Mục tiêu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty giầy thăng long (Trang 38)

Căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường, công ty Giầy Thăng Long đã đề ra định hướng chiến lược tiêu thụ cho các thị trường xuất khẩu đến năm 2010.

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

Bảng 11: Mục tiêu xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long đến năm

(Nguồn: Định hướng phát triển sản phẩm của công ty đến năm 2010)

Tuy nhiên đến nay số lượng giầy của Công ty vào các khu vực này vẫn còn ở mức rất khiêm tốn, do đó Công ty phải chuẩn bị mọi điều kiện xâm nhập và mở rộng thị trường, tăng thị phần ở các khu vực này. Đặc biệt là khi Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc( MFN ) thì dự kiến từ năm 2005 trở đi thị trường Mỹ sẽ là thị trường trọng điểm của công ty.

Như vậy mục tiêu xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long đến năm 2010 tập trung chủ yếu vào 3 thị trường chính đó là: Thị trường truyền thống EU, thị trường Bắc Mỹ( chủ yếu là thị trường Mỹ) và các thị trường tiềm năng Đông Âu.

3.2/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐAY XUÂT KHAUCỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG

Để đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện được những mục tiêu định hướng đã đề ra trong lĩnh vực xuất khẩu, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể, chi tiết đế khắc phục những yếu kém, tồn tại của mình trong hoạt động xuất khẩu. Qua quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến, biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới, cụ thể là:

3.2.1/ Chú trọng công tác xây dựng chiến lược thị trường

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

nghiệp đối với từng loại thị trường, nó cho biết một cách tổng quát mối tưong tác giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Nhờ có chiến lược thị trường mà các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời và hữu hiệu đối với sự biến động thường xuyên của thị trường về các loại nhu cầu hàng hoá và dịch vụ, nó tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, nó tạo điều kiện thuận giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh...

Như vậy, công tác xây dựng chiến lược thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những năm qua, công tác này chưa được chú trọng tại Công ty Giầy Thăng Long. Điều này đã gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là hoạt động xuất khẩu của Công ty. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu Công ty cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chiến lược thị trường. Trong chiến lược thị trường Công ty cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

- Xác định các loại thị trường về: tên gọi, diện tích của thị trường, những đặc điểm cơ bản của từng loại thị trường như dễ tính hay khó tính, mức sống hay khả năng tiêu dùng cao hay thấp...Hiện nay bên cạnh thị trường EU, hai thị trường Mỹ và Nhật Bản là những thị trường đầy tiềm năng, có mức sống cao, nhu cầu tiêu thụ giầy dép rất lớn, tuy nhiên đây cũng là những thị trường rất khó tính.

- Tìm hiểu những chính sách, luật lệ của nước ta có liên quan đến hoạt động xuất khẩu và luật lệ của các nước về vấn đề nhập khẩu. Hiện nay cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đây là điều kiện rất thuận lợi để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi xâm nhập vào các thị trường mới Công ty cần tìm hiểu kỹ những quy định trong luật pháp của các nước này, một số vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm vừa qua là một bài học lớn đối với Công ty Giầy Thăng Long nói riêng và các

Ẩtuận ỉ)tiu tết nghiệp

doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung khi muốn xâm nhập vào các thị trường mới.

- Xác định các loại nhu cầu trên thị trường, bao gồm: nhu cầu hiện tại, nhu cầu tương lai, nhu cầu có khả năng thanh toán ( đây là nhu cầu quan trọng nhất đối với Công ty ). Để từ đó chỉ đưa vào sản xuất các sản phẩm khi đã kí kết được họp đồng hoặc sẽ chắc chắn kí được hợp đồng.

- Xem xét những yêu cầu của từng loại thị trường hay từng đối tượng khách hàng trên các mặt: chất lượng sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm; giá bán, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng...Đối với sản phẩm giầy dép thì yêu cầu về chất lượng và kiểu dáng mẫu mã là những yếu tố cực kì quan trọng, đặc biệt đối với các nước phát triển thì đây là những tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu. Do vậy, trong công tác xây dựng chiến lược thị trường, Công ty cần đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu những yêu cầu của thị trường về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.

- Xem xét tình hình cạnh tranh trên thị trường, xác định mức độ cạnh tranh trên từng thị trường, các công cụ được sử dụng trong cạnh tranh: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, uy tín hay giá cả...Để từ đó đưa ra những phương thức cạnh tranh có hiệu quả. Hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường giầy dép thế giới đang rất gay gắt, trong đó ở thị trường các nước phát triển, cạnh tranh chủ yếu về chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, trong khi ở những nước đang phát triển thì giá cả lại là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất. Từ đó chỉ ra phương hướng kinh doanh trên từng thị trường của Công ty đó là: đối với các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã đẹp, hợp thời trang; còn đối với thị trường Đông Âu và một số thị trường khác, Công ty cần chú trọng giảm giá bán các sản phẩm, để xâm nhập và mở rộng thị trường.

3.2.1.21 Tổ chức xây dựng chiến lược thị trường của công ty

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

Để xây dựng chiến lược thị trường thì công việc đầu tiên đó là nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên hiện nay Công ty Giầy Thăng Long chưa có một bộ phận riêng làm công tác nghiên cứu thị trường, do đó các hoạt động nghiên cứu thị trường hầu như cũng chưa được tiến hành. Do vậy Công ty cần lập ra một bộ phận riêng để đảm nhiệm công việc này.

* Tiến hành nghiên cứu thị trường

Trình tự tiến hành nghiên cứu thị trường:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về các loại nhu cầu trên từng thị trường

- Phân tích và xử lý các loại thông tin đã thu thập được về từng thị trường.

- Xác định các thông tin về nhu cầu trên từng thị trường căn cứ vào kết quả phân tích và xử lý thông tin.

Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường:

Để nghiên cứu thị trường, Công ty có thể kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gián tiếp và trực tiếp. Nội dung cụ thể của từng phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cún gián tiếp (nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu lý thuyết) gồm những nội dung sau:

+ Mua các loại tài liệu, báo chí chuyên ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu giầy dép

+ Phát phiếu điều tra nhu cầu ( việc này rất khó thực hiện, bởi vì thị trường của Công ty là thị trường nước ngoài, do đó Công ty có thể mua lại thông tin từ các tổ chức chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường )

+ Sử dụng các phương pháp dự đoán nhu cầu thị trường, chú ý kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Ngoài ra Công ty có thể mua các phần mềm về dự báo nhu cầu, để thuận tiện và nâng cao độ tin cậy của kết quả dự báo.

- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp ( nghiên cứu tại hiện trường ) gồm các nội dung chủ yếu sau:

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

+ TỔ chức hội nghị khách hàng thường niên

+ Tổ chức giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội trợ, triển lãm trong nước và trên thế giới.

+ Tham gia các hội thảo về các đề tài có liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu.

Kết quả nghiên cứu thị trường phải trả lời được cán vấn đề sau:

+ Đối tượng của hàng của Công ty cần mua mặt hàng nào + Tại sao khách hàne lại mua sản phẩm của Công ty, có phải vì chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã hay giá cả...

+ Đối tượng mua hàng của Công ty là thị trường hay khách hàng nào, tên, địa chỉ cụ thể của họ.

+ Khối lượng mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu.

+ Phương thức mua của từng thị trường hay từng khách hàng: mua theo phương thức gia công đặt hàng, mua đứt bán đoạn, mua một lần hay nhiều lần, mua theo hay không theo hợp đồng...

+ Địa điểm giao hàng ở khu vực nào, nước nào.

Trên cơ sở những kết quả của việc nghiên cứu thị trường, Công ty đề ra những phương hướng, mục tiêu cụ thể để xâm nhập và khai thác từng thị trường với hiệu quả cao.

3.2.2/ Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty

Để đẩy mạnh xuất khẩu Công ty Giầy Thăng Long cần phải xác định một cơ cấu sản phẩm hợp lý, đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu của thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, thì cơ cấu sản phẩm của Công ty phải là một cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm hay nói cách khác là Công ty phải thường xuyên hoàn thiện chính sách sản phẩm của mình. Đó là một trong những điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Để hoàn thiện chính sách sản phẩm của mình Công ty có thể thực hiện theo nhiều hướng khác nhau, đó là:

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận.

- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện cả về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã.

- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường và phù họp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới.

-Thiết kế sản phẩm phù họp với từng lứa tuổi và từng thị trường Ngoài ra giầy dép là một loại sản phẩm mang tính thời trang, nên đòi hỏi mẫu mã sản phẩm phải đa dạng phong phú. Thị hiếu người tiêu dùng lại thay đổi nhanh chóng và phụ thuộc vào nghề nghiệp, tuổi tác, thói quen...Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm giầy dép là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất giầy dép nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng. Trong công tác thiết kế sản phẩm, bộ phận thực thiện nhiệm vụ này phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều tra nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin về thị hiếu người tiêu dùng. Mẫu mã sản phẩm được thiết kế ra phải phù hợp với thói quen, phong tục, tập quán, văn hoá, thẩm mỹ, điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng...

Để hoàn thiện chính sách sản phẩm, Công ty cần phân loại thị trường theo mức sống và phân loại khách hàng theo độ tuổi để từ đó sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi và từng thị trường. Công ty có thể tham khảo cách phân loại dưới đây:

Đối với thị trường, có thể phân ra làm ba loại:

+ Những thị trường có mức sống cao như thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. Đây là những thị trường rất khó tính, yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Do vậy đê xâm nhập và đứng vững trên những thị trường này, đòi hỏi Công ty phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, hợp thời trang.

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

+ Những thị trường có thu nhập trung bình như: thị trường các nước Đông

Âu, Nga, một số nước khu vực Mỹlatinh...Đây là những thị trường tương đối dễ tính, không quá khắt khe về chất lượng cũng như không cầu kì về kiểu dáng, mẫu mã. Yếu tố quan trọng nhất để xâm nhập và phát triển ở thị trường này là giá cả, do đó Công ty cần sản xuất ra những sản phẩm có giá thành thấp để có thể bán với giá rẻ, nói như vậy không có nghĩa là Công ty không cần quan tâm đến chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mà khi đó những yếu tố này về tầm quan trọng được xếp sau giá cả sản phẩm.

+ Những thị trường có thu nhập thấp. Hiện nay sản phẩm của Công ty hầu như chưa có mặt ở những thị trường này, do đây không phải là những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên nếu có cơ hội Công ty cũng cần phát triển hoạt động xuất khẩu sang những thị trường này, bởi đây là những thị trường rất dễ tính, yêu cầu về sản phẩm rất đơn giản, đồng thời sức cạnh tranh ở những thị trường nay cũng không cao, do đó dễ ràng cho việc thâm nhập và đáp ứng thị trường này.

Đối với khách hàng, có thể phân ra các độ tuổi sau:

+ Từ 3-15 tuổi: vì đây không phải là người mua trực tiếp, nhưng lại là

người tiêu dùng cuối cùng. Họ chưa có thu nhập, nên sản phẩm phần lớn được nua dưới hình thức cho, quà tặng. Chính vì vậy người mua ít khi quan tâm đến giá cả mà chủ yếu họ để ý đến mẫu mã, do vậy khi sản xuất sản phẩm cho lứa tuổi này, Công ty phải đặc biệt chú ý đến khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.

+ Từ 16-22 tuổi: Đây là lứa tuổi thanh niên, phần lớn vẫn chưa có thu nhập

và sống nhờ vào gia đình. Đặc trưng tâm lý trong độ tuổi này là thích đua đòi, a dua, thích những gam màu nóng, trẻ trung, sành điệu...Do đó khi sản xuất sản phẩm cho lứa tuổi này, Công ty cần nghiên cứu kĩ những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã để thiết kế những sản phẩm họp thời trang.

+ Từ 23-45 tuổi: Đây là nhữna người đã có thu nhập, hầu hết đã có việc làm và một bộ phận trong số họ làm việc trong các công sở, nên yêu cầu về

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

Sự sang trọng và tính tiện dụng được đặt lên hàng đầu. Do vậy trong thiết kế sản phẩm cho độ tuổi này Công ty phải tính đến những yếu tố đó.

+ Từ 46 tuổi trở lên: Đây là độ tuổi bắt đầu ít để ý đến kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Với họ giầy dép chỉ đem thuần là một sản phẩm để bảo vệ đôi chân, do vậy yêu cầu về độ bền, tính tiện dụng được đặt lên hàng đầu. Đây cũng được coi là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của Công ty, do vậy trong chính sách sản phẩm của mình, Công ty cần đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện và cải tiến sản phẩm phục vụ đối tượng này.

3.2.3/ Nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngay nay, chất lượng sản phẩm được coi là công cụ quan trọng nhất để các doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh quốc tế. Do vậy đối với Công ty Giầy Thăng Long, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp rất quan trọng đế đẩy mạnh xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

3.2.3.1 / Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành lên thực thể của sản phẩm, do đó chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chính là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do hiện nay Công ty Giầy Thăng Long phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu đế phục vụ cho sản xuất, vì vậy việc tìm kiếm nguồn nhập khẩu có ảnh hưỏng lớn đến chất lượng nguyên vật liệu. Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên làm công tác này

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty giầy thăng long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w