Kết luận chung và định h−ớng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng mgo tới một số tính chất của xi măng póoc lăng (Trang 36 - 38)

Qua tìm hiểu tổng quan thấy rằng ảnh h−ởng lớn nhất của hàm l−ợng MgO (khi hàm l−ợng MgO trong clanhke lớn hơn 3,0 %) là tới ổn định thể tích của xi măng. Tuy nhiên giới hạn hàm l−ợng MgO cho độ ổn định thể tích còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh−: thành phần phối liệu, điều kiện nung, độ mịn, kích th−ớc và sự phân bố đồng nhất của MgO trong clanhke, loại và c−ờng độ xi măng, loại và số l−ợng phụ gia khoáng hoá...

Các khảo sát nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thế giới đa phần tập trung nghiên cứu mức độ ảnh h−ởng của hàm l−ợng MgO nhỏ hơn hoặc bằng so với qui định của tiêu chuẩn, một phần nhỏ là khảo sát ảnh h−ởng của hàm l−ợng MgO lớn hơn so với qui định của tiêu chuẩn lên tối đa là 10 % [31] thậm chí là 12 % [28].

Qua khảo sát thực tế đa phần các Nhà máy sản xuất xi măng của Việt Nam đều sản xuất clanhke với hàm l−ợng MgO ≤ 2,0 %. Tuy nhiên, cũng có một số ít các nhà máy nh−: Công Thanh sản xuất clanhke với hàm l−ợng MgO trên 3,0 %, La Hiên, Quang Sơn sản xuất clanhke với hàm l−ợng MgO lớn hơn 4,0 %.

Theo nghiên cứu chung của các nhà nghiên cứu trên thế giới khi hàm l−ợng MgO trong clanhke nhỏ hơn từ 2, 0 % đến 3,0 %, thì hầu hết có khả năng tham gia tạo dung dịch với các khoáng chính của clanhke có lợi cho tính chất xi măng, quá trình nung clanhke [29].

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định đ−ợc mức độ ảnh h−ởng cụ thể của hàm l−ợng MgO khác nhau tới một số tính chất của xi măng poóc lăng theo các tiêu chuẩn hiện hành, làm cơ sở định h−ớng cho đề tài “Nghiên cứu khả năng chế tạo xi măng poóc lăng từ nguyên liệu cao MgO”

Với mục tiêu trên nên định h−ớng của đề tài chế tạo đ−ợc xi măng poóc lăng có hàm l−ợng MgO từ trên 3,0 % đến gần 9,0 % đi từ các nguyên liệu khởi đầu ở dạng tự nhiên, qua đó khảo sát các tính chất cơ lý của các loại xi măng có hàm l−ợng MgO khác nhau để xác định mức độ ảnh h−ởng của hàm l−ợng MgO.

Ch−ơng 2 – Vật liệu và ph−ơng pháp Nghiên cứu

Nhiệm vụ của ch−ơng này đặt ra phải khảo sát lựa chọn đ−ợc nguyên liệu để chế tạo đ−ợc xi măng poóc lăng có hàm l−ợng MgO khác nhau, từ đó xác định các tính chất cơ lý của chúng. Trong nghiên cứu này lựa chọn chế tạo 5 mẫu xi măng poóc lăng có hàm l−ợng MgO với các nguyên liệu khởi đầu ở dạng tự nhiên.

Các quá trình thực nghiệm này đ−ợc tiến hành bằng trang thiết bị của Viện Vật liệu Xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng mgo tới một số tính chất của xi măng póoc lăng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)