Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 30 - 32)

- Bƣớc 3: Xác định nhu cầu vốn bổ sung thừa hoặc thiếu: ứng với mức

1.3.2.3 Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán với doanh thu thuần tiêu thụ: trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và doanh thu thuần có thể chia làm hai loại:

+ Nhóm 1: Những chỉ tiêu có khả năng thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và thƣờng chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần theo thời gian. Bao gồm Các khoản mục thuộc tài sản nhƣ Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, Phải thu khách hàng, Trả trƣớc cho ngƣời bán, Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, Hàng tồn kho,…Các khoản mục thuộc Nguồn vốn nhƣ Phải

26

trả ngƣời bán, Ngƣời mua trả tiền trƣớc, Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc, Phải trả ngƣời lao động, Lợi nhuận chƣa phân phối, …

+ Nhóm 2: những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần tiêu thụ thay đổi. Bao gồm các chỉ tiêu còn lại trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ của từng chỉ tiêu ta cần chú ý dựa trên số liệu thực tế nhiều năm để xác định và phân loại từng chỉ tiêu.

- Xác định trị số các chỉ tiêu dự báo: + Đối với các chỉ tiêu nhóm 1:

Trị số dự báo từng chỉ tiêu nhóm 1 =

Doanh thu thuần tiêu thụ dự báo *

Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh thu thuần

tiêu thụ

Trong đó:

Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh thu thuần =

Trị số thời kỳ trước từng chỉ tiêu

* 100 Doanh thu thuần tiêu thụ thời kỳ trước

Đối với các chỉ tiêu còn lại ta giữ nguyên giá trị cuối năm trƣớc trên bảng cân đối kế toán dự báo.

Sau khi xác định đƣợc các chỉ tiêu dự báo, căn cứ vào tổng số nguồn vốn và tổng tài sản dự báo ta sẽ tính ra số vốn thừa và thiếu ứng với mức doanh thu mới theo công thức:

Số vốn thừa hoặc thiếu

ứng với DTT mới = Tổng nguồn vốn dự báo - Tổng tài sản dự báo

Số vốn thừa hoặc thiếu đúng bằng chênh lệch giữa phần tăng và giảm nguồn vốn dự báo so với phần tăng giảm tài sản dự abso ứng với mức doanh thu thuần mới. Qua đó có thể biết đƣợc mỗi đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp cần có lƣợng vốn bổ sung tƣơng ứng là bao nhiêu. Từ đó tiến hành xác định chính sách huy động vốn mà doanh nghiệp có khả năng tự trang trải nhƣ lợi nhuận giữ lại, còn phải huy động vốn từ bên ngoài bao nhiêu,…

27

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)