Theo đánh giá của các cơ quan chức năng của nhà nước ta thì tội phạm mua bán người đang được xác định là một trong bốn nhóm tội phạm quan trọng nhất gồm: Cướp có vũ khí, ma tuý, mua bán người, và tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng phải chặn đứng và làm giảm ngay loại tội phạm nguy hiểm này. Tuy nhiên, dù nhiều biện pháp đã được triển khai song hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn rất phức tạp, diễn ra trên mọi miền đất nước. Bên cạnh những nguyên nhân nhất định đó thì vấn đề khung pháp lý trong nước là vô cùng quan trọng, ở đây hệ thống pháp luật trong nước chưa thật sự đủ mạnh và chưa đủ sức cảnh tỉnh những ngưởi đã, đang và chuẩn bị phạm tội, vì thế đã làm cho tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp.
Tại hội thảo thảo quốc tế “Phòng, chống buôn bán người: Viễn cảnh quốc tế, Asean và Việt Nam” do Trung tâm Luật hình sự-Tội phạm học của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã cho thấy, để tăng cường đấu tranh có hiệu quả với nạn mua bán người Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị các tội phạm này.
Cần phải xây dựng được một khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng. Hiến pháp nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các văn bản pháp luật đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý mọi hành vi lạm dụng tình dục, vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em. Mặc dù cho đến nay chưa có một đạo luật riêng về phòng, chống mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ và trẻ em riêng, nhưng nhiều văn bản pháp luật của chúng ta đã hàm chứa các quy định về vấn đề này như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự và hàng loạt văn bản có liên quan dưới giác độ phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như các quy định về bảo vệ nạn nhân, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên chỉ có chế tài áp dụng đối với tội mua bàn người trong Bộ luật Hình sự Việt nam được đánh giá là nghiêm khắc.
Vì vậy trong tương lai nước ta cần ban hành một đạo luật riêng về phòng chống mua bán người để tạo nền tảng vững chắc trong công cuộc phòng và chống tội phạm
mua bán người nói chung, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, vấn đề này đã và đang trở thành gánh nặng của xã hội nước ta nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM LÀM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong những năm qua từ thực tiển của công tác đấu tranh phòng chống tội mua bán người ở nước ta cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân đã làm cho tội phạm này ngày một gia tăng và đang ở trong mức báo động. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp tốt nhất để kiềm chế sự gia tăng này một cách hợp lý và kịp thời, từ những khâu cơ bản như công tác phòng chống tội phạm tới khâu giải quyết những hậu quả đã xảy ra trên thực tế hay những mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân cũng như người phạm tội. Ởđây qua quá trình nghiên cứu, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tội phạm này.
3.1 Cải thiện kinh tế
3.1.1 Tạo công ăn việc làm cho người dân
Đây là yếu tố có ý nghĩa then chốt của vấn đề. Cải thiện đời sống cho người dân, tạo công ăn việc làm cho họ, đó là những biện pháp cơ bản để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này. Khi có công ăn việc làm đầy đủ, không quá bị thúc bách về vấn đề thu nhập, con người sẽ không bị rơi vào tình trạng “nhắm mắt đưa chân”. Hơn nữa, có việc làm không chỉ giúp con người có thu nhập mà còn tăng thêm cho họ nhận thức và sự hiểu biết về mọi mặt, trong đó có nhận thức về các hoạt động lừa đảo nói chung và lừa gạt phụ nữ, trẻ em nói riêng. “Ở nước ta trong 5 năm thực hiện Chương trình 130/CP của Chính Phủ, các địa phương tiếp nhận 2.936 nạn nhân tội phạm buôn người, trở về tái hoà nhập cộng đồng. 80% nạn nhân được tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp lý, cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ và 30% nhận được kinh phí hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, hỗ trợ học nghề. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì vấn đề tạo việc làm cho các nạn nhân đối với nhiều địa phương không hềđơn giản, vướng mắc ngay trong trình độ nhận thức của cán bộđịa phương và cả sự thiếu cởi mở của nhiều doanh nghiệp”35.
Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của Chương trình 130/CP, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế pháp lý, về tố tụng và thực thi pháp luật, về các hoạt động hợp tác quốc tế, về bảo vệ nạn nhân hồi hương, tái hoà nhập cộng đồng và truyền thông phòng ngừa buôn bán người thì Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽđẩy mạnh, đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tuyên truyền cơ sở, gắn công tác truyền thông với các chương trình hỗ trợ vốn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trong đó ưu tiên các nhóm phụ nữ, trẻ em nguy cơ, thiệt thòi.
3.1.2 Xóa đói giảm nghèo-Nâng cao nhận thức
Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài do Bộ Công an hợp tác với tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) thực hiện, nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng trên ngày càng tăng là do đời sống kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí, sự hiểu biết còn thấp. “Trong số trên 1.750 nạn nhân của những vụ “buôn người”, có hơn một nửa là người mù chữ hoặc chỉ dừng lại ở cấp tiểu học. Nghề nghiệp của các nạn nhân trước khi bị lừa bán ra nước ngoài chủ yếu là làm ruộng và thất nghiệp”36. Những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế về trình độ nhận thức đã đưa họ trở thành “miếng mồi” ngon cho những tên “buôn người”. Như vậy, phải giải quyết bài toán về sự đói nghèo cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, vì việc phòng chống tệ nạn mua bán người chỉ đạt được hiệu quả tích cực với sự tham gia của chính những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân. Nói một cách cụ thể, là làm sao cho tất cả người dân có đời sống kinh tếổn định, có công ăn việc làm, có khả năng thu nhập để có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đời sống trong nền kinh tế thị trường có quá nhiều hàng hóa, tiện nghi. Thêm vào đó, người dân phải có nền tảng tri thức tối thiểu để không chỉ hiểu được những điều luật pháp cấm đoán mà còn phải nhận thức được giá trị nhân bản của chính mình mà không làm những điều đi ngược với đạo đức xã hội.
Để làm được điều này, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn… cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao ở những vùng khó khăn, song song với việc trang bị kiến thức cho họ về nguy cơ bị buôn bán với viễn ảnh tương lai đen tối nếu chẳng may bị sa vào. Vấn đề thực sự xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cũng hết sức cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, vì nhờ đó họ có thể tiếp cận với mọi thông tin từ các phương tiện truyền thông để tự bảo vệ mình. Đồng thời sự mở mang trí óc bằng kiến thức học hành căn bản cũng giúp rất nhiều cho con người nhận ra những điều phải trái. Cần đưa vào chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học vấn đề mua bán người với những phương thức phòng ngừa trong môi trường xã hội phức tạp cũng như giúp cho các em thấy được tính chất phi nhân tội ác của để các em hình thành ý thức đạo đức ngay từ tuổi nhỏ. Do vậy, ngành giáo dục cũng phải dự phần tham gia chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người. Ngoài ra cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng cách tuyên truyền, hỗ trợ người dân nâng cao cảnh giác, nhận thức biết tự bảo vệ mình, nhất là khi đi làm ăn xa, khi kết hôn với người nước ngoài, thận trọng chu đáo để tránh tình trạng rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh trở thành điểm nóng của tệ nạn này, do đó trong nhiều năm qua tỉnh này đã hưởng ứng chương trình 30/CP của Chính Phủ và rút kinh
nghiệm thực tế từ nhiều năm nên năm nay Hội liên hiệp phụ nữ Lạng Sơn coi trọng hơn đến việc nâng cao kiến thức xã hội, nhận thức của phụ nữ về loại tệ nạn này. Thực tế cho thấy, những phụ nữ hoàn cảnh éo le thường nằm trong nhóm nguy cơ cao. Để thoát khỏi nguy cơ bị mua bán, “nhóm nguy cơ cao” cần sự giúp đỡ của cộng đồng, nhất là các cấp hội phụ nữ cần giúp họ không chỉ về nhận thức, về tinh thần mà đặc biệt là giúp họ vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
“Chỉ riêng kênh hoạt động của các cấp hội phụ nữ cho thấy: năm 2005, Lạng Sơn có 160 phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao (là phụ nữ sống độc thân, gia đình bất hoà, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có độ tuổi từ 18 đến dưới 50 tuổi; trẻ em từ 14 đến 18 tuổi, không đi học, bố mẹ ly thân…) và nạn nhân bị buôn bán đã có cơ hội quay trở về. Từ công tác nắm tình hình, các cấp hội phụ nữ vận động họ tham gia vào 4 câu lạc bộ phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em tại các xã Thuỵ Hùng, Yên Trạch và các thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc thuộc huyện biên giới Cao Lộc (Lạng Sơn). Mỗi câu lạc bộ có từ 25 đến 30 thành viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông cho các đối tượng là nạn nhân và nguy cơ bị mua bán. Mỗi câu lạc bộđược trang bị 40 đầu sách các loại về kiến thức phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Hoạt động của câu lạc bộ được duy trì mỗi tháng một lần để truyền thông theo nhóm; đồng thời gần 1,2 tỷđồng đã được giải ngân tại 2 xã và 2 thị trấn cho 218 hội viên phụ nữ có thêm điều kiện phát triển chăn nuôi. Ngoài 4 câu lạc bộ này, Hội liên hiệp phụ nữ Lạng Sơn còn thành lập các nhóm phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nhóm phụ nữ bị mua bán quay trở về) tại xã Mai Pha, Vĩnh Trại, Hoàng Đông (Tp.Lạng Sơn) và xã Hoà Cư, Hồng Phong, Bảo Lâm, Bình Trung (huyện Cao Lộc)… Thành viên của nhóm được các cấp hội phụ nữ quan tâm khá toàn diện, nhất là sự hỗ trợ chị em về kiến thức sản xuất, tạo điều kiện về vốn đầu tư cho sản xuất, hỗ trợ nhà ở. Khi tái hoà nhập cộng đồng, họ là kênh truyền thông rất hiệu quả cho hoạt động phòng chống buôn bán người. Cùng với hoạt động truyền thông, công tác đấu tranh chống loại tội phạm này trên địa bàn Lạng Sơn cũng quyết liệt. Như vậy, tình hình tội phạm về buôn bán phụ nữ và trẻ em qua tuyến biên giới Lạng Sơn về cơ bản đã giảm về số lượng nhưng tính chất ngày càng trở lên phức tạp hơn”.37
Tội phạm mua bán người hiện nay đã đến mức báo động, để ngăn ngừa tình trạng buôn bán mua bán người một cách có hiệu quả, không chỉ nâng cao nhận thức của các gia đình trong diện nguy cơ cao (nợ nần, đông con, bất hòa, học vấn thấp, sống ở nông thôn…) mà truyền thông xã hội phải lấy cha mẹ làm đối tượng chính để tuyên truyền vận động. Bởi họ chính là những người có vai trò quan trọng tác động, định hướng vào
37
http://www.molisa.gov.vn/others/faq/faqdetail/tabid/211/newsid/46095/seo/Nan-nhan-buon-ban-phu-nu-va-
đời cho con cái và đưa ra những lựa chọn an toàn để bảo vệ con gái mình trước nạn mua bán người.
Việc phòng ngừa mua bán người có hiệu quả hay không phải bắt đầu từ ý thức con người và cần phải giáo dục con người ngay từ trong gia đình, nhà trường. Trên thực tế trong thời gian qua đa số các vụ mua bán người ra nước ngoài, mới chỉ giải quyết được phần ngọn, hầu hết các vụ mua bán có yếu tố nước ngoài đều không có điều kiện xác minh, bắt giữ và xử lý. Để chặn đứng được vấn nạn này thì điều quan trọng cần làm tốt công tác thông tin, giáo dục truyền thông để làm chuyển biến trong nhận thức của người dân, nhất là những người dân ở những nơi đang là điểm nóng của nạn buôn bán người nhưở vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới, hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Một điều quan trọng nữa đó là cần có sự nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác này và coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên để tăng cường chỉ đạo, gắn kết với các chương trình kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân, giúp cho việc phòng ngừa mua bán người hiệu quả.
3.1.3 Phát triển kinh tế – xã hội và hạn chế các tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi
Phần lớn những người bị mua bán là ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng gần biên giới là những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu việc làm. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng gần biên giới sẽ góp phần làm giảm tình trạng đói nghèo, không có việc làm, thiếu việc làm của người lao động ở các khu vực này, để hạn chế việc người dân phải đi xa làm ăn, buôn bán từ đó giảm bớt tình trạng nạn nhân bị lừa dối đem bán ra nước ngoài – tức là hạn chế tội mua bán người phát sinh do những khó khăn về kinh tế và sự mất cảnh giác của các nạn nhân của tội phạm. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế xã hội chỉ mang lại hiệu quả bền vững và phát huy được được tác dụng hạn chế các nguyên nhân, điều kiện của tội mua bán người khi kết hợp giải quyết tốt các vấn đề như: phát triển kinh tế phải kết hợp với khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương; phát triển kinh tế kết hợp với hạn chế và loại bỏđược các yếu tố tiêu cực phát sinh từ quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đểđất canh tác bị thu hồi phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị nhưng người lao động không bịđẩy vào tình trạng thiếu việc làm hoặc không có việc làm.