Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Funing Precision Component năm 2012 được phản ánh qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2012 và Bảng 2.3. Nhìn vào những con số tổng kết trên đó ta có thể thấy từ năm 2010 tới năm 2012 các chỉ tiêu như Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đều tăng lên. Nền kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng nhưng những dư âm của nó vẫn tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước, đạt được kết quả kinh doanh khả quan như vậy là một thành tích rất đáng ghi nhận của toàn bộ ban
Đơn vị : Triệu VND Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 10-11 Tăng giảm (%) Chênh lệch 11-12 Tăng giảm (%)
1. Doanh thu bán hàng vào cung cấp dịch vụ
166,316 231,230 288,331 64,914 39.03% 57,101 24.69% 2. Các khoản giảm trừ 2,123 2,599 4,959 476 22.42% 2,360 90.80%
3. Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ 164,19 3 228,631 283,372 64,438 39.25% 54,741 23.94% 4. Giá vốn hàng bán 126,785 161,321 207,070 34536 27.24% 45,749 28.36% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,407 67,310 76,302 29,903 79.94% 8,992 13.36% 6. Doanh thu hoạt động tài
chính
327 835 2,081 508 155.35% 1,246 149.22% 7. Chi phí tài chính 4,755 670 1,448 -4,085 -85.91% 778 116.12% Trong đó: - Chi phí lãi vay 2,047 446 226 -1,601 -78.21% -220 -97.35% 8. Chi phí bán hàng 5,095 5,054 7,870 -41 -0.80% 2,816 55.72% 9. Chí phí quản lý doanh
nghiệp 5,505 5,690 6,609 185 3.36% 919 16.15%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 22,379 56,731 62,456 34,352 153.50% 5,725 10.09% 11. Thu nhập khác 448 306 301 -142 -31.70% -5 -1.63% 12. Chi phí khác 0.05 4 10 3.95 - 6 150.00% 13. Lợi nhuận khác 448 302 291 -146 -32.59% -11 -3.64% 14. Tổng LN kế toán trước thuế 22,827 57,033 62,746 34,206 149.85% 5,713 10.02% 15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
2,853 7,129 7,844 4,276 149.88% 715 10.03%
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
19,973 49,904 54,902 29,931 149.86% 4,998 10.02%
Bảng 2.3 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Qua bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 tăng lên khá mạnh từ 19,973 triệu đồng lên mức 49,904 triệu đồng, một
con số tăng rất đáng kể. Dù trong cuộc khủng hoảng kinh tế doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ nhưng thoát khỏi khủng hoảng doanh nghiệp phục hồi khá nhanh và dần lấy lại đà phát triển của mình. Tuy tốc độ tăng tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 có giảm xuống đáng kể so với năm 2010 nhưng điều đó là rất dễ hiểu bởi doanh nghiệp đang dần ổn định. Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 đạt 54,902 triệu đồng tăng 10.02% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 231,230 triệu đồng năm 2011 lên mức 288,331 triệu đồng năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24.69%. Điều này cho thấy doanh nghiệp luôn quan tâm chú trọng vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của mình, đầu tư không ngừng vào thế mạnh của doanh nghiệp. Sự gia tăng trên có được là do doanh nghiệp chủ động trong việc dự trữ nguyên liệu đầu vào vừa đảm bảo cho sản xuất được liên tục vừa gia tăng về sản lượng sản phẩm đầu ra. Hơn nữa còn mở rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra việc đầu tư đổi mới máy móc dây chuyền công nghệ cũng góp phần năng cao giá trị của sản phẩm, thu hút được thêm các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Trong nửa cuối năm 2011 công ty đã đầu tư mua mới 2 máy thổi màng PVC của hãng Nissei từ Hàn Quốc, 1 máy ép nhựa Kawaguchi của Nhật Bản, đồng thời đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàng bao bì với việc đầu tư thêm 1 máy làm túi xốp nilon và 1 máy dệt bao PP. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là sự tăng lên của các khoản giảm trừ doanh thu từ 2,599 triệu đồng năm 2011 lên 4,959 triệu đồng năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 90.8%. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên kéo theo sự gia tăng các khoản giảm trừ doanh thu là điều dễ hiểu nhưng mức tăng như vậy là quá lớn, vượt mức tăng doanh thu là khá nhiều. Nguyên nhân cụ thể các khoản giảm trừ tăng lên trong năm 2012 chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chiết khấu thương mại cho khách hàng, một phần nhỏ là do tăng khoản hàng bán bị trả lại, trong khi đó khoản giảm giá hàng bán lại giảm xuống. Như vậy sự gia tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 so với năm 2011 là không đáng lo ngại khi mà nguyên nhân là do doanh nghiệp chủ động tăng chiết khấu thương
mại cho khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ đối với những khách hàng lớn hay những khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp, cụ thể là trong năm 2012 với những hợp đồng mua bán có giá trị trên 200 triệu VND doanh nghiệp sẽ chiết khấu cho khách hàng với tỷ lệ chiết khấu là 2% thay cho mức trên 500 triệu VND mới được hưởng chiết khấu như năm 2011.
Giá vốn hàng bán năm 2012 là 207,070 triệu đồng tăng 28.36% so với năm 2011. Năm 2012 hao hụt mất mát hàng tồn kho giảm xuống bằng 0, thể hiện công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt. Sự gia tăng về giá vốn hàng bán là do sự gia tăng về sản lượng sản phẩm sản xuất ra cộng với việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng lên với tỷ lệ tương đối lớn nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng lên, năm 2012 đạt 76,302 triệu đồng tăng 13.36% so với năm 2011.
Doanh thu tài chính năm 2012 so với năm 2011 có sự gia tăng đáng kể từ 835 triệu đồng năm 2011 lên mức 2,081 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng trên là do tăng được khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay. Doanh nghiệp chú trọng vào hình thức đầu tư an toàn như gửi ngân hàng, mua công trái…, điều này giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nhưng cũng khiến doanh nghiệp bỏ lỡ không ít cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao hơn nếu như biết đầu tư có hiệu quả. Dù vậy cũng không thể nói đó là một chiến lược đầu tư không tốt mà là doanh nghiệp là một nhà đầu tư không ưa mạo hiểm. Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng từ 670 triệu đồng năm 2011 lên 1,448 triệu đồng năm 2012, trong khi đó lãi vay lại giảm từ 446 triệu đồng xuống 226 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho chi phí tài chính tăng lên là do doanh nghiệp tăng chiết khấu thanh toán đối với khách hàng. Điều này là khá hợp lý bởi doanh nghiệp chủ động tăng chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhằm thu hồi nhanh hơn các khoản phải thu, tăng được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí quản lý đôn đốc thu hồi nợ, tránh rủi ro về nợ xấu.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên thể hiện sự đầu tư cả doanh nghiệp vào công tác quản lý doanh ngiệp cũng như công tác bán
hàng. Điều này là tất yếu khi quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng như hiện nay.
Để tìm hiểu kỹ hơn về các chi phí của doanh nghiệp thì cần xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp:
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô rút gọn phản ánh chi phí Qua bảng 2.4 Các chi tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí ta có thể thấy chỉ tiêu tỷ suất GVHB/DTT và tỷ suất CPBH/DTT có sự biến động tăng giảm giữa các năm từ năm 2010 tới năm 2012, tuy nhiên sự biến động này là không nhiều. Tỷ suất GVHB/DTT năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 77.22%, 70.56% và 73.07%. Tỷ suất CPBH/DTT trong các năm trên lần lượt là 3.1%, 2.21%, 2.78%. Tuy nhiên sự biến động trên có một điểm cần quan tâm là khi xem xét báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp ta có thể thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 231,230 triệu đồng tăng 39.03% so với năm 2010, nhưng giá vốn năm 2011 chỉ tăng 27.24% hơn nữa tỷ suất GVHB/DTT năm 2011 lại giảm xuống so với năm 2010, ngoài ra thì năm 2011 so với năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên nhưng tỷ suất CPBH/DTT lại giảm xuống, số tuyệt đối về chi phí bán hàng cũng giảm. Sự biến động này chưa hẳn là hợp lý trong tình hình doanh nghiệp thời gian đó, tuy nhiên cũng có thể xuất phát từ những lý do khách quan hoặc doanh nghiệp tận dụng hiệu quả những lợi thế sẵn có trong công tác quản lý hàng tồn kho, công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên tới giai đoạn năm 2012 sự biến động về tỷ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
3. Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 100% 100% 100%
4. Giá vốn hàng bán 77.22% 70.56% 73.07%
8. Chi phí bán hàng 3.10% 2.21% 2.78%
suất GVHB/DTT và tỷ suất CPBH/DTT là phù hợp với hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tỷ suất CPQLDN/DTT có xu hướng giảm từ 3.35% năm 2010 xuống 2.49% năm 2011, còn 2.33% năm 2012. Sự giảm xuống này thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí vào quản lý doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thu nhập khác và chi phí khác ảnh hưởng không nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp và có sự biến động không đáng kể, chứng tỏ doanh nghiệp ít gặp phải các nhân tố không thường xuyên, biến động bất thường.
Tóm lại với việc chú trọng đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính mà doanh nghiệp có lợi thế chính là tiền đề tạo ra sự tăng trưởng về doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh và mạnh hơn.