trên bảng cân đối kế toán.
a) Vốn lưu động ròng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 01/01/2010 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Vốn lưu động ròng (a) – (b) 46,646 51,281 79,796 116,025 a. Nguồn vốn dài hạn 59,097 68,386 110,051 141,676 b. Tài sản dài hạn 12,451 17,005 30,255 25,651
Bảng 2.5 Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp
Vốn lưu động ròng liên tục tăng lên qua các năm, vào thời điểm cuối năm 2011 vốn lưu động ròng tăng 28,695 triệu đồng tương ứng tăng 56% so với năm 2010, nhưng sang đến năm 2012 thì vốn lưu động ròng tăng mạnh về giá trị tuyệt đối 36,229 triệu đồng so với năm 2011. Điều đó thể hiện toàn bộ toàn sản dài hạn luôn luôn
được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Qua bảng có thể dễ dàng nhận thấy năm 2012 là năm mà vốn lưu động ròng tăng nhiều nhất. Để đi tìm hiểu nguyên nhân ta sẽ xem xét cụ thể như sau:
VLDR đầu năm 2012: (208 + 134,381) – 54,793 = + 79,796 tr.đ VLDR cuối năm 2012: (281 + 17,0498) – 54,754 = + 116,025 tr.đ
Như vậy cả đầu năm và cuối năm, VLDR > 0 chứng tỏ toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Doanh nghiệp có một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Mức độ tài trợ tăng mạnh 36,229 triệu đồng ( tương ứng với tỷ lệ tăng 45.4%) cho đến cuối năm. Điều này đã tạo nên một cơ cấu vốn an toàn cho doanh nghiệp.
Bảng 2.6 Sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh diễn biến vốn lưu động ròng Đi sâu vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới VLDR thì có thể thấy nguyên nhân chủ yếu khiến vốn lưu động ròng tăng là do sự tăng lên của nguồn vốn dài hạn và sự giảm đi của tài sản dài hạn.
Xem xét một cách kỹ lưỡng hơn có thể thấy nguồn vốn dài hạn tăng 36,190 triệu đồng là do nợ dài hạn tăng 73 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng 36,177 triệu đồng. Nợ dài hạn tăng cho thấy doanh nghiệp có sử dụng nợ vay nhưng chỉ ở mức nhỏ và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp vẫn lớn, sự tự chủ về mặt tài chính giúp giảm chi phí tài chính và điều đó đem lại một cơ cấu vốn an toàn cho doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do sự tăng lên rất mạnh của quỹ đầu tư và phát triển
32,018 triệu đồng ( tương ứng với tỷ lệ tăng 122%). Quỹ đầu tư phát triển tăng là nhằm mục đích thực hiện các chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, cụ thể trong thời gian đó thì doanh nghiệp có đang tiến hành xây dựng thêm một nhà máy ở Việt Yên, Bắc Giang để mở rộng quy mô sản xuất. Theo sau đó là sự tăng lên của quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác, vốn đầu tư của chủ sở hữu lần lượt là 3,776; 2,060 và 214 triệu đồng. Mặc dù mới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng năm 2013 vẫn được giới chuyên gia nhận xét là năm khó khăn nên việc tăng quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác là điều dễ hiểu.
b) Nhu cầu vốn lưu động
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 01/01/2010 31/12/2010 31/12/2011 01/01/2012 NCVLD 37,145 54,777 59,731 101,912 Chỉ tiêu Chên h lệch Chỉ tiêu Chênh lệch
Tài sản dài hạn -39 Nguồn vốn dài hạn +36,910
II.Tài sản cố định
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác -20 -6 -13 II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu
-Vốn đầu tư của chủ sở hữu -Quỹ đầu tư và phát triển -Quỹ dự phòng tài -Quỹ khác -LNST chưa phân phối
+73 +36,177 +214 +32,018 +3,776 +2,060 -1,961
Tài sản kinh doanh 46,431 62,075 87,704 125,110
Nợ kinh doanh 9,286 7,298 27,973 23,198
Bảng 2.7 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2012 luôn dương, tức luôn luôn có một phần tài sản kinh doanh đang cần được tài trợ từ bên thứ ba, mức độ này tăng dần đều qua các năm và tăng đột biến trong năm 2012 với mức tăng 42,211 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 70.67%. Vậy tại sao trong năm 2012 lại có sự tăng mạnh như vậy ?
Xem xét cụ thể trong năm 2012:
NCVLD đầu năm 2012: (26,931 + 53,910 + 6,863) – (30,225 – 2,252) = + 59,701 tr.đ
NCVLD cuối năm 2012: (60,144 + 61,033 + 3,933) – (25,651 – 2,453) = +101,912 tr.đ
Cả đầu năm và cuối năm NCVLD > 0 cho thấy một phần tài sản kinh doanh của doanh nghiệp cần được tài trợ bởi bên thứ ba và ở cuối kỳ mức độ tăng lên nhiều hơn so với đầu kỳ.
NCVLD cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: tài sản kinh doanh cuối kỳ tăng 37,406 triệu đồng và nợ kinh doanh giảm 4,775 triệu đồng.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Chênh
lệch
Chỉ tiêu Chênh
lệch
III. Các khoản phải thu 1.Phải thu của khách hàng 2.Trả trước cho người bán 3.Phải thu nôi bộ ngắn hạn 4.Phải thu theo tiến độ 5.Phải thu khác 6.Dự phòng IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng V. Tài sản ngắn hạn khác 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 2.Thuế GTGT được khấu trừ 3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4.Tài sản ngắn hạn khác + 33,213 +11,157 +22,257 0 0 -225 -24 +7,123 +7,123 0 -2,930 +60 -776 +179 -2,393 Nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
-9,810 +412 +1,223 +454 +670 +353 +1,893
Bảng 2.8 Sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh diễn biến nhu cầu vốn lưu động
Đi sâu vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động có thể thấy: Tài sản kinh doanh tăng là do sự tăng lên mạnh mẽ nhất của các khoản phải thu và sau đó là hàng tồn kho, còn tài sản ngắn hạn giảm.
Các khoản phải thu tăng 33,213 triệu đồng trong đó phải thu của khách hàng tăng 11,157 triệu đồng và trả trước cho người bán tăng 22,257 triệu đồng, điều này thể hiện doanh nghiệp vừa chú trọng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm, vừa đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa trong năm 2012 doanh nghiệp áp dụng chính sách chiết khấu 2/15 net/45 thay cho chính sách 2/10 net/30 của năm 2011. Chính vì
vậy mà các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2012 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2011.
Cụ thể là doanh nghiệp đã mở rộng chính sách tín dụng với những khách hàng là các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam trong các ngành sản xuất: thức ăn gia súc, phân bón, nông lâm sản xuất khẩu…như CARGILL, ProconCo, BaCoCo, GreenFeed… hoạc thị trường nước ngoài với khách hàng là các thương hiệu lớn của các tập đoành siêu thị như: Lotte Mart, CarreFour, Cora, IPe, Auchan…
Tuy nhiên việc nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng và nhà cung cấp như vậy sẽ khiến doanh nghiệp bị chiếm dụng một phần vốn, để đảm báo tránh rủi ro cho doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác quản lý thu hồi nợ phải được theo dõi và đốc thúc một cách thường xuyên.
Riêng việc tăng khoản trả trước cho người bán có thể coi đây là một chiến lược của doanh nghiệp trong tình hình khó khăn chung về nguyên liệu đầu vào trên thế giới nhằm đảm bảo được các mối quan hệ lâu dài đối với nhà cung cấp, đồng thời làm giảm bớt sự biến động quá lớn về giá cả nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, góp phần đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.
Hàng tồn kho tăng 7,123 triệu đồng mà trong hàng tồn kho chiếm phần lớn là nguyên vật liệu, nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào phụ thuộc xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên tính chủ động của doanh nghiệp chưa cao, thường xuyên phải sử dụng nguồn vốn lưu động lớn để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài. Ngoài ra, do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế cộng với những bất ổn tại vùng Trung Đông trong vài năm gần đây nên nguồn cung nguyên liệu thường xuyên thiếu hụt và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu mỏ và khí ga tự nhiên – đây là nguồn liệu đầu vào để sản xuất hạt nhựa, đã đẩy giá hạt nhựa tăng cao. Với lý do này thì việc doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc dự trữ nguyên liệu đầu vào để đảm bảo cho quy trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trong thời kỳ kinh tế khó khăn là điều cần thiết, thể hiện được tầm nhìn của nhà quản trị doanh nghiệp.
Trong khi các nhân tố khác tăng thì phải trả người bán giảm mạnh 9,810 triệu đồng đã làm cho nợ kinh doanh giảm 4,775 triệu đồng. Phải trả người bán giảm là do doanh nghiệp đã thanh toán những khoản nợ cho người bán trong để hưởng chiết khấu thanh toán, điều này được minh chứng là doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 1,246 triệu đồng ( tỷ lệ tăng là 149%). c) Ngân quỹ ròng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 01/01/2010 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 NQR = a - b 9,501 - 3,496 20,065 14,113 a- VLDR 46,646 51,281 79,796 116,025 b- NCVLD 37,145 54,777 59,731 101,912
Bảng 2.9 Ngân quỹ ròng của doanh nghiệp Xem xét riêng năm 2012:
NQR đầu năm 2012: 79,796 – 59,701= +20,105 tr.đ NQR cuối năm 2012: 116,025 – 101,912 = + 14,113tr.đ
Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 NQR +20,095 VLDR +79,796 NCVLD +59,701
Cả đầu năm và cuối năm NQR đều dương chứng tỏ ngoài việc tài trợ cho tài sản dài hạn, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong hoạt động sản xuất
NQR +14,113 VLDR +116,025 NCVLD +101,912
kinh doanh, nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp chưa sử dụng còn để trên khoản mục tiền hoạc đang đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, mà nguồn vốn dài hạn ở đây lại là chủ yếu từ vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung thì doanh nghiệp có một cơ cấu vốn an toàn với việc tài trợ chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu, vay nợ rất ít, đòn bẩy tài chính không được phát huy, điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng cũng có thể đây là chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.