Đổi với đầu tư công thì đây là một vấn đề lớn tồn tại hàng chục năm chưa giải quyết được, khi nói đến lạm phát người ta thường nhắc đến yếu tổ tiền tệ mà không chú ý đến vấn đề đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, tức là đầu tư của nhà nước, sử dụng tiền rất lớn nhưng đa số lại không phát huy hiệu quả cũng như làm thất thoát rất nhiều theo số liệu thống kê cho thấy năm 2007 đầu tư công chiếm 200.000 tỷ trong số 461.000 tỷ đồng đầu tư của toàn xã hội. vì vậy một trong nhũng nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm phát hiện nay là sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư công, hàng năm các chuyên gia đều có khuyến cáo nhung nhũng nhà làm chính sách hình như coi nhẹ vấn đề này. Giả định rằng một phần lớn của 30% trong tổng số ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng của năm hoăc mười năm qua hiện đang ở đâu đó ngoài thị trường mà không được quay vòng tròn trở lại trong quan hệ tín dụng như vậy tổng lưu lượng tiền trong nền kinh tế bị méo mó và góp phần vào cơn bệnh lạm phát. Nguyên nhân tình trạng nóng và thủng thị trường tiền tệ là bắt đầu từ ba,bốn năm trước, bội chi ngăn sách, đầu tư kém hiệu quả, xảy ra trong thời gian dài.Qua nhiều cuộc hội nghị tổng kết, chính phủ đã thừa nhận thất thoát trong đầu tư công của các doanh nghiệp nhà nước là 30% đến 40% trong 80.000 tỷ được rót từ ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân thứ hai là các khoảng đầu tư không hiệu quả của nhiều công ty quốc doanh lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Neu con số này chính xác thì tronh năm qua đã có 60.000 tỷ đồng lãng phí đang nằm trong lưu thông, làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát. Thâm hụt ngân sách là 5,8% GDP trong khi theo kinh nghiệm quốc tế, thâm hụt 3% đã đáng lo
GVHD : TH.S LÊ PHƯƠNG VY CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ngại, thâm hụt thương mại ước chừng 12 tỷ USD, tức khoảng 16% GDP trong khi mức 5-10% đã là đáng lo ngại đối với quốc tế.
Chưa kế những khoản đầu tư nước ngoài được rót vào những dự án mà hiệu suất kinh tế khá thấp.Một nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế học harvard (mỹ) chỉ số ICOP của Việt Nam năm 2007 là 4.7 ; nghĩa là trong nền kinh tế của chúng ta muốn tăng 1% GDP thì phải tăng 4.7% vốn đầu tư. Đó là chỉ số quá cao so với ICOP thông thường của nước, chỉ từ 1.2 đến 2 mà thôi. Việc sử dụng vốn không hiệu quả cũng góp phần làm gia tăng lạm phát như hiện nay. Vì mục tiêu phải duy trì tăng trưởng Việt Nam đã phải đầu tư nhiều hơn nước người ta và tăng cung tiền nhiều hơn.và đương nhiên lạm phát cũng vì đó mà tăng lên. Có thế nói, lạm phát hiện nay là kết quả của chính sách tìm mọi biện pháp ngắn hạn (mà chủ yếu là thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư) để kích thích tăng trưởng của nhiều năm trước trong khi ICOP không được cải thiện.
2.3.4 Tống phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của các ngân hàng tăng mạnh.
Tổng phương tiện thanh toán tăng 20% - 30% và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 18-22% so với năm 2006 cùng với nhiều cơ chế, chính sách đi kèm.Tổng phương tiện thanh toán cả năm 2007 tăng cao hơn nhiều năm trước: tăng khoản 37% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trung bình của thời kỳ 2001- 2007 (xem đồ thị 2.1.2). Như vậy, nếu so với chỉ tiêu đề ra đầu năm thì tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2007 quá cao, vượt 80% so với kế hoạch. Đây là con số nói lên lượng cung tiền tệ tăng quá mức cần thiết của nền kinh tế.Tuy nhiên, trong vấn đề này, có thể khẳng định là cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do năm 2007, lượng ngoại tệ vào nhiều thông qua con đường FDI, FII và kiều hối chuyến về, xuất khấu tăng... về nguyên nhân chủ quan phải thừa nhận chúng ta chưa chú trọng đúng mức việc thắt chặt tiền tệ ngay tù' đầu năm mà đôi khi lại áp dụng chính sách có phần nới
lỏng như phát hành tiền ra quá mức đế mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ một cách ồ ạt như trong 6 tháng đầu năm 2007.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trước đây thì tống phương tiện thanh toán tăng ở mức 20 - 30% so với năm 2006 Như kế hoạch đề ra là phù hợp. nếu có sự tăng đột biến cung ngoại tệ vào nền hĩnh tế thì nên có giải pháp khác, không phải phát hành tiền ra mua ngoại tệ thì sẽ tốt hơn.
Đồ thị 5 : tốc độ tăng tống phưong tiện thanh toán
(nguồn : trang web ngân hàng nhà nước)
Bên cạnh đó có thể thấy dư nợ của hệ thống ngân hàng cho vay toàn nền kinh tế năm 2007 cũng tăng khá mạnh, tăng 37,8%; cao đột biến so với nhiều năm trước đây. Tính chung trong cả nước, tính đến hết tháng 11/2007, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế của hệ thống NH tăng gần 34% và ước tính hết năm 2007 tăng tới 37-38% so với cuối năm 2006 và tăng gấp khoảng 2 lần so với mức dự kiến tù’ đầu năm là 17-21%. Những lĩnh vục thu hút khối lượng lớn vốn tín dụng NH trong năm 2007 đó là đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản mà đặc biệt là các dự án khu nhà ở mới và khu đô thị mới, đầu tư vốn trong lĩnh vực xuất khấu và dịch vụ, nuôi trồng hải sản... bên cạnh đó, đối tượng đầu tư chứng khoán, vàng,tiêu dung... cũng thu hút một khối lượng rất lớn vốn tín dụng, đây là chỉ tiêu quan trọng đổi với kiềm chế lạm phát
GVHD : TH.S LÊ PHƯƠNG VY CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
và phát triển nền kinh tế. đã có ý kiến cho rằng đế nền kinh tế tăng trưởng cao cần tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế ( đây là luận điểm đúng ), nhưng nếu tăng trưởng tín dụng quá cao như năm 2007 là trên 452 ngàn tỷ đồng, tronh đó, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 50%, tức là cần khoảng 226 ngàn tỷ đồng, trong khi thực tế nguồn vốn mà hệ thống ngân hàng cho vay ra nền kinh tế tăng khoảng 262 ngàn tỷ đồng so với năm 2006, như vậy cao hơn so với nhu cầu cần thiết.
Khoảng 36 ngàn tỷ đồng ( đây là côn số cũng không lớn lắm), nhưng vấn đề cần bàn chính là chỗ vòng quay đồng tiền năm 2007 có cao hơn các năm do các nhu cầu vốn cho kinh doanh chúng khoáng, kinh doanh bất động sản và vay vốn cho tiêu dùng. Sự hoạt động sôi động và phát triển mạnh của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã tác động ngược vào hệ thống ngân hàng làm cho nó cũng sôi động theo. Hơn nữa, có lẽ vấn đề chuyến dịch cơ cấu tín dụng còn chưa đúng hướng và có diễn biến phức tạp, thế hiện ở chỗ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất có xu hướng tăng mạnh, trong khi lĩnh vực sản xuất lại chưa đáp ứng được nhu cầu( xem đồ thị 2.1.3), cụ thể, giá điện tăng 7%, nhiên liệu tăng 7,8%. Tuy nhiên, đây chỉ là hiệu ứng một lần, không phải là liên tục.
Đồ thị 6 : tăng trưởng dư nọ’ cho vay ngành ngân hàng 2004-2007
( Nguồn : ESP research)
Theo tin từ ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM , dư nợ bất động sản của các ngân hàng cổ phần trên địa bàn đang được ở mức khá cao, xấp xỉ 10% trên tống dư nợ, số liệu chưa đầy đủ cho thấy khoảng 40.000 tỉ đồng đã đố vào thị trường bất động sản trong năm qua vì vậy, nếu không thận trọng nguy cơ “bong bóng” tín dụng bất động sản có thế xảy ra.