Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách quản lý hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội luận văn ths kinh doanh (Trang 73 - 76)

5. Giới thiệu kết cấu lớn của luận văn

3.2.2.Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách quản lý hoạt động du lịch

3.2.2.1. Triển khai phổ biến các chính sách, pháp luật của các cơ quan trung ương liên quan đến du lịch

Luật Du lịch đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận đƣợc với Luật Du lịch của nhiều nƣớc trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác kinh doanh

với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhắm thể hiện chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tƣ, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

3.2.2.2. Phối hợp thực hiện và giám sát các chương trình, dự án phát triển du lịch do các cơ quan trung ương thực hiện

Tiếp thu, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phƣơng thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phƣơng có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trƣơng, chính sách này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH, góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân tại địa phƣơng; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ và khai thác; chất lƣợng phục vụ du khách đƣợc nâng lên một bƣớc; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.

Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doạn du lịch những quy định của pháp luật về du lịch; thƣờng xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách một bƣớc thủ tục đăng ký kinh

doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chƣa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ những cũng đã có thông thoáng hơn.

3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

3.2.3.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Hà Nội những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lƣu trú, ăn uống và lữ hành.

Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho phòng Văn hóa – Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Nhận thức đƣợc vấn đề này, công tác quản lý nhà nƣớc tại khu điểm du lịch lớn đƣợc quan tâm bằng việc thành lập các Ban quản lý Khu du lịch.

3.2.3.2. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch

Có thể nói Hà Nội là một trong địa phƣơng có các chính sách ƣu đãi trong đầu tƣ phát triển du lịch. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có những chính sách về ƣu đãi đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣu vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn thành phố. Theo đó tất cả các nhà đầu tƣ thực hiện hoạt động đầu tƣ vào các khu du lịch đều đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi nhƣ: ƣu đãi về giá thuê đất, mặt nƣớc; vốn đầu tƣ; lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng, thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tƣ và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng.

3.2.3.3. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước địa phương kinh doanh du lịch

Hà Nội đã tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo hƣớng cổ phần hóa nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt

động và tăng khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn trƣớc đây, thể hiện qua việc vốn đƣợc tập trung nhiều hơn, thị trƣờng đƣợc mở rộng ra các nƣớc trong khu vực, công nghệ đƣợc đầu tƣ cải tiến,...từ đó thu nhập của ngƣời lao động cũng tăng lên, nộp ngân sách nhà nƣớc cũng tăng, từng bƣớc thích nghi và phát triển với cơ chế thị trƣờng và xu thế hội nhập của đất nƣớc. Bƣớc đầu đã đảm bảo sự ổn định vể tƣ tƣởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công nhân viên, bảo vệ tốt tài sản nhà nƣớc. Thông qua việc sắp xếp lại, thành phố cũng đã tiến hành xử lý những bất cập về tài sản và vốn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết giữa kinh tế nhà nƣớc với các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế nhà nƣớc nói chung, các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm các công ty 100% vốn nhà nƣớc và công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc) nói riêng đã có bƣớc phát triển về quy mô và chất lƣợng, bƣớc đầu đã khẳng định đƣợc vai trò chi phối thị trƣờng, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác trên địa bàn thành phố theo định hƣớng phát triển du lịch của Trung ƣơng và địa phƣơng đề ra. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh và hiện quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau sắp xếp lại vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch ở hà nội luận văn ths kinh doanh (Trang 73 - 76)