Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội luận văn ths kinh doanh (Trang 87 - 90)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

4.3.2.Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố tập trung vào các nội dung sau:

4.3.2.1. Phát triển thị trường

Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế ở thị trƣờng truyền thống: Đông Bắc Á trong đó chú trọng Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc và Đài Loan; Tây Âu trong đó chú trọng thị trƣờng Đức và Pháp; Bắc Mỹ và ASEAN. Mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trƣờng mới: Trung Đông và Bắc Âu...

Phát triển thị trƣờng nội địa tăng cƣờng liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phƣơng trong cả nƣớc, phát huy thế mạnh thị trƣờng tại các địa phƣơng trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ... và thị trƣờng tại các đô thị lớn.

4.3.2.2. Phát triển các sản phẩm du lịch

- Du lịch văn hóa: Phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái: Tập trung vào các sản phẩm tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vƣờn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hƣơng Sơn; khu vực núi Sóc – hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Hình thành các khu vui chơi giải trí tổng hợp ở Sóc Sơn, khu vui chơi giải trí mang tính khám phá thiên nhiên ở Ba Vì, khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì hoặc Sóc Sơn; khu vui chơi giải trí thể giới nƣớc Hồ Tây; khu Thiên đƣờng Bảo Sơn.

+ Du lịch MICE khai thác các sự kiện chính trị quốc tế; các sự kiện văn hóa thể thao lớn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên; các sự kiện du lịchl: hội chợ du lịch, festival du lịch...

+ Du lịch nghỉ dƣỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn.

- Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thƣơng mại, trung tâm mua sắm hiện đại; các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng.

- Du lịch nông nghiệp: Phát triển tại ở các vùng ngoại thành bổ sung cho các chƣơng trình nội đô.

4.3.2.3. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch

- Phát triển đa dạng hệ thống cơ sở lƣu trú, bám theo các trục phát triển và các đô thị vệ tinh bao gồm: Trục Hồ Tây – Ba Vì; Trục Hồ Tây – Cổ Loa; Trục quốc lộ 32; Trục đại lộ Thăng Long; Trục phát triển vành đai 3; Trục phát triển vành đai 3,5.

- Phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú gắn với sinh thái dọc theo các vành đai xanh bao gồm: Vành đai xanh hai bờ sông Hồng; Vành đai xanh cảnh quan sinh thái; Vành đai xanh hai bờ sông Đáy.

- Tại các cụm du lịch trọng điểm, các khu, điểm du lịch: Tập trung nâng cấp chất lƣợng, thay thế... hệ thống cơ sở lƣu trú hiện có và phát triển mới hệ thống cơ sở lƣu trú đa dạng phù hợp với định hƣớng thị trƣờng.

- Phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú đặc thù tại các khu vực: Các làng nghề truyền thống; Các khu vực có ngƣời dân tộc thiểu số; Các làng Việt cổ; Các khu phố cổ ở trung tâm Hà Nội.

4.3.2.4. Hệ thống cơ sở văn hóa vui chơi giải trí

Phát triển hệ thống cơ sở văn hóa và vui chơi giải trí theo định hƣớng Quy hoạch chung Hà Nội tại các khu vực: Khu vực Trung tâm Hà Nội; Đô thị Sóc Sơn; Trục Hà Nội

– Cổ Loa và đô thị Đông Anh; Trục Hồ Tây – Ba Vì; Đô thị Hòa Lạc; Đô thị Xuân Mai; Khu vực 2 bờ sông Hồng; Đô thị Phú Xuyên; Vành đai xanh cảnh quan sinh thái (phía tây nam Hà Nội dọc theo sông Nhuệ từ Tây Tựu – Hà Đông – Thanh Trì).

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố và các quy hoạch chuyên ngành khác phải đƣợc xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển KT-XH chung của thành phố. Việc xây dựng, đầu tƣ phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trƣớc hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố và phù hợp với quy hoạch tổng thể du lịch của cả nƣớc.

Bên cạnh đó, thành phố cần thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch theo định hƣớng, mục tiêu đã đƣợc xác định. Chẳng hạn, xây dựng cơ chế mở đặc thù để thu hút vốn đầu tƣ cho các dự án. Xây dựng cơ chế ƣu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành mở các tour, tuyến mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng nhƣ thu hút đƣợc nguồn khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội. Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trƣờng cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh đƣợc hoạt động kinh doanh du lịch ở mọi nơi trên địa bàn thành phố, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nhân tổ chức và phát triển các mô hình hoạt động kinh doanh khai thác tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch cần nghiên cứu tổng kết thực tiễn thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch ở thành phổ để rút kinh nghiệm, bổ sung về lý luận và nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội luận văn ths kinh doanh (Trang 87 - 90)