0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Các ph−ơng pháp sulfo hóa lignin 27

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT LIGNOSULFOMAT TỪ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY ỨNG DỤNG TRONG GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 31 -35 )

a/ Sulfo hoá bằng tác nhân axit sulfuric đặc [13]

Khi sử dụng axit sulfuric (H2SO4) đặc làm tác nhân sulfo hoá, nhóm HSO3- sẽ gắn vào các vị trí thế của lignin, tạo sản phẩm lignosulfonat. Hiện nay cơ chế phản ứng ch−a đ−ợc khẳng định cụ thể.

28

(R là phần còn lại của phân tử lignin)

Ph−ơng pháp này đã đ−ợc Peter Dilling nghiên cứu, sử dụng H2SO4 nồng độ lớn hơn 95% và duy trì ở nhiệt độ < 200C; thu đ−ợc lignosulfonat có độ sulfo hoá cao và có thể tan trong n−ớc.

b/ Sulfo hoá bằng tác nhân sulfit và bisulfit [32]

Khi dùng tác nhân sulfit hay bisulfit thì phản ứng xảy ra t−ơng tự nh− quá trình nấu bột giấy theo ph−ơng pháp sulfit.

Aulin Erdman và Hecbum đã sulfo hoá lignin thu đ−ợc từ gỗ Piecamarina bằng natri bisulfit. Bjửrman đun nóng và khuấy trộn lignin của gỗ thông trong dung dịch natri sulfit ở pH nhỏ hơn 3, thậm chí 5,5, thu đ−ợc lignosulfonat ở dạng muối. Heclund và Rixenhen nhận thấy khi nấu lignin với natri bisulfit ở 1350C thì lignin tan hoàn toàn sau 10 giờ, thu đ−ợc lignosulfonat chứa 4% S.

29

c/ Ph−ơng pháp sulfo hoá bằng oleum [14]

Sử dụng oleum (SO3) trong axit sunfuric đậm đặc làm tác nhân sulfo hóa lignin để thu đ−ợc sản phẩm có độ sulfo hóa cao, tan tốt trong n−ớc.

Lignin hoặc lignin ch−a sulfo hoá hoàn toàn cho phản ứng với oleum ở nhiệt độ < 400C (hiệu suất cao nhất ở nhiệt độ < 200C). Sau khi trung hoà bằng kiềm nh− các hydroxit của liti, natri, kali, amoni hoặc các amin khác, thu đ−ợc sản phẩm chứa ít nhất là 4,2 – 4,7 mol nhóm SO3H trên 1000g lignin.

d/ Ph−ơng pháp metylsulfo hoá lignin [10]

Theo ph−ơng pháp này, lignin lấy từ dịch đen với công nghệ nấu bột giấy bằng kiềm, tồn tại d−ới dạng muối natri tan trong n−ớc và tách khỏi xenlulôza. Axít hoá bằng CO2 để chuyển nhóm OH phenolic ở dạng muối thành dạng tự do, không tan, từ đó có thể dễ dàng tách ra khỏi dịch đen. pH của dịch đen ban đầu phải đạt 9,7 – 11,0 để đảm bảo l−ợng lignin có khối l−ợng phân tử d−ới 5000 là ít nhất.

Tác nhân metylsulfo hoá là hỗn hợp Na2SO3 và HCHO với tỉ lệ mol HCHO/Na2SO3 tối −u là 0,8 : 1,3. Phản ứng tạo tác nhân metylsulfonat xảy ra nh− sau:

HCH=O + Na2SO3 + H2O HO–CH2–SO3Na + NaOH

30

Hydroxymetylsulfonat chính là tác nhân tấn công vào phần nhân thơm của phân tử lignin, đồng thời một phần Na2SO3 cũng tấn công vào phần mạch propyl của phân tử lignin nh−ng phản ứng xảy ra khó khăn hơn.

Hiệu suất cao nhất của ph−ơng pháp này có thể đạt 90%. Trong phản ứng, formaldehyt d− có thể phản ứng tiếp với lignin đã sulfo hoá làm giảm hiệu suất phản ứng. Vì vậy, cần phải giữ sao cho l−ợng formaldehyt không d−, bằng cách tăng l−ợng Na2SO3 trong tỷ lệ hỗn hợp metylsulfo hoá, vừa làm tăng l−ợng hydroxymetylsulfonat, vừa giảm khả năng xảy ra phản ứng polyme hoá của formaldehyt.

Lignin thu đ−ợc từ phản ứng axit hoá dịch đen sẽ đ−ợc trộn với n−ớc tạo dạng hồ. Khi tác dụng với Na2SO3, pH của hỗn hợp phản ứng tăng lên 7,0 – 7,5. Phản ứng sulfo hoá chỉ thực sự xảy ra khi thêm HCHO vào. Khi đó pH của hỗn hợp phản ứng có thể tăng lên đến 8,0 – 9,2. Sau khi đã cho hết l−ợng tác nhân sulfo hóa, khuấy hỗn hợp phản ứng ở 1400C trong 2 giờ.

Phản ứng diễn ra ở pH vừa phải và nhiệt độ thấp sẽ làm cho lignin không bị phân huỷ thành các phân tử nhỏ và lignosulfonat sản phẩm cũng sẽ có pH thấp.

e/ Nitro hoá rồi sulfo hoá lignin [9]

Nguyên liệu của ph−ơng pháp này là dịch đen của quá trình nấu bột giấy bằng Na2CO3 cũng nh− NaOH. Quá trình bao gồm các b−ớc:

- Tách lignin từ dịch đen bằng ph−ơng pháp kết tủa ở nhiệt độ 800C. - Lọc và rửa lignin kết tủa đến pH = 7.

- Nitro hoá lignin thu đ−ợc bằng axit nitric đặc để thu đ−ợc nitrolignin. - Sulfo hoá nitrolignin thu đ−ợc, sau đó cô đặc và sấy khô.

f/ Tổng hợp sulphat lignin tinh khiết bằng thiết bị siêu lọc [22]

Ph−ơng pháp này sử dụng máy siêu lọc để lọc dịch đen, thu hồi sulfat lignin. Màng siêu lọc làm bằng polyacrylonitrile, rất hữu dụng cho quá trình

31

cô đặc và tách dịch đen. Nếu nâng áp suất lọc, sulfat lignin có thể đạt đ−ợc độ tinh khiết cao (hơn 80%). Độ tinh khiết của sản phẩm có thể đạt đến 90% nếu ta tăng thể tích dòng thẩm thấu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT LIGNOSULFOMAT TỪ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY ỨNG DỤNG TRONG GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 31 -35 )

×