Mùa vụ đánh bắt thủy sản là quanh năm. Đối với nghề cào là khoảng 7-8 tháng/năm, trừ những tháng nước lũ (từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 12) là không đánh bắt được. Thông thường việc đánh bắt được thực hiện vào những lúc nước ròng trong ngày. Trung bình số ngày khai thác là khoảng 21–22 ngày/tháng. Riêng nghề chất chà thì chất quanh năm nhưng mỗi tháng thì đánh bắt 1 lần và cũng tránh những tháng nước lũ không khai thác được (Bảng 4.6). Bảng 4.6. Thời gian và mùa vụ khai thác
Thời gian đánh bắt Loại nghề Mùa vụ Số ngày /tháng Số tháng /năm Cào 21,3 (15 - 25) 7,3 (6 - 12) Chà Quanh năm 30 8 4.2.4 Ngư trường hoạt động khai thác thủy sản
Người dân ở đây đánh bắt thủy sản chủ yếu ở những khúc sông gần nhà khoảng từ vài chục mét đến vài trăm mét để thuận tiện cho việc đi và về nhà. Riêng huyện Phụng Hiệp có hệ thống sông lớn nhỏ, chằng chịt. Do đó số
lượng người tham gia hoạt động khai thác thủy sản như cào sông và chất chà chiếm số lượng lớn nhất trong 3 huyện là 53,2% đối với cào và 68,8% đối với chất chà. Có thể coi đây là huyện khai thác thủy sản nội đồng trọng điểm của tỉnh Hậu Giang. Huyện Châu Thành A thì sản lượng ít hơn chủ yếu là nghề
cào sông chiếm 31,3% còn chất chà chỉ là nghề phụ của các hộ gia đình chiếm 18,8%. Riêng huyện Châu Thành thì rất ít người làm người khai thác thủy sản trên sông, nghề cào và chà ở đây rất ít phát triển, chỉ có vài hộ làm nghề cào (15,6%) và nghề chất chà (12,5%). Qua tìm hiểu thì nghề cào ở huyện Phụng Hiệp là nghề có truyền thống nhiều năm của các hộ gia đình, thu nhập tương
đối ổn định với ngư trường nhiều tiềm năng nên nghề cào sông nơi đây đang có xu hướng phát triển (Bảng 4.7). Bảng 4.7. Ngư trường hoạt động Loại nghề Địa điểm N % Phụng Hiệp 17,0 53,0 Châu Thành A 10,0 31,0 Cào Châu Thành 5,0 16,0 Phụng Hiệp 22,0 70,0 Châu Thành A 6,0 20,0 Chà Châu Thành 4,0 10,0
4.2.5 Sản lượng khai thác của các hộ khai thác thủy sản 4.2.5.1 Sản lượng khai thác theo ngư trường 4.2.5.1 Sản lượng khai thác theo ngư trường
Ngư trường Phụng Hiệp có nhiều nhánh sông nhỏ nên người dân sống chủ yếu dựa vào nghềđánh bắt thủy sản, cuộc sống của họ gắn liền với sông nước. Tàu thuyền đánh bắt của họ còn thô sơ (thiếu vốn đầu tư), nên đánh bắt năng suất không cao. Do đó tổng sản lượng đánh bắt được cao nhưng do nhiều hộ tham gia khai thác nên sản lượng trung bình là 7,9 kg/ngày, dao động từ 3-10 kg đối với nghề cào và từ 10-100 kg đối với nghề chất chà.
Đối với ngư trường ở Châu Thành A, người dân khai thác trên tuyến sông nối với kênh xáng Xà No. Đây là con sông đánh bắt chính của huyện nhưng sản lượng không cao lắm, trung bình khoảng 5,4 kg/ngày, dao động từ 3-7 kg/ngày (Bảng 4.8). Đa số người dân ởđây phải đánh bắt ở ngư trường khác. Vì nguồn lợi thủy sản ở đây ngày càng cạn kiệt do sự vô tình hay thiếu ý thức của một số người nông dân thải thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng ra sông làm cho cá tôm chết hoặc phải di cưđi nơi khác. Mặt khác sự xuất hiện của một số loài cá có giá trị kinh tế thấp (cá lau kiếng) hoặc không theo mong muốn của ngư
dân (cá tạp) xuất hiện nhiều làm cho thu nhập của người dân không đủ sống dẫn đến tình trạng đổi nghề hoặc khai thác với ngư cụ cấm như: sử dụng xung
điện, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định đểđánh bắt ngày càng nhiều. Còn ở huyện Châu Thành, họ khai thác chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản của sông Hậu là chính. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt của từng hộ ngư dân có sự biến động rất lớn 9-100 kg/nghề cào và 10-120 kg/nghề chất chà. Do nơi
đây một số hộ sử dụng xung điện để khai thác nên sản lượng tăng đột biến nó không đại diện cho sản lượng bình quân đầu người được.
Qua số liệu khảo sát cho thấy sản lượng khai thác thủy sản trung bình không
đồng đều, có hộ rất thấp có hộ thì lại rất cao. Phần lớn là do thiếu vốn đầu tư
vào trang thiết bị khai thác. Nhưng để tăng thu nhập cho gia đình các hộ không ngần ngại sử dụng các ngư cụ cấm để đánh bắt. Mặc dù biết làm như vậy thì một ngày không xa nguồn lợi thủy sản sẽ không còn nữa. Nhìn chung, mật độ
thủy sản còn lại trên sông ngày càng giảm. Số hộ khai thác ngày càng tăng mà phần lớn lại sử dụng xung điện để đánh bắt nên cá con và cá bố mẹ đều dần dần cạn kiệt. Đây là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giảm bớt và loại trừ. Bảng 4.8. Sản lượng khai thác theo ngư trường
Loại nghề Tên ngư trường N Sản lượng trung bình ĐLC
Phụng Hiệp 17 7,9 (3 - 10) ± 2,2 Châu Thành A 10 5,4 (3 - 7) ± 1,2 Cào Châu Thành 5 27,6 (9 - 100) ± 40,5 Tổng cộng 32 10,2 (3 - 100) ± 16,5 Phụng Hiệp 22 24,8 (10 - 100) ± 20,1 Châu Thành A 6 19,2 (15 - 20) ± 2,0 Chà Châu Thành 4 77,5 (10 - 120) ± 47,9 Tổng cộng 32 30,3 (10 - 120) ± 28,8
4.2.5.2 Sự thay đổi về sản lượng và kích cỡ của loài đánh bắt được theo thời gian
Nhìn chung, cả 2 loại nghề khai thác đều có sản lượng giảm so với 5 năm trước và 10 năm trước. So với 5 năm trước thì sản lượng còn lại của năm 2005 là 69,3%, chỉ trong vòng 5 năm mà sản lượng giảm đi gần một nữa. So với 10 năm trước thì sản lượng còn lại của năm 2005 là 62,9%, chỉ trong vòng 10 năm mà sản lượng giảm đi rõ rệt (Bảng 4.9). Điều đó cho thấy với tốc độ khai thác thủy sản như hiện nay thì nguồn lợi thủy sản sẽđi dần vào con đường cạn kiệt trong thời gian rất gần. Vì vậy khai thác và bảo vệ nguồn lợi được xem là
cơ sởđể phát triển bền vững và nuôi trồng được xem là điều kiện để phát triển ngành thủy sản.
Bảng 4.9. Sự thay đổi về sản lượng khai thác theo thời gian
% sản lượng còn lại so với % kích cỡ còn lại so với Loại
nghề 5 năm trước 10 năm trước 5 năm trước 10 năm trước
Cào 69,3 62,9 94 95
Chà 56,4 54,5 100 100
Tuy nhiên mặc dù sản lượng thay đổi đáng kể nhưng qua khảo sát đa số các hộ
cho rằng kích cỡ theo thời gian vẫn không thay đổi (100% đối với nghề chất chà), (95% đối với nghề cào) so với 10 năm trước, nếu có chỉ một phần nhỏ
không đáng kể.
4.2.5.3 Lý do thay đổi sản lượng, kích cỡ bình quân
Lý do chính thay đổi sản lượng kích cỡ là do ô nhiễm môi trường, thuốc cá tôm trên sông (chủ yếu là do hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật) gây ra sự thay
đổi lớn . 53,4% số hộ nghề cào và 87,5% số hộ nghề chà, (Bảng 4.10). Một số
còn lại là do nhiều người khai thác bừa bãi, ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao.
Bảng 4.10. Lý do thay đổi về sản lượng và kích cỡ khai thác bình quân
Loại nghề Lý do N %
Cào Ô nhiễm (hoá chất) 16 53,4
Nhiều người khai thác 2 6,3
Chà
Ô nhiễm (hoá chất) 28 87,5
4.2.6 Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản 4.2.6.1 Đối tượng khai thác chủ yếu 4.2.6.1 Đối tượng khai thác chủ yếu
Đối với nghề cào là ngư cụđánh bắt chủđộng, lọc nước để lùa cá vào lưới nên có thể bắt tất cả các loài thủy sản mà nó đi qua. Các đối tượng chính bắt được là: cá bống, tép, tôm và một số cá tạp. Nghề chà thì đánh bắt chủ yếu là cá mè vinh, thát lát, tôm cộng với một số cá tạp (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Đối tượng khai thác chủ yếu
Loại nghề Loài chính 1 Loài chính 2 Loài chính 3 Tổng
Cá 78,2 65,5 15,6 159,3 Tép 9,4 18,7 25,0 53,1 Tôm 12,5 15,6 46,9 75 Cào Cá tạp 12,5 12,5 Cá 87,6 78,2 34,4 200,2 Tép 3,1 9,4 12,5 Tôm 3,0 12,5 15,6 31,1 Chà Cá tạp 50,0 50,0
4.2.6.2 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hoạt động khai thác
Đối với nghề cào thu nhập trung bình khoảng 122.000 đ/ngày, sau khi trừ tất cả chi phí như: xăng, dầu, nhớt.... còn lại trung bình khoảng 52.000 đ/ngày.
Đối với nghề chất chà thì một tháng mới đánh bắt một lần thu được lợi nhuận khoảng 400.000 đ/tháng sau khi trừđi tất cả chi phí như: mua chà, thức ăn cho cá... (Bảng 4.12). Thu nhập chỉ dựa vào nghề này thì chỉ đủ sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy các chủ hộ còn tham gia thêm các hoạt động kinh tế khác để gia tăng thu nhập cho gia đình.
Bảng 4.12. Chi phí, thu nhập của hoạt động khai thác thủy sản
Tổng chi phí Lợi nhuận Tổng thu
Loại nghề Năm (Triệu) Ngày ('000đ) Đợt ('000đ) Năm (Triệu) Ngày ('000đ) Đợt ('000đ) Năm (Triệu) Ngày ('000đ) Đợt ('000đ) Cào 7,9 70,0 14,2 52,2 22,1 122,2 Chà 1,1 94,7 3,2 395,9 4,3 490,6 4.2.6.3 Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác
Bảng 4.13. Phương thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác
Loại nghề Bán (kg) Đểăn (kg) Chăn nuôi (kg)
Cào 10,6 1,3
Chà 28,6 2,8 2,0
Bảng 4.13 cho thấy sản phẩm sau khi đánh bắt được phương thức tiêu thụ chủ
yếu của họ là đem ra chợ bán lẻ. Một phần cá nhỏ hay cá tạp mới để lại ăn hay dành cho chăn nuôi.
4.2.7 Nhận thức của ngư dân về khai thác thủy sản nước ngọt
Về hiện trạng khai thác thì đa số từ 82,9-98,4% số hộ đều cho rằng số người khai thác, số tàu ghe, số ngư cụ và số loại ngư cụ khai thác quá nhiều làm cho sản lượng khai thác ngày càng giảm. Về kích cỡ mắt lưới đa số cho rằng tạm
được, vừa phải và một số ít còn vi phạm về kích thước mắt lưới. Về thời vụ
khai thác cũng chỉ tạm được (64,1% số hộ), trong khi đó 28,1% số hộđánh giá là tốt. Địa điểm khai thác thì một nữa số người được hỏi đều hài lòng với ngư
trường hiện tại, một nữa đánh giá là tốt. Họ chủ yếu khai thác ở những khúc sông, kênh rạch gần nhà. Thành phần giống loài tương đối đa dạng, hầu hết ngư dân đều có hiểu biết tốt về các loài thủy sản nước ngọt (Bảng 4.14).
Bảng 4.14. Nhận thức của ngư dân về khai thác thủy sản nước ngọt % về hiện trạng % vềđánh bắt Nhận thức của ngư dân chưa tốt/ quá mức tạm được/ vừa phải hợp lý/ tốt không biết biết ít biết nhiều Số người kthác 95,3 4,7 93,8 4,7 1,6 Số tàu ghe kthác 96,9 3,1 93,8 4,7 1,6 Số ngư cụ kthác 98,4 1,6 92,2 78 Loại ngư cụ kthác 82,9 12,5 3,1 76,6 23,1 Kích cỡ mắt lưới 11,0 81,3 6,3 50,0 50,0 Thời vụ kthác 7,9 64,1 28,1 43,8 35,0 1,6 Địa điểm kthác 4,7 50,0 45,3 42,2 56,3 1,6 Giống loài 10,9 42,2 46,9 34,4 64,1 1,6
Nhìn chung thì đa số ngư dân đều hài lòng, đánh giá tốt về thời vụ khai thác,
địa điểm khai thác, giống loài của ngư trường địa phương. Họ cảm thấy yên tâm với nghề nghiệp trong hiện tại. Tuy nhiên vấn đề về gia tăng số lượng lao
động, phương tiện khai thác là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết ngư dân. Có thể thấy rằng sự gia tăng ngư cụ khai thác, người lao động là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho sản lượng khai thác của từng hộ gia
đình bị giảm sút.
Những kiến thức về quy định khai thác thủy sản thì đa số người dân tham gia
đánh bắt đều không biết về những quy định trong khai thác thủy sản chiếm 93,8%. Về kích cỡ của mắt lưới đánh bắt thì một nữa cho rằng biết, một nữa cho rằng không biết. Về thời vụ khai thác thì 43,8% số hộ không biết, họ chủ
yếu đánh bắt theo thói quen. Còn lại 35% số người được hỏi có biết chút ít, chỉ
có 1,6% là biết nhiều, họ là những người chịu nắm bắt thông tin, có học vấn nên có tìm hiểu. Về địa điểm khai thác thì số người có biết tương đối nhiều
(56,3% số hộ) và (42,2% số hộ) không biết về những quy định của cơ quan quản lý, 1,6% có hiểu biết nhiều. Về quy định giống loài được quyền khai thác thì sự hiểu biết của ngư dân có tăng lên (61,4%), còn lại 34,4% thì họ cứđánh bắt vô tư theo mẻ lưới được gì bắt đó không quan tâm nhiều về kích thước loài khai thác, chỉ có 1,6% là hiểu nhiều.
4.2.8 Những khó khăn và đề xuất của ngư dân trong khai thác thủy sản 4.2.8.1 Khó khăn 4.2.8.1 Khó khăn
Qua thực tiễn điều tra cho thấy hiện trạng khai thác thủy sản trên sông ở tỉnh Hậu Giang đang gặp phải nhiều khó khăn (Hình 4.4). Việc xác định những khó khăn của ngư dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá những vấn
đề tồn tại cần có biện pháp giải quyết kịp thời, để từ đó có những biện pháp thiết thực nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc phát triển bền vững nghề
khai thác thủy sản nội đồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt. Góp phần
định hướng cơ cấu sản xuất phù hợp thúc đẩy kinh tế hộ ngư dân. Sau đây là những khó khăn còn tồn tại trong khai thác thủy sản nước ngọt:
- Đối với nghề cào sông thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu là tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sông nước nói chung khá bấp bênh, ngư cụ ghe tàu phục vụ cho khai thác đa phần đã được sử
dụng hàng chục năm, mua đi bán lại nhiều lần do đó hiệu quảđã giảm. Chi phí sửa chữa cao dẫn đến thu nhập không cao, việc sắm mới thì vượt ngoài khả
năng kinh tế của gia đình. Riêng ở huyện Châu Thành A thì đa số tàu ghe khai thác có trọng tải và công suất nhỏ nhất, nguyện vọng của ngư dân là được trang bị lại tàu và ngư cụ mới để có thể đánh bắt ở ngư trường giàu tiềm năng hơn. Còn ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành do đặc trưng ngư trường sông lớn, dòng chảy mạnh và do khi cào bị mắc gốc nên lưới cào thường xuyên bị rách phải thay, nhưng do chi phí cao nên họ chủ yếu là chấp vá lưới lại để khai thác. Điều này làm cho năng suất giảm đáng kể.
- Vấn đề khó khăn chính của nghề chất chà là sự suy giảm nguồn lợi (40,6% số hộ). Chất chà là một nghề khai thác thụ động phụ thuộc vào sản lượng của nguồn lợi. Kết quả điều tra cho thấy nguồn lợi cá trên sông đang suy giảm nghiêm trọng, các loài cá kinh tế như: thát lát, rô, lóc...sản lượng ngày càng giảm mạnh. Trong khi đó lại xuất hiện những loài cá không có giá trị kinh tế
hay giá trị kinh tế thấp như cá lau kiếng.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng mang lại những khó khăn tương đối lớn cho nghề chất chà (28,1% số hộ), đối với nghề cào sông thì khó khăn này cũng có nhưng không nhiều (3,1% số hộ). Do đặc tính thụ động của loại nghề chất
chà nên khi môi trường nước ở khu vực đánh bắt bị ô nhiễm thì sản lượng khai thác sẽ bị giảm nghiêm trọng bởi sự di cư của các loài tôm cá. Như chất thải ở
nhà máy đường Phụng Hiệp thải trực tiếp ra sông mà không qua xử lý làm cho nguồn nước nơi đây và vùng lân cận bị ô nhiễm dẫn đến sản lượng của nghề
chất chà tương đối thấp. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ trên ruộng lúa cũng như vườn cây ăn trái đang làm cho mức độ ô nhiễm nguồn