Đậy là một trong những điểm mà bọn mua bán người khai thác ở nạn nhân một cách triệt để và toàn diện nhất, một khi nạn nhân nhẹ dạ, cả tin thì họ dễ dàng nghe hay tin vào những lời hứa hẹn, dụ dổ của bọn phạm tội và sẽ nhanh chóng trở thành nạn nhân của bọn chúng.
Như trường hợp của chị Tô chỉ vì nhẹ dạ, cả tin mà chị phải gánh chịu tủi nhục làm vợ không hôn thú nơi đất khách 19 năm dài đăng đẳng. “Khoảng tháng 10/1992, chị Tô theo một người phụ nữ tên Trang về Hưng Yên chơi. Vì ở cùng xóm nên chị
không đề phòng người này. Sau khi uống cốc nước có thuốc mê, chị Tô bị bán sang Trung Quốc, làm vợ một người đàn ông bản địa. những năm tháng đầu chị làm vợ
không hôn thú đã phải chịu biết bao khổ cực. Chị Tô làm quần quật các công việc nhà, ruộng vườn. Người chồng sợ chị bỏ trốn không cho vợ đi ra khỏi cửa.
Ngôn ngữ bất đồng khiến người phụ nữ này càng khổ sở. Nhiều năm liền, chi Tô bị giam lỏng. Anh chồng là lao động tự do lại ham mê cờ bạc, nên cuộc sống quá khó khăn. Nhiều lần chị bị anh ta đánh vỡ xương bánh chè, ném xuống ao giữa trời lạnh giá. Khi sinh được cho anh ta 3 đứa con, hai gái một trai, chị Tô mới được ra ngoài làm việc. Người chồng này xin cho vợ vào một cơ sở dệt. Tiền lương của chị cũng chỉ đủ nuôi các con, không để dành được chút ít nên nhiều lần muốn trốn về Việt Nam, người đàn bà này đành bất lực. Vì thế gần 20 năm sau chị mới có cơ hội trở về Việt
Nam với hai bàn tay trắng, và chị đã tố cáo hành vi buôn người của Trang với cơ
quan chức năng”.24
Điều đáng quan tâm hơn nữa ở đây là tình trạng kẻ buôn người sử dụng tình cảm, đặt quan hệ yêu đương với các cô gái để lừa lên biên giới sau đó bán sang các nước làm gái mại dâm. Dưới đây là hai vụ án điển hình cho tình trạng bọn mua bán người sử dụng tình cảm để lừa gạt nạn nhân.
Vụ án 1: Đó là trường hợp của Vi Thị Lụa 20 tuổi, trú tại xã Hoàng Hải (Quảng Uyên, Cao Bằng). Xinh xắn, chịu khó, Lụa đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều chàng trai cùng xã. Thế nhưng, cô gái này muốn đi xa để lập nghiệp. Cuối năm 2008, Lụa ra thị xã Cao Bằng làm cho một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh lĩnh vực du lịch.
Trong một bữa tiệc sinh nhật của người bạn, Lụa đã gặp Mã Thanh Cường, 25 tuổi, trú tại tổ 5, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng. Lúc đó, Lụa không biết là Cường nghiện ma túy. Những ngày sau, Cường thường xuyên trồng cây si ở nơi Lụa trọ. Giả vờ chân thành, Cường còn đưa Lụa về nhà mình chơi. Được 1 tháng, Cường rủ Lụa sang Trung Quốc làm ăn. Anh ta bảo sang đấy có người quen xin việc, làm nhẹ
nhàng mà lương cao gấp nhiều lần ở Cao Bằng.
Tin lời bạn trai, ngày 21/12/2008, Lụa đã theo Cường ra bến xe khách Cao Bằng, bắt xe đi đến ngã ba Đồng Đăng (Lạng Sơn), rồi từ đó đi bộ qua đường mòn sang Bằng Tường (Trung Quốc). Khi 2 người dắt nhau đến đỉnh một ngọn đồi bên Trung Quốc thì có một người đàn ông tên là Đạt, người quen của Cường đứng đón,
đưa về nhà nghỉ. 1 tuần trôi qua, không thấy được đi làm, Lụa đòi về. Cường viện lý do đang phải làm giấy thông hành để hoãn binh. Thực ra, lúc này anh ta và Đạt đang tìm mối bán Lụa.
Mấy ngày tiếp theo, vì Lụa kiên quyết đòi về nên Đạt giả vờ đồng ý. Anh ta dẫn Lụa đi bộ quay về hướng biên giới. Nhưng chỉ được nửa đường, từ trong một chiếc taxi đỗ cạnh đường, 2 gã đàn ông bịt mặt lao ra, túm lấy Lụa lôi lên xe. Đường mòn heo hút, vắng tanh người qua lại. Lụa gào khóc, kêu cứu cũng chẳng có ai nghe thấy.
Chúng đưa Lụa đến một căn nhà và nói rằng cô đã bị bán rồi, khôn ngoan thì nghe lời chủ, nếu không sẽ bị đánh. 3 ngày sau, theo lệnh của người phụ nữ này, 1 người đàn ông khoảng 50 tuổi, người Việt Nam đưa Lụa đến một quán mại dâm ở
Quảng Châu.
Trên đường đi, cô gái trẻ nung nấu ý định trốn thoát. Chính vì thế, khi ngủđêm ở
Nam Ninh, Lụa giả vờ lăn lộn kêu đau bụng, nhờ người đàn ông kia đi mua thuốc điều trị và thêm mấy viên thuốc ngủ về cho cô uống để ngủ được qua đêm. Tưởng thật, gã
24 http://ngoisao.net/news/hinh-su/2011/02/161687-19-nam-tui-nhuc-bi-ban-lam-vo-khong-hon-thu/
đàn ông khóa cửa lại, đi mua thuốc theo yêu cầu của Lụa. Khi gã về, Lụa cũng giả vờ
uống thuốc. Nhưng lợi dụng lúc gã đi vệ sinh, cô nghiền nhỏ mấy viên thuốc ngủ cho vào bình trà của gã. Sau đó, cô giả vờ ngủ thiếp đi.
Sau khi uống hết bình trà, gã đàn ông lăn ra ngủ say tít. Chỉ chờ có vậy, Lụa lẻn dậy, mở cửa chạy ra ngoài. Không dám đi trong đêm, Lụa trốn vào một ngách kín ven
đường. Rạng sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló, Lụa vội vàng tìm hỏi đường về Việt Nam. Cô không biết tiếng Trung Quốc, chỉ biết nói "Việt Nam, Việt Nam". Một số
người đoán cô gái này là người Việt Nam bị lừa bán nên đã thương tình, chỉ đường cho cô chạy theo hướng về biên giới Lạng Sơn. Lụa được các cán bộở Cục Hải quan Cốc Nam (Trung Quốc) cứu thoát, đưa về trụ sở. Và ngày hôm sau em đã được an toàn trở về nhà qua cửa khẩu Lạng Sơn.25
Vụ án 2: Yêu nhau một thời gian, Niên rủ Thoan lên Lạng Sơn kiếm tiền để tổ
chức đám cưới. Tuy nhiên, cô không ngờ đã bị nam thanh niên bán trao tay cho một tú bà buôn người. Theo nạn nhân, 8 năm sống tủi hờn nơi đất khách quê người, trong những lúc tuyệt vọng nhất cô từng có ý định buông xuôi, tìm cách kết liễu cuộc đời mình. Tuy nhiên, hận thù người đàn ông mà cô từng đặt niềm tin, Thoan quyết tìm cơ
hội trở về nước, tố cáo hành vi phạm tội của người này.
Nạn nhân cho biết, 8 năm trước khi quen biết Nguyễn Văn Niên ở Cẩm Khê (Phú Thọ), cô mới xấp xỉ tuổi 30. Vào một buổi tối, Niên bàn lên Lạng Sơn tìm việc làm kiếm tiền để tổ chức đám cưới. Nghe lời, ngay sáng hôm sau cả hai tìm đến đây và gặp một người phụ nữ trung tuổi. Thoan bảo, về sau này mới biết đó là một Tú bà buôn người. Sau 4 tháng bị đầy đọa trong các động mại dâm ở thị xã Thiếu Tằng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cô được một người tên Dũng mua về làm vợ. Gia đình nhà chồng coi cô như một món đồ, tận dụng triệt để sức lao động. Đêm đêm, khi chồng đã hả hê, say giấc nồng thì Thoan lại nằm khóc.
Sau vài lần bỏ trốn không thành và bị nhà chồng bắt lại, Thoan bị đánh đập không thương tiếc rồi bị thúc quản chặt chẽ. Sự việc chỉ kết thúc khi Thoan mang thai rồi sinh cậu con trai đầu lòng. Đầu tháng 3, người phụ nữ này đã trở về nước sau 8 năm lưu lạc nơi đất khách quê người. Theo cơ quan điều tra, lật lại vụ án sau 8 năm không dễ dàng bởi chỉ dựa theo lời tố cáo của nạn nhân. Tuy nhiên, sau những ngày rong ruổi khắp các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An… để xác minh, công an Phú Thọ đã bắt Niên về hành vi mua bán người. Hiện một mũi trinh sát vẫn đang tiếp tục lần theo tung tích bắt giữ những người còn lại trong đường dây.26
Từ hai vụ án trên cho thấy, chúng ta cần phải cảnh giác cao độ với những kẻ mua bán người, bởi vì họ có thể ngụy trang dưới mọi hình thức, nhất là đối với các cô gái
25
http://tintuc.xalo.vn/001022053495/Ban_nguoi_tinh_vao_o_mai_dam.html?mode=print [25/03/2011]
trẻ, ngay cả khi họ sắp trở thành người thân thuộc nhất của bạn mà cũng nở đành bán bạn, chỉ cần đem lại cho họ những lợi ích nhất định thì họ có thể bất chấp mọi thứ.
2.2.1.2 Do nạn nhân đói nghèo, thất nghiệp dẫn đến ham lợi ích vật chất
Một trong những điều kiện cơ bản dẫn đến nạn buôn bán người ngày càng gia tăng là tình trạng đói nghèo, thất nghiệp dẫn đến những ham lợi ích vật chất của nạn nhân. Nhưng suy cho cùng thì điều kiện dẫn đến đói nghèo ở khu vực điểm nóng của tình trạng mua bán người là do kinh tế của những vùng này kém phát triển, vì những vùng này là vùng có nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống chủ yếu của người dân nông thôn là sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, chính vì thế mà sự phân hóa giàu nghèo giữa khu vục thành thị và khu vực nông thôn, miền núi ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Khu vực nông thôn, miền núi là khu vực mà phần lớn đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống nghèo đói vẫn còn kéo dài. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải, Vụ Trưởng Vụ Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động thương binh và xã hội): “Thì Việt Nam được đánh giá như một nước điển hình của thế giới về xóa đói, giảm nghèo. Nhưng hiện vẫn là một nước nghèo, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, miền núi có chiều hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay, thu nhập giàu nghèo ở Việt Nam chênh lệch nhau gần 14 lần. Đây là con sốđược tổng cục thống kê công bố sau khi điều tra về thu nhập và mức sống của dân cư trong thời kỳ 1999-2002. Theo đó, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Số hộ nghèo ở khu vực nông thôn, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá cao. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng gia tăng. Trong năm 2001-2002, thu nhập bình quân một người một tháng tính chung cả nước theo giá hiện hành đạt 356 nghìn đồng, tăng 20,6% so với 1999. Thu nhập bình quân một người một tháng ở khu vực thành thị đạt 622 nghìn đồng, tăng 18,4%; ở khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22,3% so với năm 1999. Tuy nhiên, thu nhập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nhiều hộ gia đình ở nông thôn, miền núi. Thu nhập bình quân một người một tháng năm 1993, 1999 và 2001-2002 ở khu vực thành thị tương ứng gấp khu vực nông thôn 2,34; 2,30 và 2,26 lần”.27
Qua các số liệu trên cho chúng ta thấy được đời sống nông thôn, miền núi còn thấp hơn so với khu vực thành thị. Đời sống thu nhập của người dân nông thôn, miền núi chưa cao. Trong khi đó nông thôn, miền núi là khu vực tập trung nhiều lao động phổ thông. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng tiến bộ khoa học trong phát triển kinh tế, nắm bắt thông tin việc làm và đào tạo nghề phù hợp với điều kiện canh tác, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế
nông nghiệp trong cộng đồng người dân còn hạn chế. Do đó người dân ở nông thôn, miền núi hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững với mức thu nhập thấp. Với mức thu nhập thấp như vậy ở nông thôn, họ khó có thể cải thiện được cuộc sống của mình. Cũng chính từđó làm cho họ có những ham muốn về lợi ích vật chất nhất định khi bị dụ dỗ, lôi kéo và cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của hầu hết các loại tội phạm, nhất là tội mua bán người.
Theo báo cáo của Chính phủ cũng đưa ra số liệu đáng chú ý: “Giai đoạn 2005- 2009, cả nước xảy ra 1.586 vụ mua bán người có liên quan đến giới thiệu việc làm (tăng 1.090 vụ so với 5 năm trước) với 2.888 đối tượng tham gia (tăng 2.117 đối tượng), lừa bán 4.008 nạn nhân (tăng 2.935 nạn nhân). Trong số này, trên 60% vụ bán người sang Trung Quốc, 11% vụ bán sang Campuchia; số còn lại sang Lào. Nạn nhân sống trong tình trạng nghèo đói, không có việc làm, thiếu kiến thức và giáo dục là những điều kiện thuận lợi cho bọn buôn người tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ” 28. Dưới đây là một số vụ án điển hình cho tình trạng người dân đói nghèo, thất nghiệp dẫn đến ham lợi ích vật chất và dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn mua bán người.
Như trường hợp của chị N., cách đây 3 năm, từ lúc hạnh phúc gia đình chị N. bị đổ vỡ, gánh nặng dồn lên vai người phụ nữ vốn hiền lành chân chất này. Một mình chạy gạo nuôi 2 đứa con và người cha nhiều lúc chị N. tưởng chừng không chịu đựng nổi. Mua các loại trái cây ở xóm, rồi mang ra thị trấn bán lấy lời chính là nghề mà chị chọn để nuôi 4 miệng ăn suốt trong mấy năm qua.
“Trong một buổi chợ sáng như thường lệ, đang loay hoay thu dọn đồ chuẩn bị
về bỗng chị N. giật mình khi phía sau lưng có ai đó sờ vào vai và gọi khẽ: " Buôn bán cực quá, em có chồng con gì chưa?". Thấy người đàn bà ăn mặc sang trọng lại lịch sự
chị N. cũng trả lời thật tình: "Có mà như không chị ơi, tụi em thôi nhau rồi. Giờ cực lắm, bán như vầy ngày lời có 2-3 chục ngàn phải lo 4 miệng ăn". Nghe chị N. trả lời vừa dứt câu, người phụ nữđứng tuổi dồn dập tự giới thiệu mình tên H. nhà ở thị trấn Cái Vồn có miếng đất trồng chà là ở Hà Nội đang kiếm người thuê làm ngoài đó.
Sáng sớm hôm sau bà H. có mặt ở nhà chị N. từ rất sớm với đủ loại quà bánh cho gia đình cùng với lời mời gọi ra Hà Nội phụ hái chà là, thấy việc làm cũng nhàn rỗi và có thu nhập cao nên chị N. đã đồng ý, chị N. nói "Lúc lên xe đi Hà Nội, em không biết lúc đó bà H. cho ăn, uống có thuốc mê gì mà cứ ngủ li bì trên xe, chỉ nhớ
mang máng mỗi lúc sang xe bà H. kêu dậy và dìu sang xe khác". Khi đến nơi, bà H. mới tuyên bố là đang kêu bán chị N. Lợi dụng lúc đang chờ "khách", chị N. lẻn vượt núi bỏ trốn. Được sự giúp đỡ của công an Trung Quốc và Việt Nam, cuối cùng chị
cũng được trở về nhà bên người thân gia đình” 29.
28http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=100821002 [16/04/2011]
Còn trường hợp của Lìn và Phủ cũng thật thương tâm, khuôn mặt gày gò, khắc khoải nỗi sợ hãi, họ kể lại với các điều tra viên của Công an huyện Mường Khương về hành trình những ngày khổải bị lừa bán sang Trung Quốc.
“Vào ngày 23/4/2007, khi họđang ở nhà thì có 2 người phụ nữ, 1 người khoảng 40 tuổi, 1 người khoảng 30 tuổi, người dân tộc Dao vào bản tìm đến những nhà có thanh niên trai tráng và nói rằng ở Trung Quốc sang để thuê người đóng gạch với giá lương rất cao: 1.800 NDT (tương đương 3,6 triệu đồng tiền Việt Nam). Số tiền ấy quá lớn với những thanh niên vùng cao cả đời chỉ biết cây ngô, bó củi, thậm chí họ nhẩm mãi mới tính ra được rằng với số tiền lương ấy họ chỉ cần làm 1 đến 2 tháng là có thể
sống cả năm sung túc. Năm thanh niên của thôn Pờ Hồ là Tẩn Seo Trọng, 19 tuổi; Phàn Quốc Sửu, 16 tuổi; Phàn Diu Phủ, 17 tuổi; Phàn Diu Phủ; Phàn Văn Lìn đã vội vã khăn gói cùng 2 người phụ nữ theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Khi sang