Nhận thức của ngư dân về khai thác thủy sản nước ngọt

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 34 - 35)

Về hiện trạng khai thác thì đa số từ 82,9-98,4% số hộ đều cho rằng số người khai thác, số tàu ghe, số ngư cụ và số loại ngư cụ khai thác quá nhiều làm cho sản lượng khai thác ngày càng giảm. Về kích cỡ mắt lưới đa số cho rằng tạm

được, vừa phải và một số ít còn vi phạm về kích thước mắt lưới. Về thời vụ

khai thác cũng chỉ tạm được (64,1% số hộ), trong khi đó 28,1% số hộđánh giá là tốt. Địa điểm khai thác thì một nữa số người được hỏi đều hài lòng với ngư

trường hiện tại, một nữa đánh giá là tốt. Họ chủ yếu khai thác ở những khúc sông, kênh rạch gần nhà. Thành phần giống loài tương đối đa dạng, hầu hết ngư dân đều có hiểu biết tốt về các loài thủy sản nước ngọt (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Nhận thức của ngư dân về khai thác thủy sản nước ngọt % về hiện trạng % vềđánh bắt Nhận thức của ngư dân chưa tốt/ quá mức tạm được/ vừa phải hợp lý/ tốt không biết biết ít biết nhiều Số người kthác 95,3 4,7 93,8 4,7 1,6 Số tàu ghe kthác 96,9 3,1 93,8 4,7 1,6 Số ngư cụ kthác 98,4 1,6 92,2 78 Loại ngư cụ kthác 82,9 12,5 3,1 76,6 23,1 Kích cỡ mắt lưới 11,0 81,3 6,3 50,0 50,0 Thời vụ kthác 7,9 64,1 28,1 43,8 35,0 1,6 Địa điểm kthác 4,7 50,0 45,3 42,2 56,3 1,6 Giống loài 10,9 42,2 46,9 34,4 64,1 1,6

Nhìn chung thì đa số ngư dân đều hài lòng, đánh giá tốt về thời vụ khai thác,

địa điểm khai thác, giống loài của ngư trường địa phương. Họ cảm thấy yên tâm với nghề nghiệp trong hiện tại. Tuy nhiên vấn đề về gia tăng số lượng lao

động, phương tiện khai thác là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết ngư dân. Có thể thấy rằng sự gia tăng ngư cụ khai thác, người lao động là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho sản lượng khai thác của từng hộ gia

đình bị giảm sút.

Những kiến thức về quy định khai thác thủy sản thì đa số người dân tham gia

đánh bắt đều không biết về những quy định trong khai thác thủy sản chiếm 93,8%. Về kích cỡ của mắt lưới đánh bắt thì một nữa cho rằng biết, một nữa cho rằng không biết. Về thời vụ khai thác thì 43,8% số hộ không biết, họ chủ

yếu đánh bắt theo thói quen. Còn lại 35% số người được hỏi có biết chút ít, chỉ

có 1,6% là biết nhiều, họ là những người chịu nắm bắt thông tin, có học vấn nên có tìm hiểu. Về địa điểm khai thác thì số người có biết tương đối nhiều

(56,3% số hộ) và (42,2% số hộ) không biết về những quy định của cơ quan quản lý, 1,6% có hiểu biết nhiều. Về quy định giống loài được quyền khai thác thì sự hiểu biết của ngư dân có tăng lên (61,4%), còn lại 34,4% thì họ cứđánh bắt vô tư theo mẻ lưới được gì bắt đó không quan tâm nhiều về kích thước loài khai thác, chỉ có 1,6% là hiểu nhiều.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh hậu giang (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)