Các sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung của công ty KFC VIệt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 26 - 28)

Các thức ăn nhanh như gà chiên, hamburger… béo ngậy rất dễ gây ngán đối với nhiều người. Ngoài ra, hiện nay, với nhiều người sức khỏe đóng vai trò quan trọng hàng đâu, họ đang có xu hướng chọn cho minh những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng. Những món này họ có thể tự chế biến tại nhà hay vào các nhà hàng, nơi họ có thể vừa ăn vừa trò chuyện với bạn bè hay gia đình.

Thời gian gần đây, đồ ăn nhanh thuần Việt cũng đang phát triển và được ưa chuộng bởi hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng mà giá cả lại hợp lý hơn nhiều đồ fastfood của ngoại. Một lý do quan trọng hơn cả để đồ ăn thuần Việt vẫn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường đó là khẩu vị của người Việt với đặc trưng “ngon và lành”, hoàn toàn khác xa với sự béo ngấy và giàu đạm của các món fastfood ngoại nhập.

Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng và cũng không hề nhỏ. Để làm giảm áp lực từ nhóm này các hãng thức ăn nhanh nên biết cách phát huy điểm mạnh của mình đồng thời liên kết với nhau nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.

à Tác lực cạnh tranh mạnh

2.1.3 Cơ hội

• Sự bùng nổ về nhu cầu: Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.

• Một loạt sự kiện diễn ra khiến cho thói quen tiêu dùng buộc phải thay đổi. Đầu tiên là quyết tâm làm sạch lòng đường của chính phủ khiến cho những quán ăn ven đường bị giới hạn khu vực hoạt động. Thêm vào đó những đợt cúm gà trên diện rộng kéo dài khiến cho người tiêu dùng trở nên e dè và cẩn trọng hơn. Các giá trị gia tăng cho sản phẩm là vệ sinh đảm bảo, gà sạch… là lợi thế của KFC.

• Theo đánh giá của nhiều chuyên gia KFC, Việt Nam đang là thời điểm "chín muồi" để các siêu thị, trung tâm thương mại và thị trường thức ăn nhanh bùng nổ.

• Thu nhập người tiêu dùng tăng: Hiện nay thế giới đang bắt đầu vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng vào năm 2008. Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng nhẹ so với các nước khác và hiện nay nền kinh tế đang vào giai đoạn ổn định và phát triển. Do đó thu nhập người dân đang tăng trở lại. (Năm 2008, ước tính dân số nước ta là 86,16 triệu người và thu nhập bình quân đầu người lần đầu tiên đạt 1.024 USD). Nên thu nhập người dân tăng sẽ là 1 cơ hội cho KFC thu hút khách hàng nhằm phát triển sản phẩm và nâng cao doanh số.

• Mức sống của Việt Nam đã cao hơn, mọi người lưu tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm hơn rất nhiều, nhất là sau đợt cúm gia cầm, người dân chúng ta càng e dè hơn rất nhiều khi đi ăn những món về gà, và KFC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy. Có ý kiến cho rằng “Trung bình mỗi suất ăn từ 20.000-50.000 đồng. Giá cả như vậy là hợp lý, so với cơm văn phòng cũng không đắt lắm. Trong thời buổi dịch bệnh và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nên chúng tôi chọn các quán ăn có thương hiệu đảm bảo nhất”

2.1.4 .Đe dọa

• Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay ngoài KFC còn Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Trong tương lai,nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ.

• Ngoài ra, nếu xét rộng hơn ngành công nghiệp thức ăn nhanh thì còn có các đối thủ khác như Phở 24…

• Sức khỏe người tiêu dùng: KFC cũng như các thức ăn nhanh khác (chủ yếu với các món rán) được coi là có hại cho sức khỏe con người nếu được sử dụng liên tục. Một nhược điểm của thức ăn nhanh đó là nhiều chất béo, hàm lượng đạm cao nhưng lại ít chất xơ và vitamin. Các phương tiện truyền thông tập trung vào các mặt không tốt của thức ăn nhanh. Hàng loạt các bài báo gần đây đã phản ánh tình trạng thừa cân ở những trẻ em thành thị, nơi mà mật độ cửa hàng thức ăn nhanh phủ sóng rộng khắp.

• Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng đến những thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. nỗi sợ mập phì của người tiêu dùng đang hướng họ tới nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ.

à kết luận sau khi phân tích 5 tác lực cạnh tranh :

Sau khi phân tích 5 tác lực canh tranh ta có thể thấy, 3 tác lực mạnh là : các đối thủ cạnh tranh hiện tại , năng lực thương lượng của người mua và đe dọa của sản phẩm thay thế . 2 tác lực yếu còn lại là : nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và năng lực thương lượng của người mua. Từ đó có thể kết luận đây là ngành kém hấp dẫn(coi lại chỗ này).

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung của công ty KFC VIệt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w