Những DN đã thành công dựa trên văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài tại việt nam (Trang 52 - 58)

3. Thực trạng vận dụng văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở việt nam

3.2. Những DN đã thành công dựa trên văn hóa doanh nghiệp để thu hút nhân tài ở VN

Công ty Điện lực Bắc Giang: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để phát triển bền vững

- Hiểu rõ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp (DN), cùng với việc bảo đảm nguồn điện cung ứng cho sản xuất và sinh hoạt, Công ty Điện lực Bắc Giang luôn coi việc xây dựng văn hoá DN là nội dung quan trọng để phát triển bền vững.

Ông Mai Trung Thuỷ, Giám đốc Công ty Điện lực Bắc Giang cho biết: "Nội dung xây dựng văn hóa DN của Công ty gồm hai phần chính: Xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng văn hóa kinh doanh. Qua đó xác định mục tiêu, chuẩn mực đạo đức, định hướng hành vi, quy định những điều cần làm và nên tránh, quy định các mối quan hệ ứng xử trong và ngoài Công ty. Đối với đồng sự, cộng sự tập trung duy trì kỷ cương, ý thức tổ chức kỷ luật; chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, ứng xử; xây dựng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt; kiên trì thực hiện các mục tiêu ổn định và phát triển. Coi trọng lợi ích của khách hàng trong quá trình sử dụng điện năng". Thông qua việc thực hiện văn hóa DN, Công ty đã xây dựng được môi trường pháp lý đầy đủ; môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện; phong cách phục vụ, dịch vụ không ngừng được cải tiến. Điển hình như trong các trường hợp sửa chữa, khắc phục do sự cố lưới điện, Công ty quy định cụ thể thời gian khắc phục, nếu không hoàn thành trong thời gian quy định coi như không hoàn thành nhiệm vụ và bị trừ lương. Còn trong quản lý, kinh doanh, đơn vị cũng thực hiện chế độ "một cửa", quan tâm đến nhu cầu và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Năm 2011, Công ty hợp đồng cung cấp điện cho hơn 342 nghìn khách hàng, tăng 4,99% so với năm 2010; sản lượng điện thương phẩm đạt gần 784 triệu kWh, tăng 19,66% so với năm 2010; tỷ lệ tổn thất điện năng giảm xuống còn 13,55%. Tuy còn một số hạn chế do khách quan mang lại như thiếu điện trong mùa khô; sự cố mất điện do giông sét, bão lũ; thiếu vốn đầu tư xây dựng công trình điện về vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao... song người dân và khách hàng cũng đã cảm thông và có cái nhìn khách quan, công tâm hơn với những khó khăn của Công ty.

Quá trình triển khai văn hóa DN cũng góp phần tăng cường uy tín, tạo dựng thương hiệu và cải thiện hình ảnh của ngành điện. Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm hiệu quả kinh doanh, gắn bó hài hoà lợi ích của khách hàng và DN. Thời gian tới, để phát triển bền vững, Công ty Điện lực Bắc Giang sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện văn hoá DN, qua đó phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Đánh Giá Của Chuyên Gia

Văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam dưới gốc nhìn của người nhật:

Theo GS. Takahashi Yoshiaki, Đại học Chuo, Nhật Bản, một số khảo sát về tính chăm chỉ của người dân một số nước châu Á cho thấy người Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản rất chăm chỉ, trong đó người Nhật chăm chỉ nhất. Đặc biệt là tính làm việc theo tổ, nhóm của người Nhật là hiệu quả nhất. Nhưng tính chất này ở người Việt Nam khá thấp!

Khảo sát các DN nhỏ và vừa của Việt Nam do GS. Hitokoto Noriyuki, Đại học Tokyo Joho, Nhật Bản cung cấp cũng cho thấy các DN Việt Nam chưa được hệ thống hoá sự ngăn nắp, tính khoa học. Ở Nhật, bước vào cổng của một DN nhỏ và vừa bạn sẽ cảm nhận được quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuân thủ theo một hệ thống có tổ chức bài bản. Nó tạo nên ―văn hoá DN‖, gây ấn tượng để khách hàng, đối tác tin vào chất lượng sản phẩm công ty…

Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam đã có những tiến bộ trong phát triển kinh tế, xã hội… Người Việt Nam cũng chăm chỉ, chịu khó nhưng còn thiếu tầm nhìn về tương lai. Họ mới chỉ nhìn thấy những cơ hội trước mắt, chưa có nhiều DN sản xuất công nghệ. Một đất nước phát triển là một nước có nhiều công cụ hỗ trợ, có nền tảng về công nghệ để phát triển bền vững…

Học hỏi để phát triển bền vững

Người Nhật có tác phong làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm và coi công việc, nơi mình công tác là niềm tự hào. Khi bạn hỏi đến công việc của họ, họ sẽ nói nhiều về nơi họ làm việc, chứ không nói đến chức danh hay địa vị như người Việt Nam. Họ trung

thành với công ty và làm việc rất cần mẫn, kiên trì thực hiện theo kế hoạch và làm đến khi thành công. Thường người Nhật làm việc đến khi hết việc mới về, còn chúng ta đôi khi việc còn nhưng hết giờ là về.

Nguyên tắc trong các DN Nhật là phân biệt rạch ròi công việc, vị trí của từng người. Những người mới vào làm việc trong công ty Nhật là phải đến sớm hơn người đã làm việc trước đó...

DN Việt Nam tuy có phát triển nhưng tôi còn e ngại kiểu làm ăn chưa có định hướng phát triển lâu dài, mới chỉ nhìn thấy cơ hội trước mắt. ―Chớp thời cơ‖ là tốt nhưng phải nghĩ đến sự phát triển bền vững… Do vậy, ngoài các chính sách kinh tế, các DN Việt Nam cần chú ý học tập những kinh nghiệm phát triển của các nước. TS Nguyễn Khắc Cảnh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

―Văn hoá DN có đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững, được mọi người chấp nhận, chia sẻ và đề cao ứng xử theo giá trị đó, góp phần tạo nên sự khác biệt trong mỗi DN. Văn hóa DN là giá trị, tài sản vô giá riêng của mỗi DN‖, Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM.

Trải qua 24 năm hoạt động và phát triển, FPT luôn khẳng định vị thế của 1 trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam không chỉ ở doanh thu, tầm vóc mà còn ở 1 lực lượng nhân sự hùng hậu với hơn 13.000 nhân viên đầy tài năng và nhiệt huyết. Trong suốt những năm qua FPT luôn nằm trong top những công ty hấp dẫn người lao động nhất tại Việt Nam, bên cạnh những Unilever, Viettel, Honda…

Một trong những yếu tố giúp gắn kết thành công các mảng hoạt động của FPT, từ đó tạo nên một tập thể hùng mạnh là bản sắc văn hóa riêng của công ty. Để thu hút và giữ chân được đội ngũ nhân sự tài năng, bên cạnh những chính đào tạo và chính sách đãi ngộ, yếu tố văn hóa doanh nghiệp luôn được chú trọng đặc biệt. Ngay từ khi ra đời cách đây 24 năm, những người sáng lập FPT đã rất nghiêm túc khi đưa ra khái niệm ―văn hóa FPT‖, và coi đây là yếu tố sống còn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình.

FPT tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và không thể trộn lẫn. Văn hoá FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty.

Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hoá FPT đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi người FPT. Các thế hệ FPT nối tiếp nhau đã chấp nhận, trân trọng và cùng nhau vun đắp cho văn hóa FPT ngày càng có cá tính và giàu bản sắc.

Ban Truyền thông và Cộng đồng FPT có nhiệm vụ phát triển và gìn giữ văn hóa FPT. Hàng năm, Ban Truyền thông và Cộng đồng FPT luôn tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao nhằm mang lại cho người FPT một cuộc sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với công ty, tin tưởng vào tương lai cùng thành công với FPT.

Văn hoá STCo

Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo. STCo được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STCo còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua văn hóa STCo, người FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.

Lễ hội tiêu biểu

Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Hàng năm, đến các dịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui chơi sống trong không khí đậm chất FPT.

* Ngày 13/09: Đây là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn (13/09/1988).

Nội dung bao gồm: - Olympic thể thao FPT; - Hội diễn văn nghệ STCo.

Lễ hội này còn được mở rộng ra đối với các chi nhánh.

* Hội làng: được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truyền thống dân gian. * Lễ sắc phong Trạng nguyên: là buổi lễ tôn vinh cá nhân xuất sắc của công ty. Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty hàng năm được chọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.

Nội dung bao gồm:

- Rước rùa đá có khắc tên trạng nguyên; - Đọc sắc phong.

* Lễ tổng kết năm kinh doanh Nội dung bao gồm:

- Tổng kết năm; - Khen thưởng;

- Bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu; - Cúng trời đất và mổ lợn liên hoan. Hoạt động văn hoá thể thao

* Các giải bóng đá

Bao gồm giải Vô địch FPT (tháng 5, tháng 6), Cúp Liên đoàn FFF (tháng 10, tháng 11). Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với người FPT.

* Các hoạt động khác

Các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ,.... các câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ... và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh.

Ấn phẩm: Các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn thông tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm:

- Các cuốn sử ký: Sử ký 10 năm FPT, sử ký 13 năm, sử ký 15 năm; sử ký 20 năm bao gồm các bài viết của người FPT. Các bộ phận FPT cũng có sử ký riêng của mình.

- Các Tuyển tập nhân vật: Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng tuyển... bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi tiếng trong FPT.

- Sách Đồng đội

- Báo Chúng ta: Được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả các thành viên của FPT

- Các báo và bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của đơn vị đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài tại việt nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)