Nghiên cứu ảnh hƣởng của các ion kim loại trong nƣớc trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả gia keo AKD trong sản xuất giấy tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 61 - 62)

Kết quả nghiên cứu ở hình 3.12 cho thấy; khi độ dẫn của nước trắng tăng lên sẽ làm tăng độ hút nước của mẫu giấy, tuy nhiên ảnh hưởng của các muối ion kim loại khác nhau lên hiệu quả gia keo lại rất khác nhau. Đối với muối của ion Ca2+, độ hút nước của mẫu giấy chỉ thực sự ảnh hưởng khi độ dẫn của nước trắng lớn hơn 520 µS/cm và biến thiên độ hút nước Cobb60 giữa mẫu giấy sau sấy và sau 7 lưu ngày là rất lớn. Trong khi đó với muối của chứa ion Al3+, khi độ dẫn của nước trắng tăng trên 300 µS/cm thì độ hút nước của mẫu giấy đã khá rõ ràng.

Thực tế quá trình sản xuất tại Nhà máy giấy - Tổng công ty giấy Việt Nam hiện nay không dùng PAC làm chất bắt anion, tuy nhiên hệ thống nước trắng vẫn chứa nhiều ion kim loại Ca2+ và Al3+. Ion Ca2+ đi vào hệ thống do trong quá trình sản xuất giấy có sử dụng bột đá CaCO3 và ion Al3+ đi vào hệ thống do trong xử lý thô cấp nước cho công nghệ có dùng Al2(SO4)3. Trong khi hiện nay chất lượng nước trắng tuần hoàn trong quá trình sản xuất tại Nhà không được kiểm soát, và chỉ tiến hành xả bỏ nước trắng khi sản xuất sản phẩm giấy có chỉ tiêu mầu khác. Kết quả

61

phân tích độ dẫn nước trắng trong quá trình sản xuất tại Nhà máy trong tháng 6 & 7 năm 2010 cho thấy có những thời điểm độ dẫn nước trắng lên tới 650 - 700 µS/cm. Như vậy, để đảm bảo các ion kim loại Ca2+

và Al3+ trong nước trắng không ảnh hưởng tới hiệu quả gia keo Nhà máy cần tiến hành việc phân tích và kiểm soát nồng độ của hai ion trên trong hệ thống nước trắng và tiến hành xả bỏ hoặc tiến hành bổ xung bằng nước sạch để không ảnh hưởng tới hiệu quả gia keo AKD.

Hình 3.12: Ảnh hƣởng của các ion kim loại lên độ hút nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả gia keo AKD trong sản xuất giấy tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)