Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vàl ợi nhuận của nghề cào

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 37 - 65)

Do điều kiện và thời gian có hạn không thu được đầy đủ số liệu để xét tương quan đa biến cho nghề chất chà, nên trong nghiên cứu này chỉ thực hiện xét tương quan đa biến ở nghề cào giữa các biến độc lập đối với năng suất và lợi nhuận của nghề cào. Mô hình tương quan đa biến giữa một số biến độc lập

được giả định có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và năng suất của nghề cào được thiết lập. Các biến độc lập có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận (ở mức ý nghĩa thống kê p<0,05) trong mô hình tương quan đa biến được quan tâm phân nhóm để xét tác động của chúng nhằm tìm ra khoảng hợp lý đối với năng suất

đồng thời cho lợi nhuận tốt nhất.

Gọi Y1: là năng suất của nghề cào (kg/CV/năm).

Kết quả phân tích tương quan đa biến (Phụ lục B)cho thấy hệ số tương quan không cao R2 = 0,488, các biến có ảnh hưởng lớn đến năng suất của nghề cào là: (X1) Độ tuổi, (X2) số tháng khai thác/năm, (X3) kinh nghiệm khai thác, (X4) công suất máy, (X5) kích thước mắt lưới ởđụt và số ngày khai thác/tháng cũng cần được quan tâm. Nhưng cần chú ý tới một số biến độc lập tác động có ý nghĩa lên năng suất của khai thác thủy sản (p<0,05). Hệ số tương quan trong mô hình R = 0,699, R2 = 0,488 nên phương trình hồi quy tuyến tính đa biến

đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, phương trình tương quan đa biến ảnh hưởng tới năng suất như sau:

Y1 = -7172,87 + 120,03X1 – 224.79X2 + 177,21X3 – 246,68X4 + 587,91X5

(6453,93) (45,29) (88,98) (80,03) (120,67) (211,00) Gọi Y2: là lợi nhuận của nghề cào (triệu đồng/CV/năm)

Dựa vào kết quả phân tích tương quan đa biến (Phụ lục B), các biến có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề cào là: (1) công suất máy, (2) kích thước mắt lưới đụt (p<0,05). Hệ số tương quan trong mô hình này là R = 0,836, R2 = 0,699. Như vậy, phương trình tương quan đa biến ảnh hưởng tới lợi nhuận được viết như sau:

Y2 = 11.66 - 0.11X4 – 0,37X5

(1,51) (0,33) (0,05)

(1) Tuổi của ngư dân

Hệ sốước lượng tương quan (B) giữa độ tuổi khai thác với năng suất của nghề

cào là 120,03 đây là tương quan thuận (Phụ lục B). Qua phân tích cho thấy độ

tuổi của ngư dân khai thác nằm trong khoảng 50–60 tuổi sẽ có năng suất đánh bắt cao nhất nhưng qua độ tuổi này năng suất đánh bắt sẽ giảm. Đa số ngư dân trong độ tuổi này họ có khoảng 10–20 năm kinh nghiệm đánh bắt nên sẽđem lại năng suất cao. Tuy nhiên tuổi trên 60 do sức khỏe giảm có thể làm giảm hiệu quả khai thác.

phan nhom tuoi

>60 51-60 41-50 31-40 <30 M e a n N S C A O 300 200 100 0 Hình 4.6 Ảnh hưởng của tuổi đến năng suất nghề cào

(2) Kinh nghiệm khai thác

Dựa vào đồ thị tương quan giữa phân nhóm kinh nghiệm và năng suất cho thấy cá nhân hộ khai thác có kinh nghiệm từ 10–19,5 năm thì cho năng suất cao nhất (Hình 4.8). Năng suất sẽ giảm dần theo mức tăng kinh nghiệm và sẽ đạt năng suất thấp nhất trong khoảng từ 20–29,5 năm. Điều này cho thấy không phải những người có số năm kinh nghiệm càng cao thì cho năng suất càng lớn vì một phần nguồn lợi ngày càng giảm mạnh trong những năm gần

đây và người già khả năng đánh bắt không đem lại năng suất cao như người trẻ. PNKN 3.00 2.00 1.00 M e a n N S C A O 120 110 100 90 80 70

Hình 4.7. Ảnh hưởng của kinh nghiệm tới năng suất nghề cào

(3) Số tháng khai thác trong năm

Số tháng khai thác trong năm cũng ảnh hưởng mạnh đến năng suất, kết quả

mô hình tương quan có B = 587,91. Kết quả phân tích thể hiện mối tương quan thuận giữa tháng khai thác/năm của mùa 1 và năng suất Có nghĩa khi tăng số tháng khai thác/năm lên thì đồng thời năng suất của nghề cào cũng tăng lên (Hình 4.7). Qua hình cho thấy khai thác quanh năm thì năng suất đạt tối đa. Đối với nghề khai thác thủy sản nội đồng thì năng suất phụ thuộc rất nhiều vào con nước. Vì vậy ngư dân có thể khai thác quanh năm nhưng tùy theo con nước trong tháng mà chọn thời gian khai thác thích hợp sẽ đạt năng suất cao nhất.

so thang khai thac tren nam cua mua 1 12 6 M e a n N S C A O 130 120 110 100

Hình 4.8.Ảnh hưởng của số tháng khai thác/năm đến năng suất nghề cào

(4) Công suất máy

Trong mô hình năng suất dựa vào công suất máy thì tàu trang bị máy có công suất 15-20 CV thì sẽđạt năng suất cao nhất. Ngược lại khi công suất máy vượt quá 20 CV thì năng suất sẽ có xu hướng giảm xuống (Hình 4.9). Do đó tại địa bàn khảo sát thì tàu trang bị máy có công suất 15-20 CV sẽđạt năng suất đánh bắt cao nhất. Xác định được công suất máy phù hợp sẽ giúp cho tàu khai thác

đạt được vận tốc cần thiết phù hợp với dòng chảy của ngư trường và tốc độ di chuyển của các loài cá ở địa phương. Điều này sẽ giúp giảm được chi phí không cần thiết khi trang bị máy có công suất quá lớn.

cong suat may

24.00 20.00 15.00 12.00 9.00 4.00 3.00 M e a n L N C V 8 6 4 2 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cong suat may

24.00 20.00 15.00 12.00 9.00 4.00 3.00 M e a n N S C A O 800 600 400 200 0

Hình 4.9Ảnh hưởng của công suất máy tới năng suất và lợi nhuận nghề cào

Kết quả phân tích cho thấy là 9 CV thì lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhưng nếu công suất vượt quá 9 CV thì lợi nhuận sẽ giảm. Việc trang bị máy đối với ngư dân là vấn đề liên quan đến vốn đầu tư. Khi trang bị máy có công suất lớn sẽ tăng chi phí đầu tư và sửa chữa cho chúng càng cao mà lợi nhuận thu lại có xu hướng giảm.Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với ngư dân về chi phí và thu nhập.

Như vậy đểđem lại năng suất và lợi nhuận cao nhất thì ngư dân nên sử dụng máy có công suất là 9 CV sẽ giảm chi phí và đạt lợi nhuận hiệu quả cao nhất.

(5) Kích thước mắt lưới đụt

Kích thước mắt lưới ở đụt là 10 mm có thể giúp đạt năng suất cao nhất và năng suất giảm dần khi kích thước mắt lưới tăng lên đến 20 mm (Hình 4.10).

Đối với nghề khai thác cá nội đồng nói riêng và khai thác thủy sản nói chung thì kích thước mắt lưới càng nhỏ thì khả năng giữ cá càng cao, kích cỡ cá khai thác càng nhỏ. Đây là nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi đáng quan tâm hàng đầu.

kich thuoc mac luoi dut

20 10 M e a n N S C A O 400 300 200 100 0

Hình 4.10Ảnh hưởng của kích thước mắt lưới đụt tới năng suất và lợi nhuận nghề cào

Kích thước mắt lưới được sử dụng đểđem lại lợi nhuận cao đối với ngư dân ở đây là 10 mm (Hình 4.10). Kích thước mắt lưới ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản. Mắt lưới càng nhỏ thì sản lượng đánh bắt được càng nhiều trong

đó đa số là cá con sẽ làm cho nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Vì vậy nên khuyến cáo ngư dân sử dụng kích thước mắt lưới theo quy định là 15 mm vừa bảo vệ

nguồn lợi và đem lại lợi nhuận cao.

4.4 Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức (sơđồ SWOT)

Từ kết quảđề tra thực tế và phân tích số liệu cho thấy trong quá trình khai thác các hộ khai thác gặp một số thuận lợi và khó khăn sau đây:

kich thuoc mac luoi dut

20 10 M e a n L N C V 5 4 3 2 1 0

Bảng 4.15: Phân tích ma trận SWOT của hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Hậu Giang. Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) SWOT - Ngư trường KT gần nhà. - Tận dụng lao động trong gia đình. - Sử dụng tàu thuyền nhỏ. - Vốn đầu tư cho KT ít. - Ít rủi ro trong khai thác.

- Giá xăng dầu cao.

- NLTS ngày càng suy giảm. - Hiệu quả KT ngày càng giảm. - Thiếu vốn hoạt động.

- Trình độ văn hóa của ngư dân thấp.

- Sản xuất nhỏ nên khó quản lý. - Nhận thức của ngư dân còn thấp.

- Sử dụng ngư cụ cấm ngày càng nhiều.

Cơ hội Kết hợp S + O Kết hợp W + O

- Nhu cầu về sản phẩm tự nhiên ngày càng cao.

- Sản phẩm thủy sản tự nhiên dễ tiêu thụ.

- Một số loài thủy sản nước ngọt có giá trị xuất khẩu. - Được sự quan tâm của các ban ngành, chức năng.

- Có điều kiện thuận lợi về sông, rạch và NLTS phong phú.

- Tận dụng lao động nhàn rỗi gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- KT ở nhiều loại hình thủy vực.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ NLTS.

- Sử dụng tàu thuyền công suất nhỏ.

- KT đúng con nước và mùa vụ. - Tăng cường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình khai thác của ngư dân.

- Đầu tư vốn để chuyển đổi ngành.

- Tăng cường các chưong trình BVNLTS trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đe dọa (T) Kết hợp S + T Kết hợp W + T

- Ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, hóa chất,..

- Nguồn lợi ngày càng giảm trầm trọng, một số loại thủy sản bị biến mất.

- Cạnh tranh giữa các hộ khai thác quyết liệt hơn.

- Công tác quản lý hoạt động KT và BVNLTS chưa được làm tốt. - Đánh bắt thủy sản phải theo đúng qui định. - Lập khu bảo tồn vùng nước ngọt. - Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. - Cải thiện công tác quản lý ngành, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Tạo điều kiện cải thiện công ăn, việc làm cho ngư dân.

- Tìm giải pháp chuyển đổi ngành nghề hợp lý.

- Khai thác phải đi đôi với BVNLTS.

- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, BVNLTS. - Kết hợp liên ngành và nhiều địa phương với nhau trong việc bảo vệ và phát triển NLTS.

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT Ý KIN 5.1. Kết luận

Thông qua tài liệu tham khảo và phần kết quả thảo luận một số kết luận được tóm tắt như sau:

(1) Về trình độ văn hóa của các hộ khai thác thủy sản nước ngọt đa số là mù chữ. Đa số người tham gia đánh bắt thủy sản là nam giới, nữ giới tham gia rất ít và tập trung phụ tiếp những công việc nhẹ nhàng như: lựa cá, bán cá.... Do

đặc thù của nghề là lao động nặng, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt.

(2) Đối với kinh tế hộ gia đình thì khai thác thủy sản chỉ đóng vai trò là nghề

phụ kết hợp sản xuất với làm ruộng (23,4%), với nghề chăn nuôi (14,1%) và một số nghề khác. Trong nghề cào, tàu thuyền thường được sử dụng có trọng tải khoảng 2,3 tấn. Thường sử dụng loại máy D15 có công suất nhỏ dưới 20 CV. Nghề này trang bị tương đối thô sơ, sử dụng được lâu. Chi phí chủ yếu là sửa chữa lặt vặt, mua xăng dầu phục vụ cho khai thác. Vốn đầu tư tương đối thấp phù hợp với khả năng kinh tế của dân lao động.

(3) Mùa vụ khai thác kéo dài quanh năm, thời gian đánh bắt trong ngày phụ

thuộc vào con nước, cả 2 nghề cào và chà đều đánh bắt vào lúc nước ròng. Đối với cả 2 nghề cào và chà thì trong các tháng có mực nước lũ cao (từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 12 hằng năm) thì không khai thác được phải nghỉở nhà. Ngư

trường đánh bắt của người dân nơi đây chủ yếu là trên những nhánh sông gần nhà để thuận tiện cho việc đi và về.

(4) Kích thước mắt lưới của cả 2 nghề tương đối giống nhau, nghề chất chà chỉ

có 1 kích cỡ dao động trong khoảng 10–25 mm, trung bình là 17,7 mm. Ở

nghề cào phần đụt kích cỡ trung bình là 18,4 mm dao động trong khoảng 10–20 mm. Đối với nghề chất chà thì không quy định kích cỡ mắt lưới, họ chỉ

kiểm soát sự cản trở dòng chảy của nghề này. Hiện tại thì nghề chất chà đã bị

cấm ở các huyện nhưng nhiều ngư dân vẫn lén lút khai thác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5) Đối tượng khai thác chính ở đây là cá, tép và một số ít là tôm. Đối với nghề cào thường bắt được cá bống, tép và một số cá tạp. Nghề chất chà thì bắt

được những loài cá lớn hơn như: cá thát lát, cá mè vinh và một số ít cá đen như cá lóc, trê và cá tra. Các loại cá này có giá trị kinh tế nhưng tỷ trọng trong tổng sản lượng không nhiều. Sản phẩm thủy sản khai thác được chủ yếu là để

bán. Bán lẻ trực tiếp trên sông và ở chợ. Ngoài ra một phần sản phẩm được giữ lại làm thực phẩm ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, những sản phẩm kích cỡ

nhỏ thu được sau khi dỡ chà có thể được giữ lại để nuôi trong ao, mương vườn của các hộ này.

(6) Sản lượng các loài thủy sản đánh bắt được giảm đáng kể theo thời gian. Sản lượng nghề cào sau 5 năm khai thác còn lại là 69,3%, còn nghề chất chà là 56,4% so với 5 năm trước. Nhưng về kích cỡ sản phẩm thì không thay đổi

đáng kể. Nguồn lợi suy giảm như hiện nay là do nhiều nguyên nhân sau: ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp, một số người cố ý

đánh thuốc trực tiếp tôm cá trên sông, nhiều người khai thác và khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn lợi.

(7) Các khó khăn chính của nghề khai thác thủy sản là sự suy giảm nguồn lợi. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng mang lại những khó khăn tương đối lớn cho nghề khai thác thủy sản nội đồng. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ trên ruộng lúa cũng như vườn cây ăn trái đang làm cho mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng. Đối với nghề cào sông thì vấn đề

cần quan tâm hàng đầu là tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất

5.2 Đề xuất

Một sốđề xuất hợp lý được trình bày như sau:

1) Nâng cao trình độ hiểu biết của ngư dân về khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản thông qua các lớp tập huấn.

2) Nghiên cứu tập tính sinh sản của cá nội đồng, từ đó đề ra thời gian và số lượng khai thác hợp lý. Cấm đánh bắt vào mùa vụ

sinh sản của cá, lưu ý tạo những vùng cư trú an toàn để bảo tồn cá tôm bố mẹ tự nhiên, hạn chế phá hủy nơi cư trú của các loài thủy sản.

3) Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong quá trình khai thác thủy sản cần được thực hiện đồng thời với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nội đồng bằng cách phối hợp các ban nghành chức năng có liên quan để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

4) Quy định kích cỡ mắt lưới đánh bắt phù hợp, thường xuyên kiểm tra, động viên các hộđăng ký.

5) Nghiêm cấm các hoạt động khai thác hủy diệt như: sử dụng xung

điện, thuốc cá, xiệc điện.... bằng các biện pháp chế tài kết hợp với tăng cường tuyên truyền giáo dục.

6) Tạo điều kiện để họ chuyển đổi nghề.

TÀI LIU THAM KHO

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 37 - 65)