất, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có số dư lớn.
•Năm 2009, điều kiện kinh tế thị trường tài chính trong tình trạng khủng hoảng; mức độ cạnh tranh huy động vốn trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Nguồn tiền dân cư bị chia sẻ bởi nhu cầu đầu tư hấp dẫn hơn như đầu tư vàng với tốc độ tăng giá rất cao; đầu tư chứng khoán đón đầu phục hồi kinh tế… Trong tình hình đó, Chi nhánh hết sức tích cực triển khai nhiều giải pháp hạn chế suy giảm tiền
gửi với kết quả kiềm chế ở mức thấp nhất. Sang năm 2010 khi nền kinh tế đã bắt đầu đi ra khỏi đợt khủng hoảng, với những chính sách thích hợp nhằm thu hút vốn lượng vốn huy động được đã tăng lên một cách đáng kể.