3. Thực trạng vận dụng văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở việt nam
3.3. Những đề xuất với các doanh nghiệp về việc xây dựng VNDN để thu hút nhân tài ở VN
VNDN để thu hút nhân tài ở VN
Đề xuất 1
Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam:
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ.
- Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là ―tổ ấm‖ của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp.
- Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý.
2. Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường.
Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường năng động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất luợng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hut khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.
3 . Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết.
Doanh nghiệp hướng ra thị truờng nói cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh lợi.
4 . Hướng tới vấn đề an sinh xã hội.
Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau.
5 . Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội.
Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: ―dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh‖ mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.
Đề xuất 2
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
1. Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp
Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị.
Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.
3. Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp
Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
4. Văn hóa tập đoàn đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể
coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55 tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola. Tập đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy tín cũng như nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương trường mặc dù đồ uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống hàng đầu của nước Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bị người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào năm 1999.
5. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh. Thông thường, trong gia đình, người chủ gia đình thường nắm được bí quyết về một nghề nghiệp nào đó và dựa vào nghề nghiệp đó để thành lập doanh nghiệp gia đình. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình. Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình. Chẳng hạn, tập đoàn Tân Hiệp Phát (Việt Nam) là một biến thể của doanh nghiệp gia đình. Doanh nghiệp này có một nền văn hóa mạnh và các thành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩn mực của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đang có triển vọng trở thành một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề xuất 3
1. Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải thực hiện các cam kết quốc tế. Thị trường thế giới được điều tiết bởi luật chơi khắt khe, tiêu chuẩn rõ ràng. Ngoài những tiêu chuẩn mang tính ràng buộc của doanh nghiệp còn phải thích ứng với thông lệ quốc tế. Các thông lệ này như tài sản chung của loài người. Chúng cấu thành một phần không thể thiếu của văn hóa kinh doanh. Khi hội nhập văn hóa doanh nghiệp phải ―thích ứng‖. Sự ― thích ứng‖ này không phải dễ dàng. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn rất bỡ ngỡ với các tiêu chuẩn hội nhập như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp phải thấm nhuần tư tưởng hợp tác đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình. Làm giàu phải được coi trọng. Người tài giỏi phải được tôn vinh. Chữ ―tín‖ phải đưa lên hàng đầu thay cho lối làm ăn thiển cận, chụp giật, đánh quả.
2. Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam
Doanh nghiệp như con tàu thì doanh nhân là người cầm lái con tàu đó. Doanh nhân Việt Nam phải có dũng khí, khát khao làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho tổ quốc. Doanh nhân Việt Nam phải có bản lĩnh, tự tin trước đối thủ nước ngoài; Làm việc hết mình, bền bỉ theo đuổi, kiên trì chịu đựng để vượt qua thử thách; Biết nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm. Văn hóa doanh nhân Việt Nam thể hiện tính nguyên tắc trong đàm phán, ký kết hợp đồng, tính mềm dẻo, lịch lãm trong giao tiếp. Muốn có được các tố chất đó cần phải rèn luyện trong thử thách, đào tạo trong các nhà trường. Ví dụ, nguời Việt Nam có đức tính hài hước, nếu biết sử dụng nó sẽ là món đòn lợi hại để mê
hoặc đối phương - nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải biết tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp mình. Nếu có thương hiệu khách hàng sẽ tìm đến với doanh nghiệp mình.
3. Doanh nghiệp phải có tư duy và tầm nhìn toàn cầu
Doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục tư duy của người tiểu nông, nghĩ ngắn, giản đơn, nặng về tâm lý chủ quan. Làm việc với đối tác, nhất là nước ngoài phải có bản lĩnh, trí tuệ cao, giàu lý trí, có tính nguyên tắc chứ không thể ―chín bỏ làm mười‖, ―dĩ hòa vi quý‖. Thiếu vốn, thiếu công nghệ có thể mua được, nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu bản lĩnh thì không thể mua được. Trường hợp ông Nguyễn Xuân Vui - vua xuất khẩu lao động sang Trung Đông đã tâm sự: Làm xuất khẩu lao động là: ―Đem chuông đi đánh xứ người‖. Công ty của ông thành công nhờ phát hiện ra thị trường giàu tiềm năng. Ở Trung Đông dầu mỏ nhiều, dân rất giàu có, họ thích làm những công việc nhẹ nhàng. Lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, nếu biết tổ chức xuất khẩu lao động chắc sẽ thành công.
4. Mạnh dạn đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
Dám làm, dám chịu là một tố chất cần có của doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập. Từ ý tưởng sáng tạo đến hành động đổi mới, nắm bắt công nghệ và thị trường tạo ra những sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế là một quá trình đầy khó khăn. Sáng tạo có nghĩa là không lặp lại người khác, tìm ra con đường mà chưa ai đi, làm những việc chưa ai làm, dám chấp nhận rủi ro, càng rủi ro càng mạo hiểm thì lợi ích càng lớn.
5. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều song vẫn còn những hạn chế nhất định. Hạn chế bắt nguồn từ thể chế chính trị, quản lý nhà nước và bản thân doanh nghiệp, doanh nhân. Hội nhập, phát triển cần có một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa kinh doanh. Muốn xây dựng một văn hóa kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải nêu cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Doanh nhân Việt Nam cần sự hỗ
trợ của nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan, hệ thống thông tin quốc gia. Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cần mở rộng quan hệ ngoại giao thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan nhà nước là hết lòng chăm lo doanh nghiệp, không để doanh nghiệp ―đơn thương độc mã‖ trong cuộc chiến. Nhà nước tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp để làm sạch môi trường kinh doanh. Hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước phải nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi. Đẩy mạnh cải cách hành chính để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài bằng những cuộc tham quan, hội thảo, du lịch.
Tóm lại, bản sắc văn hóa đã được thấm sâu vào hoạt động kinh doanh. Quốc gia giàu bản sắc văn hóa sẽ được biểu hiện qua hoạt động kinh doanh. Người chủ doanh nghiệp