Nguyên tắc thiết kế bài phối liệu thô đã đ−ợc chứng minh là rất hữu ích trong việc nung clanhke có chứa hàm l−ợng MgO t−ơng đối cao. Năm 1998,
Hauser [32] đã tạo một công thức của bài phối liệu thô có thể ứng dụng cho một số nhà máy mà nguồn nguyên liệu thô chứa nhiều MgO với mục đích để tránh cho mẫu bị phá huỷ khi thử nghiệm autoclave. Tuy nhiên, các lò khác nhau trong một nhà máy có thể có những tiêu chuẩn về thành phần phối liệu khác nhau, mỗi nhà máy hầu hết cũng có có giới hạn khác nhau. Trong hầu hết các tr−ờng hợp, giới hạn này một chỉ số quan trọng, không nên v−ợt quá để tránh độ nở autoclave v−ợt quá giới hạn. Giới hạn này đ−ợc diễn tả đơn giản nh− là nhôm cộng với magiê, tổng này đ−ợc chia cho oxit sắt và giới hạn mục tiêu đối ta là 2,7.
Một tỷ lệ thiết kế phối liệu khác đã đ−ợc sử dụng rất thành công ở một số nhà máy xi măng là tỷ lệ giữa MgO và Fe2O3. Nhà máy này sản xuất với hàm l−ợng MgO cao tới 5,0 % mà không có thất bại với vấn đề độ nở. Năm 2000, Steveson [32] đã phân tích các số liệu của các nhà máy và thấy rằng mối quan hệ giữa % MgO, tỷ lệ MgO/Fe2O3, và những kết quả độ nở autoclave. Nguyên tắc sau đ−ợc dùng để điều khiển phối liệu thô:
• MgO:Fe2O3 > 1,53 nhà máy gặp khó khăn, giãn nở autoclve lớn;
• MgO:Fe2O3> 1.4 vùng nguy hiểm, khả năng giãn nở thể tích cao, l−ợng CaO tự do t−ơng đối lớn gây ra giãn nở;
• MgO: Fe2O3 < 1,4 giãn nở thể tích giảm nhiều;
• MgO: Fe2O3 < 1,2 mức điều khiển theo mục tiêu, MgO ít có ảnh h−ởng xấu.