Những vướng mắc khi thực hiện chính sách chăm sóc người có công với cách mạng.

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Cục người có công (Trang 37 - 40)

Đ4CT3

6.1 Kết quả đạt được.

Kết quả là qua khảo sát tình hình đời sống của người có công ở nước ta: Hầu hết các tỉnh không còn gia đình chính sách thuộc diện đói. Diện nghèo chỉ còn số nhỏ trong tổng số hộ chính sách. Ở các tỉnh thuộc đồng bằng, thị trấn số gia đình có mức sống từ trung bình trở lên 96%. Ở vùng sâu, vùng xa, miền núi thì đời sống còn khó khăn hơn. Để ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình chính sách, người có công Cục đã phối hợp cùng với Sở Lao động thương binh và xã hội các tỉnh phát động phong trào xây dựng Tỉnh, Thành Phố, huyện, thị xã làm tốt công tác thương binh với nhiều nội dung là đảm bảo 100% gia đình thương binh nói riêng và gia đình chính sách nói chung có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của địa phương nơi cư trú.

Nhờ sự cố gắng và quyết tâm cao độ của lãnh đạo và nhân dân Các tỉnh, Thành phố công tác chăm sóc đối tượng chính sách nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt được những kết quả rất cơ bản, đời sống vật chất và tinh thần của thương binh tăng lên rõ rệt, 96% các gia đình thương binh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú.

6.2. Khó khăn trong việc thực hiện chính sách.

Hệ thống các văn bản chính sách xã hội trên lĩnh vực ưu đãi xã hội tuy đã được quan tâm xây dựng nhưng vẫn còn một số bất cập.

Về hình thức văn bản , phần lớn các văn bản pháp luật về chính sách xã hội của Nhà nước là những văn bản dưới luật, giá trị pháp lý không cao; Cho nên thường phải sửa đổi bổ sung cho phù hợpvới tình hình thực tế, do đó mà trở nên chống chéo, mâu thuẫn và chắp vá, rất khó vận dụng.

Cụ thể về chính sách ưu đãi người có công hiện hành còn bộc lộ một số mặt hạn chế và bất hợp lý:

* Về đối tượng : Còn một số bộ phận người có công theo pháp lệnh ưu đãi chưa được xác nhận (khoảng 8 triệu người) trước đây do chiến tranh việc quản lý, ghi chép hồ sơ bị thất lạc hoặc do thay đổi giải thể, sát nhập đơn vị, thay đổi nơi cư trú, người biết việc để chứng nhận thì nay tuổi đã cao, hoặc quá xa xôi, hoặc đã qua đời... Hơn 5 triệu người thuộc diện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã chết trước 01/01/1995 nay mới được giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho thân nhân theo Nghị định số 54/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Đối với thương binh, bện binh trước đây có chính sách sau hai năm đi giám địng

Đ4CT3

lại thương tật, bệnh tật lại nên đã dẫn đến tình trạng một số đối tượng lợi dụng để chạy tăng tỉ lệ.

Không công bằng giữa hưu quân đội, công an với bệnh binh, bệnh binh có thời gian cống hiến thấp hơn hưu quân đội (cũng là quân nhân, công an nghỉ chế độ) nhưng theo pháp lệnh người có công, bệnh binh được nhiều ưu đãi hơn hẳn (hưu quân đội không có) ở chỗ được ưu tiên giao đất ở, miễn giảm các loại thuế, con của bệnh binh đi học được ưu đãi kể cả trong giáo dục và đào tạo, được trợ cấp thường xuyên hàng tháng, được ưu tiên xét tuyển.

Như vậy quân nhân công an có năng lực có thời gian cống hiến lâu hơn, tham gia nhiều chức vụ quan trọng khi về hưu chế độ ưu đãi lại không bằng 1 chiến sỹ do nhiều nguyên nhân phải nghỉ chế độ sớm (bệnh binh).

* Về trợ cấp ưu đãi hàng tháng: Mức trợ cấp được xác định trên cơ sở của mối quan hệ với tiền lương. Các mức trợ cấp hiện hành còn thấp, trong khi văn kiện Đại hội lần thức IX của Đảng xác định là phải : “Chăm lo tốt hơn đời sống đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tốt cho những gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân địa phương”. Mức trợ cấp hiện nay mới chỉ hỗ trợ khoảng 60 - 70% mức sống của các gia định chính sách.

* Cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện, một chính sách một loại đối tượng được thực hiện trên nhiều văn bản nhưng một số đối tượng lại không được thực hiện

* Chính sách người có công rất rộng điều chỉnh đối với nhiều người nhưng công tác tuyên truyền ở nhiều xã phường, quận huyện còn nhiều hạn chế, kinh phí để tuyên truyền chính sách tại các địa phương chưa được chú trọng nhiều.

- Cơ chế chính sách ưu đãi người có công chưa được hoàn thiện chưa phân định rõ thậm chí còn gắn quá chặt vơí chính sách tiền lương, có nhiều chế độ trợ cấp, nhưng mỗi chế độ trợ cấp lại quá thấp, chưa phân biệt rõ chính sách thương binh, bệnh binh với chính sách lao động đối với những người còn khả năng lao động.

*Về phía nhà nước và cơ chế thực hiện các chính sách: Các cơ quan Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện những quy định của chính sách về bảo đảm xã hội hiện nay còn rất phân tán, trực thuộc nhiều cơ quan, nhiều ngành , lĩnh vực khác nhau. Một số cán bộ chính sách còn móc nối với các đối tượng có nhu cầu chạy choạt chế độ chính sách nhằm thu lợi, thực trạng này đang diễn ra ở nhà địa phương trong cả nước và cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng này.

Đ4CT3

Bên cạnh đó một số cơ quan lại ở vào tình trạng quá tải do thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên, nên cũng chưa làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Trên thực tế thì các cơ quan Nhà nước cũng còn chưa có những hình thức, phương pháp tối ưu trong hoạt động của mình để thực hiện chính sách về bảo đảm xã hội, thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước.

Cơ chế quản lý và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước ta còn lỏng lẻo, phân tán và chưa có các công cụ thực hiện hữu hiệu , nên hiệu quả thu được chưa cao. Việc huy động nguồn kinh phí để thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đã có sự xã hội hoá nhưng chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia nên nguồn kinh phí vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước là chính. Việc thực hiện giúp đỡ các đối tượng xã hội còn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa và chủ yếu là cứu trợ đột xuất mặc dù đã có các chương trình quốc gia giúp đỡ các đối tượng xã hội theo hướng giúp họ hoà nhập cộng đồng, không những để duy trì cuộc sống thường nhật mà còn để ổn định, phát triển nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Cục người có công (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w