Phúc trìn h:

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Cục người có công (Trang 56 - 61)

4.1 – Phúc trình lần 1: Tạo lập mối quan hệ.

- Họ và tên thân chủ: N.V.Q - Sinh năm; 1998

- Giới tính: Nam

- Thời gian và địa điểm: Từ 4h30 – 5h30 ngày 18 tháng 11 năm 2011tại nhà của gia đình thân chủ tại thôn Tiền Lệ – xã Tiền Yên – huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội.

- Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp Đ4CT3 – ĐH Lao động – Xã hội.

Hoàn cảnh dẫn đên lần phúc trình 1: Sau khi nghe chuyện từ Bác của Q làm sinh viên day dứt, suy nghĩ mình cần làm gì đó để giúp đỡ em, từ đó thấy trách nhiệm của NVXH nên sinh viên đã đồng ý ngay. Sinh viên được tiếp xúc lần đầu với em khi sang nhà em chơi. Ấn tượng khi đó với sinh viên là em có nước da trắng hồng như con gái, nụ cười rất tươi đang ngồi chơi ở hiên nhà, trước đó sinh

Đ4CT3

viên đã được gặp em nhiều lần khi em cùng đám bạn chơi ngoài đình, em đã để lại ấn tượng cho tôi bằng nụ cười rất tươi. Tôi đã chủ động tiến lại gần em để trò chuyện.

Mục tiêu: Làm quen được với đối tượng bước đầu tạo lập mối quan hệ cởi mở, thân thiện.

Đúng 4h30phút tôi có mặt tại nhà Q như đã hẹn với bác của em, thấy em đang chơi ở ngoài sân tôi tiến lại gần mỉn cười và chào em “ Chị chào em, chị ngồi đây với em nhé”, Em Chào lại “ vâng ạ”. Trong khoảng khắc ấy em in lặng, có vẻ ngại ngùng, e thẹn, vẻ mặt buồn nhìn xa xăm. Tôi thấy vậy tìm cách trò truyện với em để xua tan suy nghĩ vẫn vơ trong em: “ Q này chắc em biết chị là ai rồi phải không?” em đáp lại bằng giọng nhẹ nhàng, từ từ “ vâng ạ”. Để em hiểu rõ về tôi hơn tôi giới thiệu về mình cho em biết “ Chị xin giới thiệu chị là Nguyệt là sống nhà Chị Hoa, chị học trường đại học lao động - xã hội” .

Để tạo niềm tin với em, tôi nói với em “ chị đã nghe bác L kể nhiều về em, bác rất quan tâm tới em đó”. Em in lặng không nói gì, để tiếp tục buổi trò chuyện NVXH : “ Q này em sống với bà nội và bác phải không? Em đáp “ vâng ạ! Bố mẹ em làm trong Sài Gòn nên em ở với bà nội”, “Ừm! Chị đã nghe sơ qua chuyện của em qua lời kể của bác em, chị rất muốn đứoc giúp đỡ em” Em lặng in, không nói gì, tôi hiểu lúc này những ký ức buồn đang ùa về trong tâm trí em, em lặng đi, nhìn chằm chằm xuống đất, hai bàn tay xít chặt vào nhau, lúc này NVXH hiểu rõ Q chưa sẵn sàng để chia sẻ lòng mình. Để phá vỡ không khí ngột ngạt, in lặng tôi bắt đầu gợi chuyện, phải kéo em ra khỏi những suy nghĩ u buồn. Tôi nói : “ Em biết chị học nghành gì không?” em nói nhỏ nhẹ “ em nghe Bác kể rằng chị học Công tác xã hội nhưng em không rõ về nghề này”. Tôi biết em sẽ tòa mò về điều này, tôi tươi cười nói với giọng hài hước: “ Phương châm của nghành Công tác xã hội là giảm bớt thương đau, đem lại hạnh phúc cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống, em thấy hay không”, em cười và nói “ Có vẻ chị rất thích học nghề này?” lúc này nét mặt em có sự thay đổi, khuôn mặt giản ra, đôi mắt ánh lên sự vô tư trong sáng. Tôi tiếp tục chia sẽ với em về nghành học của mình rất thú vị và mang tính nhân văn sâu sắc, đó là giúp đỡ những người không may gặp khó khăn trong xã hội. Khi nghe sinh viên nói Q rất chăm chú và tòa mò sinh viên hiểu trong em có rất nhiều ước mơ đẹp mà em chưa bao giờ chia sẻ cho ai.

Tôi tiếp tục trò chuyên với em để tạo sự tin tưởng, gần gũi với em hơn: “ Q này, hôm nay đước nghĩ học chị thấy rất nhiều bạn đang chơi ngoài sân đình sao

Đ4CT3

em không ra chơi cùng các bạn cho vui?” , nghe tôi hỏi xong em cuối mặt, vẻ mặt Q buồn hẳn đi và đáp: “ Có nhưng em thỉnh thoảng mới đi chơi, đi nhiều bà không thích”. Q nói đến đó tôi đã hiểu được rằng em rất muốn đi chơi cùng các bạn nhưng không đựợc sự cho phép của bà, bằng kiến thức của mình tôi đáp lại em “ Ừm, chị hiểu cảm xúc của em nhưng thôi đừng buồn em nhé.”

Với kỹ năng thấu cảm tôi đã cảm nhận được nổi buồn của thân chủ khi không được đi chơi cùng các bạn, Sợ hãi khi bị bà mắng. Đồng thời với việc sử dụng câu hỏi mở NVXH đã khai thác được thông tin từ thân chủ nhiều hơn để thân chủ tự nói ra vấn đề của mình đang gặp phải. Sử dụng kỹ năng phản hồi lại cho thân chủ những cảm xúc mà NVXH quan sát và nghe được.

“ Q này em có nghĩ bố mẹ đã nhờ bà chăm sóc em và dạy bảo em trong thời gian bố mẹ đi làm ăn xa không?, Q cuối măt và nói : “ Em biết thế nhưng em không thích thế, em không thích ngày nào bà cũng bắt em học, quát mắng , không cho em đi chơi” nghe em nói vậy tôi biết là em không hề thích như vậy những điều đó làm cho em khó chịu. Với kỹ năng đặt câu hỏi tôi đã thu được nhiều thông tin nhất là Q đang dần cởi mở, chia sẻ tâm tư của mình.

NVXH “ Q này em có hay tham gia vào các hoạt động do lớp tổ chức không? Q đáp liền “ Ngày trước em có tham gia nhưng bây giờ em không?. “ sao em lại không tham gia nữa chị thây em có năng khiếu đấy chứa, tôi cười”. Sử dụng câu hỏi mở nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân vì sao thân chủ lại không tham gia. Q cười nhích mép và nói với vẻ mặt buồn “ Ban đầu em cũng thích nhưng dần dần cũng chán”, lúc này em cuối đầu xuống không nói gì. Tôi nhận thấy sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt em, và hiểu tại sao Q lại nói là “ chán”. Thấy Q có vẻ mệt và không muốn nói gì nên bảo em về nhà, tôi đi về trong lòng băn khoăn, hoài nghi nhiều điều.

* Lượng giá:

- Vì nhân viên xã hội là người trong nhóm sinh viên, được gia đình đồng ý cho sinh hoạt tại gia đình thân chủ, nên NVXH đã được tiếp xúc với thân chủ khá nhiều, thân chủ đã có sự quen biết với nhân viên xã hội từ ban đầu qua đó đã tạo được mối quan hệ tốt. Đồng thời tìm hiểu được một vài thông tin từ phía thân chủ như biết được tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình cũng như các mối quan hệ khác của thân chủ, cũng như biết được một chút vấn đề mà thân chủ đang gặp phải đó là: Sợ bà nội vì bà hay bắt học, hay quát mắng.

- Hẹn với thân chủ trong lần tiếp xúc tiếp theo. Trong những lần gặp sau tôi cần thu thập thông tin, tìm hiểu rõ hơn về vấn đề của thân chủ.

Đ4CT3

- Tuy nhiên sự tin tưởng của thân chủ vào nhân viên xã hội chưa nhiều, nên nhiều khi vẫn còn e ngại không nói, việc vận dụng các kỹ năng cũng chưa đạt hiệu quả cao nhất là kỹ năng đặt câu hỏi.

- Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hơi sớm, nên gây cho thân chủ sự mệt mỏi.

4.2 – Bước 2: thu thập thông tin.

* Nguồn thu thập

- Từ bản thân đối tượng - Từ cô giáo chủ nhiệm

- Từ gia đình của đối tượng: bà, bác - Từ ông bà ngoại ,cậu mợ của thân chủ - Nguồn thông tin khác: Hàng xóm, bạn bè…

* Phúc trình lần 2:

- Họ và tên Đối tượng: bà Trần Thị B ( bà nội Q) - Sinh năm: 1947

- Giới tính: Nữ

- Thời gian: 8h sáng ngày 23 tháng 11 năm 2011

- Địa điểm: Tại nhà Bà của em Q – thôn Tiền lệ - Xã Tiền yên - huyện Hoài Đức – Tp Hà Nội.

- Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Thị Nguyệt Lớp Đ4CT3 – Trường ĐH Lao động – Xã Hội.

Mục tiêu:

+ Xác định lại thông tin thu được từ thân chủ + Thu thập những thông tin mới

+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa bà Trần Thị B và em Q + Khẳng định vấn đề thân chủ đang gặp phải.

Hoàn cảnh dẫn đến phúc trình 2:

Dựa trên kết quả thu được từ đợt phúc trình thứ nhất với thân chủ NVXH đã tiến hành gặp gỡ bà nội của thân chủ để trao đổi và tìm hiểu thêm về thân chủ. Đồng thời cũng để làm rõ hơn nguyên nhân vì sao thân chủ lại sợ và ít tiếp xúc với bà nội. Buổi gặp được tiến hành vào buổi sáng khi em Q đi học vì vậy cuộc nói chuyện diễn ra thoải mái và ít bị chi phối, tác động.

Tôi vào nhà “ cháu chào bà ạ”, biết tôi là sinh viên đến nhà chơi bà rất vui và quý “ Cháu ngồi xuốn uống nứơc đi cháu’’ Với thái độ thân thiện của người dân nơi đây làm cho tôi cảm giác tự tin hơn rất nhiều. Bà hỏi han sinh viên rất nhiều về việc học tập, rồi hỏi tôi đã quen với cuộc sống và người dân nơi đây tôi đã vui

Đ4CT3

vẻ trả lời cảm nhận thực của mình. Với việ sử dụng kỹ năng tóm lược NVXH đã cụ thể hóa công việc của mình giúp cho đối tượng giao tiếp hiểu được căn bản về công việc của mình, đồng thời tạo lòng tin cho đối tượng giao tiếp.

Nghe tôi nói xong bà gật đầu và dường như đã hiểu và tiếp câu chuyên: “ vâng ạ! Bà ơi, hôm trước cháu có nói chuyện với Q nhà mình, cháu thấy dường như em ấy có chuyện gì đó hơi buồn thì phải”? Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi khơi gợi vấn đề thân chủ muốn kích thích đối tượng giao tiếp bộc lộ. Nghe tôi nói vậy bà nói ngay “ Ui trời, nó buồn vì bố mẹ nó vào Sài Gòn đi làm ăn xa đấy mà, nó như vậy từ hồi ấy đến giờ, Từ ngày ấy nó khác lắm, lầm lì, ít nói năng, khổ nổi học hành cũng kém đi hẳn”. Vẻ mặt bà buồn hẳn hơn so với lúc trước, NVXH bộc lộ sự thấu cảm với tình hình hiện tại của gia đình, đồng thời khơi gợi, khích lệ để đối tượng giao tiếp bộc lộ “ Vâng ạ. Bố mẹ em giờ ở xa, việc ăn học của em bà phải lo hết vất vả bà nhỉ? Bà “ Cháu xem bố mẹ nó ở xa giao cho bà và bác chăm sóc vất vả đấy nhưng biết làm sao được nó là cháu mình mà. Không dạy bảo nó cẩn thận nó có hư hỏng thì về bố mẹ nó trách bà chứa trách ai, mà dạo này thằng này học hành chán quá, Bà phải cấm nó đi chơi với đám bạn, không thì hỏng mà có được đâu.” Giọng bà như hằn lên khi nhắc đến đứa cháu nội, dường như bà đã bất lực khi không dạy bảo được Q. Sử dụng kỹ năng phản hồi NVXH “ Cháu hiểu bà ạ, chắc do em phải sống xa bố mẹ, nhìn bạn bè được bố mẹ ở gần chăm sóc mà mình không đựoc như vậy nên em buồn chán đấy bà ạ. Bà nghiêm khắc thế là đúng ạ, tuy nhiên có lẽ chúng ta cũng không nên quá nghiêm khắc với em đâu bà ạ”. “ bà cũng biết vậy nhưng khổ lắm cháu , giờ bọn này đang nhỏ mà không dạy dỗ nó tử tế thì lớn lên ai mà bảo nổi, Bà không bảo được nó thì biết ăn nói gì với bố mẹ nó’. Thấu hiểu nổi lòng của người làm sinh viên “ Dạ, cháu hiểu lòng bà, để cháu thử nói chuyện nhiều hơn với em xem sao, và nếu có thể bà hay thân mật và thoải mái trò chuyện trò với em hơn bà nhé”. NVXH quan sát thấy nét mặt của bà buồn lặng đi, nghĩ về điều gì đó xa xăm. Thấy đã trễ sinh viên xin phép Bà ra về mà lòng nặng trĩu, canh cánh nghĩ tìm cách cải thiện quan hệ giữa Q và Bà. Sự hồn hậu của đối tượng giao tiếp cùng việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp đã giúp cho buổi nói chuyện đạt được những thành công nhất định. Sử dụng kỹ năng phản hồi NVXH đã làm cho đối tượng giao tiếp nhận thấy đối phương giao tiếp hiểu rõ vấn đề. NVXH đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng giao tiếp và đặc biệt là hoàn thành được các mục tiêu đặt ra ban đầu.

Đ4CT3

+ NVXH đã có thêm các tình tiết mới để hoàn thành kế hoạch trợ giúp thân chủ.

+ NVXH hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa thân chủ và bà nội mình.

+ Các kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, Phản hồi, quan sát và đặt câu hỏi dù chưa sử dụng được ở mức tốt nhất nhưng cũng đã góp phần tạo ra hiệu quả.

4.3– Bước 3: chuẩn đoán vấn đề.

Sau khi thu thập thông tin về vấn đề của thân chủ từ nhiều nguồn khac nhau. Tôi dã hiểu được vấn đề của thân chủ. Tôi dã găph những người có liên quan đến vấn đề của Quang để phỏng vấn để đua ra những chuẩn đoán đúng nhất về vấn đề của Quang.

*phúc trình lần 3:

- Họ và tên: Hà Thị Thu Hương

- Quan hệ với thân chủ: Giáo viên chủ nhiệm - Thời gian: 9h 30 ngày 01/12 /2011

- Địa điểm: Tại phòng uống nước giáo viên trường THCS xã Tiền Yên- huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp Đ4CT3 - ĐH Lao động – Xã Hội

Mục tiêu:

+ Xác định lại thông tin thu được từ thân chủ

+ Khẳng định lại vấn đề mà thân chủ đang gặp phải + Nhờ cô chủ nhiệm giúp đỡ, quan tâm đến thân chủ .

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Cục người có công (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w