Đặc điểm địa hình của từng khu vực: * Khu Việt Bắc:

Một phần của tài liệu skkn hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình việt nam (Trang 38 - 40)

III. DẠNG BÀI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH DỌC THEO LÁT CẮT NÊU Ý NGHĨA CỦA LÁT CẮT ĐỊA HÌNH.

2. Đặc điểm địa hình của từng khu vực: * Khu Việt Bắc:

bằng Bắc Bộ với 6 thang bậc địa hình: <50m; 50-200m; 200-500m; 500-1000m; 1000-1500m; >1500m.

2. Đặc điểm địa hình của từng khu vực:* Khu Việt Bắc: * Khu Việt Bắc:

- Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu với chiều dài lát cắt là 150m - Là khu vực có độ cao lớn nhất toàn miền với nhiều đỉnh có độ cao trên 1500m. - Đặc điểm hình thái: Là khu vực địa hình núi có độ dốc, độ chia cắt, độ cao lớn nhất trên toàn bộ lát cắt.

- Ban đầu lát cắt chạy trên một nền địa hình khá bằng phẳng của sơn nguyên Đồng Văn với độ cao khoảng 1500m, sau đó đột ngột giảm xuống còn 500m và lại tiếp tục được nâng lên đến độ cao khoảng 1400m ở rìa đông của sơn nguyên Đồng Văn. Đến thung lũng sông Năng độ cao hạ thấp còn 50 m rồi đột ngột nâng cao

1578m (đỉnh Phia Booc). Độ cao giảm dần khi đến sông Cầu- và đây là ranh giới với khu Đông Bắc.

- Nguyên nhân: Khu Việt Bắc có lịch sử địa chất lâu đời, được hình thành trong đại Cổ Sinh và Trung Sinh lại chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya với cường độ lớn nên địa hình khu vực này được nâng cao và trẻ hóa, núi có đặc điểm hình thái sắc sảo, đỉnh nhọn thung lũng sâu và rất hiểm trở.

* Khu Đông Bắc

- Từ sông Cầu đến sông Thương dài khoảng 78 km

- Là vùng đồi trung du có độ cao trung bình toàn vùng từ 200-500m

- Hình thái: độ cắt xẻ địa hình ít, đồi núi có dạng đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Khu vực này có dạng đồi bát úp rất đặc trưng cho vùng đồi trung du Việt Nam.

- Ban đầu từ thung lũng sông Cầu cao khoảng 50m được nâng lên khoảng 700m khi lát cắt chạy qua cánh cung Ngân Sơn. Sau đó lát cắt chạy qua vùng đồi thấp độ cao khoảng 200m nằm gần cánh cung Bắc Sơn. Khi vượt qua cánh cung Bắc Sơn lát cắt còn đi qua dải đồi bát úp với độ cao trung bình khoảng 200m trước khi đến thung lũng sông Thương-đây cũng là ranh giới với khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Nguyên nhân: Khu vực Đông Bắc được hình thành chủ yếu vào giai đoạn cuối đại Cổ Sinh đồng thời chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya với cường độ yếu nên địa hình của khu vực nâng lên thấp , núi đồi có đặc điểm đỉnh tròn, thung lũng mở rộng

* Khu đồng bằng Bắc Bộ:

- Từ sông Thương đến cửa sông Thái Bình dài 102 km - Địa hình thấp nhất mà lát cắt chạy qua, độ cao <50m - Là khu vực tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể.

- Sau khi qua thung lũng sông Thương lát cắt chạy qua địa hình đồng bằng Bắc Bộ với độ cao trung bình khoảng 50m, chỉ có bộ phận rìa phía Bắc, địa hình mang tính chuyển tiếp nên độ cao lớn hơn, có chỗ đạt 200m, lát cắt đi qua các sông Lục Nam, Kinh Thầy và kết thúc tại cửa sông Thái Bình.

- Nguyên nhân: Khu vực đồng bằng Bắc Bộ hình thành trong đại Tân Sinh, là vùng sụt lún được bôi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, hầu nhưn

không chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya, nên địa hình thấp và khá bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi sót, nhất là ở rìa đồng bằng.

Một phần của tài liệu skkn hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w