Từ phía xã hội

Một phần của tài liệu luận văn luật hành chính tình hình mua bán người ở việt nam hiện nay (Trang 38)

2.2.2.1 Công tác quản lý những hoạt động liên quan đến tội phạm này chưa được chặt chẽ

Đây cũng là một trong điều kiện cũng khá chủ quan từ công tác quản lý của nhà nước, do một số các bộ, ngành và nhiều địa phương còn xem nhẹ, những địa phương này chưa xác định phòng, chống buôn bán người là một nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành, chính quyền, gia đình, lực lượng

32

công an dẫn đến việc thiếu các chương trình, kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc ở phạm vi gia đình cũng như toàn xã hội còn chưa được thực hiện quyết liệt, công tác quản lý nhà nước về công tác này còn bất cập khiến cho tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp.

Ngoài ra công tác xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về còn lúng túng. Các nạn nhân trở vềđược với gia đình, địa phương là một may mắn lớn của họ, song khi niềm vui vừa qua đi là nỗi lo đã ập đến. Họ sẽ làm gì vượt qua những mặc cảm, sự kỳ thị, sẽ làm gì để sinh sống, để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

Bọn mua bán người đã lợi dụng các chính sách thông thoáng trong quản lý xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn, cho nhận con nuôi... để tổ chức mua bán người ra nước ngoài dưới danh nghĩa kết hôn, đi du lịch, làm con nuôi người nước ngoài. Một trong những lĩnh vực mà bọn mua bán người lợi dụng nhiều nhất là vấn đề môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Nhiều trường hợp các đối tượng phạm tội ứng trước một số tiền cho bản thân hoặc gia đình nạn nhân, hợp pháp hóa các giấy tờ, thủ tục kết hôn, xuất cảnh... Nạn nhân khi đã ra nước ngoài mới biết mình bị lừa bán. Điển hình “tháng 9/2006 tại Bình Dương, một nhóm buôn người đã dựng đám cưới giả để 41 người Hàn Quốc chọn 266 phụ nữ Việt Nam làm vợ. Hay ở Cần Thơ, hơn 130 phụ nữđã bị coi là món hàng để những người đàn ông ngoại quốc lựa chọn.”33

Chẳng hạn như vụ án xảy ra ở TPHCM. Ngày 26.7.2005, tòa án nhân dân TP.HCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ mua bán phụ nữ ra nước ngoài dưới dạng môi giới hôn nhân lớn nhất từ trước đến nay. Cuối năm 2005, Công an huyện Cái Bè và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang nhận được đơn tố cáo của chị T.T.K.H về việc bị một số đối tượng dụ dỗ bán sang Malaysia. Từđây, cơ quan chức năng đã vào cuộc qua quá trình điều tra đã phát hiện đường dây mua bán phụ nữ ra nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay.

Tại tòa, qua lời khai của các bị cáo cho thấy đường dây mua bán phụ nữ này có tổ chức, quy mô lớn được hình thành hết sức đơn giản nhưng đã đẩy bao phụ nữ vào cảnh khốn cùng. Tsai I Hsein (quốc tịch Trung Quốc) vốn hành nghề môi giới hôn nhân. Cách đây khoảng 8 năm, y vào Việt Nam và kết hôn với Trần Thị Mỹ Phượng. Lúc đầu hai vợ chồng Phượng hành nghề môi giới kết hôn cho các cô gái Việt Nam lấy chồng ở Đài Loan. Sau thấy việc môi giới hôn nhân sang Đài Loan ngày một khó khăn, tỷ lệ đậu phỏng vấn thấp nên Phượng quyết định tìm miền đất mới. Thông qua một số mối quan hệ, Phượng bắt được "mối" ở Malaysia. Ngày 27.4.2005, Phượng dẫn theo một cô gái tìm đường sang Malaysia giao cho một đối tượng tên A Tái với

33

http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hinh-su-to-tung-hinh-su/2009/8042/Thuc-trang-toi-pham-

giá 1.100 USD. Đây chỉ là chuyến tiền trạm, tìm hiểu thị trường nên Phượng "lỗ" trên 4 triệu đồng. Sau đó, Phượng và Tsai I Hsein đứng ra tổ chức đường dây tuyển chọn những cô gái Việt Nam ở các tỉnh có gia cảnh khó khăn, mong muốn tìm chồng ở nước ngoài đểđược đổi đời.

Khi các cô gái này chấp nhận sẽđược các "đầu nậu" dắt lên TP.HCM giao cho các đối tượng như Phan Văn Long, Tiêu Liên Hữu... nuôi; một số trường hợp còn

được "vá trinh" trước khi đưa sang Malaysia. Chuyên nghiệp hơn nữa, Phượng đặt luôn trạm trên đất Malaysia giao cho chồng quản lý. Sau khi tuyển được các cô gái ở

Việt Nam, Phượng thuê Yến, Long, Cường đưa đi sang giao cho Tsai I Hsein. Hsein

đưa các cô về tập trung tại "trụ sở" rồi gả bán cho các đối tượng tại Malaysia với giá từ 1.500 đến 2.000 USD/cô, tùy nhan sắc và độ tuổi 34. Điều đau lòng nhất là, các cô gái Việt Nam này, sau đó bị các đối tượng Malaysia tiếp tục rao bán công khai tại các quán bar với giá từ 17 - 25 ngàn ringit (tương đương 68 đến 100 triệu đồng/cô) như một loại hàng hóa.

Phần lớn các cô được những người đàn ông bệnh tật, lớn tuổi hoặc có hoàn cảnh không bình thường đặt cọc, đem về sống thử một tuần, nếu "thấy" không được thì trả lại. Cô nào không đồng ý lấy chồng thì sẽ bị nhốt lại, đánh đập, ép cưới, nếu không chịu thì phải gọi gia đình nộp tiền chuộc mới được cho về nước. Có trường hợp bị ép bán dâm trong nhà chứa. Có người không chịu đựng được cảnh người chồng thường xuyên đánh đập, cưỡng bức tình dục đã tìm cách bỏ trốn bằng đường bộ qua Thái Lan và bị bắt giữ về tội nhập cảnh trái phép. Chỉ đến khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng Việt Nam các cô mới được đưa về nước.

2.2.2.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và pháp luật chưa dàn trải

Đây là một trong những điều kiện hết sức quan trọng làm cho nạn buôn người ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. Nhìn chung, công tác truyền thông đại chúng ở nước ta chưa dàn trải và chưa thật sự hiệu quả. Việc truyền thông bề rộng thì rất nhiều, nhưng chưa đi vào bề sâu. Công tác tuyên truyền nhiều khi còn mang tính phong trào, thời vụ, giáo dục, phổ biến pháp luật còn yếu. Công tác phòng ngừa, đấu tranh đạt kết quả thấp, chưa tương xứng với các giải pháp đề ra. Chẳng hạn nhưđi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê để phổ biến cho người dân biết được những thủ đoạn phức tạp và tinh vi của bọn buôn người cũng như những điều cảnh giác cần biết khi người dân phải đi làm ăn xa. Vậy nên truyền thông thì rất nhiều, nhưng số nạn nhân của tình trạng buôn người vẫn tiếp tục gia tăng. Đây là mấu chốt

34http://tintuc.xalo.vn/00470207089/xet_xu_vu_mua_ban_phu_nu_cuc_lon_126_co_gai_da_duoc_mua_ban_nh

quan trọng của vấn đề, nếu như người dân nhận thức và hiểu rõ được tính chất và mức độ nguy hiểm của nạn mua bán người thì họ sẽ cảnh giác hơn, chủđộng hơn trong việc phòng chống, chắc hẳn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác phòng và chóng tệ nạn mua bán người.

2.2.2.3 Hệ thống pháp luật trong nước chưa thật sự hoàn thiện

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng của nhà nước ta thì tội phạm mua bán người đang được xác định là một trong bốn nhóm tội phạm quan trọng nhất gồm: Cướp có vũ khí, ma tuý, mua bán người, và tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng phải chặn đứng và làm giảm ngay loại tội phạm nguy hiểm này. Tuy nhiên, dù nhiều biện pháp đã được triển khai song hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn rất phức tạp, diễn ra trên mọi miền đất nước. Bên cạnh những nguyên nhân nhất định đó thì vấn đề khung pháp lý trong nước là vô cùng quan trọng, ở đây hệ thống pháp luật trong nước chưa thật sự đủ mạnh và chưa đủ sức cảnh tỉnh những ngưởi đã, đang và chuẩn bị phạm tội, vì thế đã làm cho tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp.

Tại hội thảo thảo quốc tế “Phòng, chống buôn bán người: Viễn cảnh quốc tế, Asean và Việt Nam” do Trung tâm Luật hình sự-Tội phạm học của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã cho thấy, để tăng cường đấu tranh có hiệu quả với nạn mua bán người Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị các tội phạm này.

Cần phải xây dựng được một khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng. Hiến pháp nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các văn bản pháp luật đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý mọi hành vi lạm dụng tình dục, vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em. Mặc dù cho đến nay chưa có một đạo luật riêng về phòng, chống mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ và trẻ em riêng, nhưng nhiều văn bản pháp luật của chúng ta đã hàm chứa các quy định về vấn đề này như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự và hàng loạt văn bản có liên quan dưới giác độ phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như các quy định về bảo vệ nạn nhân, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên chỉ có chế tài áp dụng đối với tội mua bàn người trong Bộ luật Hình sự Việt nam được đánh giá là nghiêm khắc.

Vì vậy trong tương lai nước ta cần ban hành một đạo luật riêng về phòng chống mua bán người để tạo nền tảng vững chắc trong công cuộc phòng và chống tội phạm

mua bán người nói chung, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, vấn đề này đã và đang trở thành gánh nặng của xã hội nước ta nói riêng và của toàn thế giới nói chung.

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM LÀM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong những năm qua từ thực tiển của công tác đấu tranh phòng chống tội mua bán người ở nước ta cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân đã làm cho tội phạm này ngày một gia tăng và đang ở trong mức báo động. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp tốt nhất để kiềm chế sự gia tăng này một cách hợp lý và kịp thời, từ những khâu cơ bản như công tác phòng chống tội phạm tới khâu giải quyết những hậu quả đã xảy ra trên thực tế hay những mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân cũng như người phạm tội. Ởđây qua quá trình nghiên cứu, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tội phạm này.

3.1 Cải thiện kinh tế

3.1.1 Tạo công ăn việc làm cho người dân

Đây là yếu tố có ý nghĩa then chốt của vấn đề. Cải thiện đời sống cho người dân, tạo công ăn việc làm cho họ, đó là những biện pháp cơ bản để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này. Khi có công ăn việc làm đầy đủ, không quá bị thúc bách về vấn đề thu nhập, con người sẽ không bị rơi vào tình trạng “nhắm mắt đưa chân”. Hơn nữa, có việc làm không chỉ giúp con người có thu nhập mà còn tăng thêm cho họ nhận thức và sự hiểu biết về mọi mặt, trong đó có nhận thức về các hoạt động lừa đảo nói chung và lừa gạt phụ nữ, trẻ em nói riêng. “Ở nước ta trong 5 năm thực hiện Chương trình 130/CP của Chính Phủ, các địa phương tiếp nhận 2.936 nạn nhân tội phạm buôn người, trở về tái hoà nhập cộng đồng. 80% nạn nhân được tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp lý, cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ và 30% nhận được kinh phí hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, hỗ trợ học nghề. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì vấn đề tạo việc làm cho các nạn nhân đối với nhiều địa phương không hềđơn giản, vướng mắc ngay trong trình độ nhận thức của cán bộđịa phương và cả sự thiếu cởi mở của nhiều doanh nghiệp”35.

Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của Chương trình 130/CP, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế pháp lý, về tố tụng và thực thi pháp luật, về các hoạt động hợp tác quốc tế, về bảo vệ nạn nhân hồi hương, tái hoà nhập cộng đồng và truyền thông phòng ngừa buôn bán người thì Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽđẩy mạnh, đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tuyên truyền cơ sở, gắn công tác truyền thông với các chương trình hỗ trợ vốn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trong đó ưu tiên các nhóm phụ nữ, trẻ em nguy cơ, thiệt thòi.

3.1.2 Xóa đói giảm nghèo-Nâng cao nhận thức

Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài do Bộ Công an hợp tác với tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) thực hiện, nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng trên ngày càng tăng là do đời sống kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí, sự hiểu biết còn thấp. “Trong số trên 1.750 nạn nhân của những vụ “buôn người”, có hơn một nửa là người mù chữ hoặc chỉ dừng lại ở cấp tiểu học. Nghề nghiệp của các nạn nhân trước khi bị lừa bán ra nước ngoài chủ yếu là làm ruộng và thất nghiệp”36. Những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế về trình độ nhận thức đã đưa họ trở thành “miếng mồi” ngon cho những tên “buôn người”. Như vậy, phải giải quyết bài toán về sự đói nghèo cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, vì việc phòng chống tệ nạn mua bán người chỉ đạt được hiệu quả tích cực với sự tham gia của chính những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân. Nói một cách cụ thể, là làm sao cho tất cả người dân có đời sống kinh tếổn định, có công ăn việc làm, có khả năng thu nhập để có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đời sống trong nền kinh tế thị trường có quá nhiều hàng hóa, tiện nghi. Thêm vào đó, người dân phải có nền tảng tri thức tối thiểu để không chỉ hiểu được những điều luật pháp cấm đoán mà còn phải nhận thức được giá trị nhân bản của chính mình mà không làm những điều đi ngược với đạo đức xã hội.

Để làm được điều này, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn… cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao ở những vùng khó khăn, song song với việc trang bị kiến thức cho họ về nguy cơ bị buôn bán với viễn ảnh tương lai đen tối nếu chẳng may bị sa vào. Vấn đề thực sự xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cũng hết sức cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, vì nhờ đó họ có thể tiếp cận với mọi thông tin từ các phương tiện truyền thông để tự bảo vệ mình. Đồng thời sự mở mang trí óc bằng kiến thức học hành căn bản cũng giúp rất nhiều cho con người nhận ra những điều phải trái. Cần đưa vào chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học vấn đề mua bán người với những phương thức phòng ngừa trong môi trường xã hội phức tạp cũng như giúp

Một phần của tài liệu luận văn luật hành chính tình hình mua bán người ở việt nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)