Đặc điểm từng dạng địa hình:

Một phần của tài liệu skkn hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình việt nam (Trang 26 - 28)

- Trường Sơn Nam:

3. Đặc điểm từng dạng địa hình:

a. Miền núi:

- Chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc

- Độ cao: là miền núi cao đồ sộ nhất nước ta với các dãy núi có độ cao trung bình >1500m, trong đó nổi bật là dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Bắc (dẫn chứng một số đỉnh núi cao).

Do: Là bộ phận của địa máng Đông Dương nên có cường độ nâng mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo, nhất là ở Tây Bắc.

- Hướng núi:

+ Hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam (DC)

Do: Trong quá trình hình thành chịu tác động của các khối nền cổ có hướng

Tây Bắc-Đông Nam như khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt… + Hướng phụ: Tây-Đông (DC)

- Hướng nghiêng : Tây Bắc-Đông Nam

Do: Vào giai đoạn Tân kiến tạo, phần phía Tây và Tây Bắc được nâng

mạnh, cường độ nâng yếu dần về phía Đông và Đông Nam. - Đặc điểm hình thái:

+ Các núi trong miền có độ chia cắt ngang và độ chia cắt sâu lớn, đỉnh nhọn, sườn dốc.

+ Ngoài ra trong miền còn xuất hiện dạng địa hình Cacxơ, lòng chảo, cánh đồng giữa núi (DC)

b. Đồng bằng

- Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở phía Đông, Đông Nam, - Độ cao: thấp <50m

- Nguồn gốc: do tác động bồi tụ của sông, biển

+ Các đồng bằng có diện tích lớn ở phía Bắc như đồng bằng sông Mã (Thanh Hóa), đồng bằng sông Cả (Nghệ An)…chủ yếu được bồi tụ bởi phù sa sông.

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp phía Nam có nguồn gốc từ sự kết hợp của phù sa sông-biển

+ Đồng bằng càng về phía Nam càng hẹp dần do phần lớn sông ngòi ở Bắc Trung Bộ là sông nhỏ, ngắn, dốc.

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt với nhau do các dãy núi lan sát ra biển. + Trong các đồng bằng vẫn xuất hiện dạng địa hình đồi núi sót.

- Hướng mở rộng, phát triển của đồng bằng: tốc độ lấn biển của các đồng bằng nhỏ và chậm

Do lượng phù sa của các con sông của miền không lớn

Một phần của tài liệu skkn hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w