5.1. Nguồn từ ngân sách nhà nước.
Hàng năm Nhà nước dành hơn 11.000 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách trợ cấp, phụ cấp cho người có công nhằm đảm bảo đời sống cho đối tượng người có công, giúp họ hoà nhập cuộc sống. Ngoài chính sách trợ cấp, Nhà nước còn có chính sách ưu đãi trong giáo dục, hàng năm Kinh phí nhà nước chi hàng chục tỉ đồng cho việc ưu đại trong giáo dục cho con em còn đi học thuộc diện được hưởng ưu đãi.
Nghành Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ tài chính quản lý nguồn kinh phí ưu đãi đối với người có công và tổ chức chi trả. Kinh phí ưu đãi đối với người có công do Bộ tài chính cấp ủy quyền cho các Sở Tài chính – vật giá tỉnh thành phố trực thuộc trung ương để chuyển cho Sở lao động – Thương binh và xã hội theo dự toán đã được Bộ Lao đông – Thương binh và xã hội duyệt. Hàng năm, hàng quý Bộ Lao động – Thương binh và xã hội lập dự toán chi tiết về kinh phí đối với người có công, gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng dự toán và cấp phát kinh phí.
5.2. Nguồn từ Cộng đồng.
Ngoài nguồn lực chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước ra Đảng và nhà nước ta còn huy động nguồn lực từ cộng đồng thông qua các phong trào như đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Rồi các phong trào khác như phong trào nhận phụng dưỡng Bà Mẹ Việt nam Anh hùng, phong trào xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, đã huy động sự tham gia của rất nhiều tổ chức. Tiêu biểu là từ các công ty xi măng Việt Nam, Bộ giao thông vân tải, Bộ
Đ4CT3
xây dựng, Ngân hàng công thương Việt Nam, tổng công tuy dầu khí Việt Nam, và nhiều đơn vị kinh tế khác…Nhiều tỉnh thành như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quãng bình ,tỉnh Đồng Nai...Ngoài thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có công ở địa phương chu đáo, nhiều địa phương kết nghĩa, giúp đỡ xây dựng hàng ngàn nhà tình nghĩa và các chương trình phục vụ đời sống của xã hội.
Hàng năm có hàng chục tỷ đồng được đóng góp vào quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng nhà tình nghĩa tặng cho các gia đình chính sách. Không chỉ quan tâm về mặt vật chất mà công đồng sống cùng NCC luôn quan tâm chăm sóc hỏi han những khi gặp khó khăn. Hoạt động này mạnh nhất trong các chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các UBND các cấp, trong trường học, Hội Phụ nữ…
5.3. Nguồn từ gia đình, dòng họ và bản thân đối tượng.
Thực hiện đúng lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế”. Bằng những biện pháp như cho gia đình chính sách vay vốn làm kinh tế, giảm thuế, tạo công ăn việc làm phù hợp. Cũng chính nhờ những chính sách đó mà đã có rất nhiều tấm gương điển hình được tán dương và khen thưởng.Với khí phách của người lính Cụ Hồ trong thời bình không chịu khuất phục trước những khó khăn về mặt kinh tế họ đã vươn lên làm giàu từ chính đôi bàn tay của mình, trên chính mảng đất quê hương của mình. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà họ còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm thương, bệnh binh, con em NCCVCM. Họ là những anh hùng lao động trong thời bình, những thầy thuốc quân đội hết lòng về người dân, là những cụ chiến binh gương mẫu… Tiêu biểu như thương binh ¾ Nguyễn Đình Thuận ( Xã Nghị Thuận, Nghi Lộc, Nghệ An), Bệnh binh mất sức lao động 82% Mai Văn Hà ( Xã trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa)… là một trong những gương thương binh, bệnh binh tiêu biểu làm kinh tế giỏi làm giàu cho gia đình và cho xã hội.
Tóm lại: “ Nhà nước, cộng đồng và gia đình chính sách” là sự hợp lực của sức mạnh Việt Nam, dưới sự lãnh dạo của Đảng để tiếp tục nâng bước gia đình chính sách hòa quyện, các kết quả khẳng định công tác thương binh – liệt sĩ trong hơn 60 năm qua phát triển một cách sâu rộng, ngày càng được xã hội hóa cao.