2.2.3.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Năng lực hoạt động của tài sản 2010 2011 2012
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 8.59 10.16 6.51 Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 41.92 35.43 55.31 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 4.30 3.52 3.60 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày) 83.72 102.28 99.92 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 4.04 4.73 5.34 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.56 1.65 1.57
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
• Đối với tài sản ngắn hạn
Một là, có thể thấy vòng quay các khoản phải thu năm tăng từ 8.59 năm 2010 vòng lên 10.6 vòng vào năm 2011 hoạc kỳ thu tiền trung bình năm 2011 đã giảm đi 6.5 ngày so với năm 2010 chứng tỏ các khoản phải thu thu hồi nhanh hơn . Điều đó nói lên công tác quản lý các khoản phải thu đã được quản lý tốt. Nhưng năm 2012 thì vòng quay các khoản phải thu đã giảm và thậm trí giảm thấp hơn so với cả năm 2010. Năm 2012 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 6.51 vòng so với năm 2011, nguyên nhân ở đây không phải do công tác quản lý kém mà năm 2012 doanh nghiệp đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng 2/15 net/45 thay cho 2/10 net/30 như năm 2011.
Hai là, vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 4.23 vòng nhưng tới năm 2011 giảm xuống còn 3.52 vòng, tới năm 2012 có tăng lên đạt 3.6 vòng hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng 16.2 ngày từ 83.72 ngày năm 2010 lên đến 99.92 ngày năm 2012. Hiệu quả quản lý hàng tồn kho có sự biến động tùy vào từng thời kỳ, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì số vòng quay hàng tồn kho như vậy đối với một doanh nghiệp trong ngành nhựa là một con số chưa cao. Nhưng đặt vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp với chiến lược dự trữ nguyên vật liệu thì con số đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở bộ phận nguyên vật liệu, và doanh ngiệp vẫn chủ động được trong việc dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là hạt nhựa nhập khẩu từ nước ngoài mà nguyên liệu chính để sản xuất các loại hạt này chính là dầu mỏ cho nên biến động giá dầu mỏ có quan hệ chặt chẽ với giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Chính bởi vì thế mà doanh nghiệp luôn lựa chọn những thời điểm giá dầu giảm mạnh để tranh thủ nhập nguyên liệu đầu vào. Ví dụ, tại thời điểm tháng 10 năm 2012 là lúc mà giá dầu thô xuống thấp nhất trong vòng 3 tháng xuống còn 87.34 USD/thùng thì cũng là lúc lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên tạo cơ sở cho các thời kỳ kinh doanh sau có được nguồn nguyên liệu giá rẻ.
• Đối với tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp liên tục tăng lên từ mức 4.04 năm 2010, lên 4.73 năm 2011 và 5.33 năm 2012. Điều này thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, một phần là làm tốt công tác duy trì bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị, đi đôi với việc tiến hành khấu hao nhanh những thiết bị đã cũ để đầu tư mới dây chuyền công nghệ hiện đại cụ thể là việc đầu tư 2 máy thổi màng PVC của hãng Nissei từ Hàn Quốc, 1 máy ép nhựa Kawaguchi của Nhật Bản, đồng thời đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàng bao bì với việc đầu tư thêm 1 máy làm túi xốp nilon và 1 máy dệt bao PP. Việc đầu tư vào hệ thống tài sản cố định mới đã đem lại hiệu quả rõ rệt khi làm tăng năng suất
lao động và thông qua đó làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được phân tích trước đó.
• Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng tăng lên, năm 2010 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1.56 tăng lên 1.65 vào năm 2011 nhưng ngay sau đó có giảm nhẹ vào năm 2012 đạt 1.57. Trong cả ba năm thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu ( tăng 39%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản ( tăng 25.7%) trong giai đoạn 2010 – 2011. Sau đó trong giai đoạn 2011 – 2012 thì tốc độ tăng của tổng tài sản bị chững lại ( tăng 19%) nhưng doanh thu cũng bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định nên sự tăng trưởng cũng chậm hơn ( tăng 24.7%) đã khiến cho hiệu suất giảm nhẹ.
2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2010 2011 2012
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 4.02 3.64 5.52
Khả năng thanh toán nhanh 1.80 1.86 3.14
Khả năng thanh toán ngay 0.37 0.74 0.65
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
• Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 4.02 năm 2010 còn 3.64 năm 2011 và năm 2012 tăng lên 5.52. Cả ba năm tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều ở mức cao cho thấy hiện tại thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá an toàn và tình hình tài chính là lành mạnh.
• Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hưóng tăng lên từ 1.8 cuối năm 2010 lên 1.86 và tăng đột biến lên mức 3.14 vào cuối năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh như trên là do tại thời điểm cuối năm 2012 so với thời điểm đầu năm các khoản phải thu tăng lên nhờ việc thay đổi chính sách tín dụng, hơn nữa khoản nợ ngắn hạn lại giảm 15.22%. Điều này đã làm cho tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên nhiều
như vậy. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng được đảm bảo.
• Tỷ số khả năng thanh toán ngay của năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 0.37, 0.74 và 0.65. Nhìn chung thì tỷ số khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp đã ở mức hợp lý, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn hoặc những khoản nợ phát sinh đột xuất bất thường.
Tóm lại qua phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trên ta nhận thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là an toàn.
2.2.3.3. Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Cơ cấu tài chính 2010 2011 2012
Hệ số nợ 0.15 0.18 0.13
Hệ số vốn chủ sở hữu 0.85 0.82 0.87
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn 2.14 2.45 3.11 Tỷ số nợ dài hạn vốn chủ sở hữu 0.00157 0.00155 0.00165 Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay 12.15 128.88 278.64 Tỷ số tài sản dài hạn/Tổng tài sản 0.40 0.33 0.28 Tỷ số tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 0.60 0.67 0.72
Bảng 2.12 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính • Về cơ cấu nguồn vốn
Đồ thị 2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng và đồ thị ta thấy hệ số nợ của doanh nghiệp ở mức thấp, như vậy thì hệ số vốn chủ sở hữu sẽ ở mức cao được thể hiện qua ba năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 0.85, 0.82 và 0.87 cho thấy doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và rất ít nợ vay.
Ngoài ra sự phụ thuộc vào chủ nợ còn được minh chứng rõ hơn thông qua tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu khi mà tỷ số này sỡ hữu một con số rất bé. Điều đó duy trì một cơ cấu tài chính an toàn nhưng cũng sẽ khiến doanh nghiệp đánh mất đi nhưng cơ hội từ việc tận dụng lợi thế của đòn bẩy kinh doanh.
Đồ thị 2.2 Cơ cấu tài sản
Tại thời điểm cuối năm 2010, 2011 và 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp đều ở mức từ 60% và có xu hướng tăng lên. Đó là do đặc điểm của ngành nghề là nhựa thường có tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng tài sản. Ngược lại tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn ở mức dưới 40% và có xu hướng giảm xuống. Khi so sánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp với trung bình ngành thì có thể nhận thấy cơ cấu như vậy là khá hợp lý (tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản trung bình ngành khoảng 65% vào năm 2010 và 2011), tuy nhiên sự biến động về cơ cấu ngày càng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản dài hạn ngày càng giảm cũng không phải là sự biến động đáng lo ngại khi mà doanh nghiệp tiến hành mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng và dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh trong thời gian tới đồng thời vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới dầy chuyền công nghệ, máy móc thiết bị để phục vụ tốt hơn cho sản xuất kinh doanh.
• Về khả năng thanh toán lãi tiền vay
Hệ số này của doanh nghiệp hiện đang ở mức rất cao và có xu hướng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất ít, chỉ thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu nên lãi tiền vay rất nhỏ. Hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt EBIT của doanh nghiệp đạt mức cao. Như vậy doanh nghiệp gần như không phải lo lắng về vấn đề chi trả lãi vay. Doanh nghiệp sử dụng ít nợ vay như vậy không phải vì không có khả năng tiếp cận với những khoản vay từ ngân hàng bởi với tiềm lực tài chính của mình doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn từ ngân hàng, nguyên nhân có thể là do tâm lý không ưa mạo hiểm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng ít vốn vay như vậy không hẳn đã hợp lý khi mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt như vậy thì việc tăng sử dụng vốn vay sẽ làm tăng hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời
Tỉ suất sinh lời (%) 2010 2011 2012 Trung bình ngành(2012)
ROAst 18.9% 35.9% 30.4% 15%
ROSst 12.2% 21.8% 19.4%
ROEst 22.0% 43.3% 36.0% 23%
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Cả ba tỷ số ROA, ROS và ROE qua ba năm thì đều có xu hướng tăng lên. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2012 thì có giảm nhẹ một chút nhưng vẫn lớn hơn trung bình ngành. Đây thực sự là một tín hiệu tài chính tốt.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản theo Dupont năm 2012 Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên tổng TSBQ ( ROAtt)
=
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh
thu và thu nhập khác ( ROStt)
x
Doanh thu và thu nhập khác trên tổng tài sản bình quân ( Hiệu suất sử
dụng tổng tài sản) Năm 2011
Tỷ suất LN trên tổng TSBQ = 24.91% x 1.647 = 41.02% Năm 2012
Phương trình Dupont cho thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 6.28% là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm ( 22.12% – 24.91%)*1.647 = – 4.6%
- Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm
22.12% * ( 1.570 – 1.647) = – 1.7 % Kết luận: Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh.
2.3. Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Funing Precision Component.
2.3.1. Những thành quả đạt được
Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2010 và 2011. Tăng trưởng của ngành Nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2011.
Tại Việt Nam nhựa là một trong những ngành chiến lược với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây, theo xu thế chung đó công ty TNHH Funing Precision Component cũng đạt được những kết quả kinh doanh khả quan.
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, tổng tài sản và nguồn vốn đều tăng lên. Doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Các hệ số về khả năng sinh lời đều đạt mức cao. Các hệ số về khả năng thanh toán đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh và an toàn. Ngoài ra với chiến lược đầu tư có hiệu quả vào hàng tồn kho cũng như vào máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại nên doanh nghiệp đã thu được những kết quả kinh doanh đầy khả quan trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và khu vực vừa mới vực dậy sau khủng hoảng lại phải
tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn thử thách. Có được kêt quả như vậy là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo của toàn công ty, ngoài ra với tiềm lực tài chính của mình doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong tương lai.
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty cũng còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Một trong những khó khăn lớn mà công ty phải đối mặt là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là sau dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá thành nguyên liệu đầu vào tăng cao và có sự biến động thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của công của công ty.
Ngoài ra khi phân tích tình hình tài chính của công có một số điểm cần lưu ý đó là:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn đạt mức an toàn, nhưng đằng sau đó là tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh.
Doanh nghiệp không biết cách sử dụng lợi thế của mình trong việc kinh doanh có hiệu quả để tăng cường vay vốn thúc đẩy việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tăng ROE cao hơn và ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao vị thế của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần là do những yếu tố khách quan, đó là sự biến động không ngừng của nền kinh tế trong và ngoài nước đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược linh động phù hợp với từng hoàn cảnh để khắc phục được những khó khăn, biến nó thành cơ hội để đưa doanh nghiệp mình đi lên. Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan thuộc về yếu tố quản lý cũng như quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Tóm lại, dù còn không ít những khó khăn cần phải đối mặt, những hạn chế cần phải khắc phục nhưng với tầm nhìn chiến lược của các nhà quản trị doanh
nghiệp từ đó đưa ra các quyết sách phù hợp thì doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH FUNING PRECISION COMPONENT 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh thời gian tới
3.1.1. Phương hướng
Xu hướng chung: Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng thiết yếu nên các doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi nhuận trước biến động của các chi phí đầu vào.
Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn và thuận lợi của môi trường kinh