Sảnl ượng khai thác của các hộ khai thác thủy sả n

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

Ngư trường Phụng Hiệp có nhiều nhánh sông nhỏ nên người dân sống chủ yếu dựa vào nghềđánh bắt thủy sản, cuộc sống của họ gắn liền với sông nước. Tàu thuyền đánh bắt của họ còn thô sơ (thiếu vốn đầu tư), nên đánh bắt năng suất không cao. Do đó tổng sản lượng đánh bắt được cao nhưng do nhiều hộ tham gia khai thác nên sản lượng trung bình là 7,9 kg/ngày, dao động từ 3-10 kg đối với nghề cào và từ 10-100 kg đối với nghề chất chà.

Đối với ngư trường ở Châu Thành A, người dân khai thác trên tuyến sông nối với kênh xáng Xà No. Đây là con sông đánh bắt chính của huyện nhưng sản lượng không cao lắm, trung bình khoảng 5,4 kg/ngày, dao động từ 3-7 kg/ngày (Bảng 4.8). Đa số người dân ởđây phải đánh bắt ở ngư trường khác. Vì nguồn lợi thủy sản ở đây ngày càng cạn kiệt do sự vô tình hay thiếu ý thức của một số người nông dân thải thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng ra sông làm cho cá tôm chết hoặc phải di cưđi nơi khác. Mặt khác sự xuất hiện của một số loài cá có giá trị kinh tế thấp (cá lau kiếng) hoặc không theo mong muốn của ngư

dân (cá tạp) xuất hiện nhiều làm cho thu nhập của người dân không đủ sống dẫn đến tình trạng đổi nghề hoặc khai thác với ngư cụ cấm như: sử dụng xung

điện, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định đểđánh bắt ngày càng nhiều. Còn ở huyện Châu Thành, họ khai thác chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản của sông Hậu là chính. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt của từng hộ ngư dân có sự biến động rất lớn 9-100 kg/nghề cào và 10-120 kg/nghề chất chà. Do nơi

đây một số hộ sử dụng xung điện để khai thác nên sản lượng tăng đột biến nó không đại diện cho sản lượng bình quân đầu người được.

Qua số liệu khảo sát cho thấy sản lượng khai thác thủy sản trung bình không

đồng đều, có hộ rất thấp có hộ thì lại rất cao. Phần lớn là do thiếu vốn đầu tư

vào trang thiết bị khai thác. Nhưng để tăng thu nhập cho gia đình các hộ không ngần ngại sử dụng các ngư cụ cấm để đánh bắt. Mặc dù biết làm như vậy thì một ngày không xa nguồn lợi thủy sản sẽ không còn nữa. Nhìn chung, mật độ

thủy sản còn lại trên sông ngày càng giảm. Số hộ khai thác ngày càng tăng mà phần lớn lại sử dụng xung điện để đánh bắt nên cá con và cá bố mẹ đều dần dần cạn kiệt. Đây là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giảm bớt và loại trừ. Bảng 4.8. Sản lượng khai thác theo ngư trường

Loại nghề Tên ngư trường N Sản lượng trung bình ĐLC

Phụng Hiệp 17 7,9 (3 - 10) ± 2,2 Châu Thành A 10 5,4 (3 - 7) ± 1,2 Cào Châu Thành 5 27,6 (9 - 100) ± 40,5 Tổng cộng 32 10,2 (3 - 100) ± 16,5 Phụng Hiệp 22 24,8 (10 - 100) ± 20,1 Châu Thành A 6 19,2 (15 - 20) ± 2,0 Chà Châu Thành 4 77,5 (10 - 120) ± 47,9 Tổng cộng 32 30,3 (10 - 120) ± 28,8

4.2.5.2 S thay đổi v sn lượng và kích c ca loài đánh bt được theo thi gian

Nhìn chung, cả 2 loại nghề khai thác đều có sản lượng giảm so với 5 năm trước và 10 năm trước. So với 5 năm trước thì sản lượng còn lại của năm 2005 là 69,3%, chỉ trong vòng 5 năm mà sản lượng giảm đi gần một nữa. So với 10 năm trước thì sản lượng còn lại của năm 2005 là 62,9%, chỉ trong vòng 10 năm mà sản lượng giảm đi rõ rệt (Bảng 4.9). Điều đó cho thấy với tốc độ khai thác thủy sản như hiện nay thì nguồn lợi thủy sản sẽđi dần vào con đường cạn kiệt trong thời gian rất gần. Vì vậy khai thác và bảo vệ nguồn lợi được xem là

cơ sởđể phát triển bền vững và nuôi trồng được xem là điều kiện để phát triển ngành thủy sản.

Bảng 4.9. Sự thay đổi về sản lượng khai thác theo thời gian

% sản lượng còn lại so với % kích cỡ còn lại so với Loại

nghề 5 năm trước 10 năm trước 5 năm trước 10 năm trước

Cào 69,3 62,9 94 95

Chà 56,4 54,5 100 100

Tuy nhiên mặc dù sản lượng thay đổi đáng kể nhưng qua khảo sát đa số các hộ

cho rằng kích cỡ theo thời gian vẫn không thay đổi (100% đối với nghề chất chà), (95% đối với nghề cào) so với 10 năm trước, nếu có chỉ một phần nhỏ

không đáng kể.

4.2.5.3 Lý do thay đổi sn lượng, kích c bình quân

Lý do chính thay đổi sản lượng kích cỡ là do ô nhiễm môi trường, thuốc cá tôm trên sông (chủ yếu là do hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật) gây ra sự thay

đổi lớn . 53,4% số hộ nghề cào và 87,5% số hộ nghề chà, (Bảng 4.10). Một số

còn lại là do nhiều người khai thác bừa bãi, ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao.

Bảng 4.10. Lý do thay đổi về sản lượng và kích cỡ khai thác bình quân

Loại nghề Lý do N %

Cào Ô nhiễm (hoá chất) 16 53,4

Nhiều người khai thác 2 6,3

Chà

Ô nhiễm (hoá chất) 28 87,5

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)