Những yếu kém

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty giầy thăng long (Trang 30)

Mặc dù trong những năm qua Công ty Giầy Thăng Long đã có rất nhiều cố gắng để đẩy mạnh xuất khẩu và đã đạt đuợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu của mình, Công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, cụ thể là:

Thứ nhất: Quy mô thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé. Hiện nay thị

trường xuất khẩu của chủ yếu Công ty vẫn là các nước EU, với quy mô còn nhỏ bé. Điều này được thể hiện qua số lượng thị trường mà Công ty xâm nhập được ở khu vực này là 8 trên tổng số 15 nước; kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này năm 2002 đạt 6,81 triệu USD so với giá trị nhập khẩu giầy dép của khu vực này là khoảng 14 tỷ USD, thì rõ ràng thị phần mà Công ty có được là quá nhỏ bé trên một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Nếu so sánh với các công ty sản xuất và xuất khẩu giầy lớn trong nước thì quy mô thị trường xuất khẩu của Công ty vẫn còn thua xa; con số 6,81 triệu USD giá trị xuất khẩu của Công ty trong năm vừa qua so với 1,828 tỷ USD giá trị xuất khẩu của toàn ngành da-giầy cho thấy Công ty Giầy Thăng Long có một vị trí còn khá khiêm tốn trong ngành da-giầy Việt Nam.

Chĩnh sách tập trung vào thị trường trọng điểm EƯ của công ty tuy có những ưu điểm song bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định. Quá tập trung vào một thị trường thì khi thị trường đó biến động, công ty sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và gặp nhiều rủi ro. Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang được EU cho hưởng quy chế ưu đãi chung “ GSP”, nhờ đó hàng hoá Việt Nam vào được thị trường này một cách dễ dàng, các sản phẩm da giầy không bị đánh thuế nhập khẩu nên giá cả có thể cạnh tranh được với hàng hoá từ Trung Quốc. Nhưng đến năm 2006, EU sẽ bãi bỏ chế độ GSP đối Việt

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

trường EU có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mà xét về tiềm lực kinh tế thì họ lại hon hẳn. Trong khi đó, các thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật thì không được công ty quan tâm khai thác. Thị trường Mỹ với dân số trên 260 triệu người có nhu cầu rất lớn về giầy dép, hàng năm Mỹ nhập khoảng 1.4 tỷ đôi giầy dép từ các nước với tổng kim ngạch khoảng 13 tỷ USD. Một điều thuận lợi nữa khi xuất khẩu giầy dép sang thị trường Mỹ mà công ty đã bỏ qua đó là Việt Nam và Mỹ đã kí hiệp định thương mại, theo đó hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp rất nhiều thuận lợi, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng lên nhiều. Thị trường Nhật rất gần với ta và có dân số đông, nhu cầu sử dụng lớn, mức sống cao, song Công ty lại chưa đề ra mục tiêu xâm nhập. Điều này rõ ràng thể hiện sự yếu kém của Công ty trong hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi trong thời gian tới Công ty phải có phương hướng khắc phục để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ hai: Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tê chưa

cao. Điều này được thê hiện trước tiên qua chất lượng sản phẩm của Công ty.

Mặc dù trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tuy nhiên chất lượng của sản phẩm vẫn ở mức trung bình, tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất còn cao: năm 2001 tỷ lệ phế phẩm chiếm tới 2,3% tổng số sản phẩm sản xuất ra (tương ứng với 106.000 đôi trên tổng số gần 4.610.000 đôi được sản xuất ra ), năm 2002 tỷ lệ phế phẩm chiếm 2,1% ( tương ứng với khoảng 117.600 đôi trên tổng số 5.600.000 đôi được sản xuất ra ). Chính điều này đã gây thiệt hại lớn cho Công ty, nhiều lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả lại, chí phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng là rất lớn, dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bị giảm sút, uy tín của Công ty trên thị trường quốc tế bị ảnh hưởng.

Giầy dép bên cạnh công dụng là bảo vệ và giữ ấm đôi chân, nó còn là sản phẩm có tính thời trang, tôn vinh vẻ đẹp của con người, vì vậy kiểu dáng mẫu mã là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định tiêu dùng của khách hàng, đồng thời nó cũng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Nhu cầu về sản phẩm giầy dép cũng rất đa

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

dạng, từ các loại giầy dép phục vụ cho nhu cầu đi lại đến các loại giầy thể thao, giầy dép chuyên dụng, giầy bảo hộ lao động... Tuy nhiên hiện nay chủng loại sản phẩm của Công ty còn nghèo nàn, kiểu dáng, mẫu mã còn đơn giản, chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, gây trở ngại lớn cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm của Công ty vẫn còn cao, do năng suất lao động thấp, chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cao từ đó dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm cao. Điều nay cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Thứ ba: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu còn thấp. Điều này được thể

hiện qua tỷ lệ gia công trong tổng giá trị xuất khẩu còn cao, hàng năm chiếm trên 70%. Dù phương thức gia công xuất khẩu có 3 mức độ khác nhau, trong đó hiện nay Công ty Giầy Thăng Long chủ yếu xuất khẩu theo hình thức nhập nguyên liệu chính của bên đặt gia công và tự lo nguyên liệu phụ, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại vẫn rất thấp do giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao, đồng thời việc phụ thuộc vào bên đặt gia công về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm và các loại nguyên vật liệu chính nên khi định giá sản phẩm Công ty sẽ chịu nhiều thua thiệt. Rõ ràng khi hoạt động xuất khẩu của Công ty vẫn còn bị phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài thì hiệu quả kinh tế mang lại là rất thấp. Bên cạnh đó, trong phương thức gia công xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm của Công ty còn thấp. Hiện nay Công ty đang phải nhập khoảng từ 60 đến 70% nguyên vật liệu đầu vào, trong khi đó nguyên vật liệu lại chiếm trên 70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, dẫn đến giá thành sản phẩm sản xuất rất cao, Công ty lại không thể bán sản phẩm với giá cao do sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, do đó lợi nhuận mang lại rất thấp, điều này cũng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động xuất khẩu thấp.

Thứ tư: Chưa chủ động trong xuất khẩu. Hiện nay, do tỷ lệ gia công cao

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

phẩm, các loại nguyên vật liệu chính và thậm chí là toàn bộ nguyên vật liệu từ phía đặt gia công. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu của Công ty vẫn chủ yếu dựa vào các đon đặt hàng, Công ty chưa tự chủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm, do đó số lượng và giá trị xuất khẩu các loại sản phẩm do Công ty tự thiết kế và tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn nhỏ bé. Ngoài ra, do vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại ( chiếm từ 60 đến 70% ), nên nhiều khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, gây ra những thiệt hại lớn cho Công ty.

2.3.2/ Các nguyên nhân chủ yếu

Những yếu kém của Công ty trong hoạt động xuất khẩu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: Việc xây dựng chiến lược thị trường còn mang tính chủ

quan, cảm tính, thiếu váng sự phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, thiếu căn cứ khoa học. Do đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh

cũng như hoạt động xuất khẩu, Cône ty còn thiếu nhạy bén trona việc nắm bắt các cơ hội kinh, doanh chưa có khả năng ứng phó nhanh nhạy với những biến động trên thị trường, trong khi thị hiếu của người tiêu dùng lại thay đổi nhanh chóng, điều nay đã gây khó khăn lớn cho việc duy trì và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Mặt khác, sự yếu kém trong công tác xây dựng chiến lược thị trường cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị động trong việc hoạch định chương trình sản xuất kinh doanh vì không có được những căn cứ chính xác về nhu cầu của thị trường, điều này cũng gây khó khăn cho việc khai thác các nguồn tiềm tàng của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thứ hai: Hệ thông máy móc, thiết bị của Công ty mặc dù đã được đầu

tư, mua sắm nhiều, những vẫn còn thiếu đồng bộ. Có những bộ phận hệ

thống máy móc thiết bị hiện đại chiếm tỷ lệ rất cao như bộ phận May đạt tới 87 đến 98% hay bộ phận Cán đạt 95%, trong khi có những bộ phận tỷ lệ thiết bị, máy móc cũ, lạc hậu chiếm tỷ lệ cao như bộ cắt và Gò chiếm tới 50%. Bên cạnh đó trong dây chuyền sản xuất có nhiều loại máy móc thiết bị

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

của nhiều nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Liên Xô ( cũ ), Tiệp Khắc...trong đó có một bộ phận máy móc, thiết bị của Liên Xô và một số nước Đông Âu rất lạc hậu, đã khấu hao hết nhưng hiện nay vẫn đang được sử dụng. Chính điều này đã dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản và chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, đặc biệt là thị trường quốc tế, đây cũng là nguyên nhân của việc Công ty chưa có nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định với các đối tác nước ngoài, tạo trở ngại cho việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty.

Thứ ba: Công ty chưa hoàn toàn chủ động trong khâu cung ứng

nguyên vật liệu cho sản xuất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm

kiếm các nguồn nguyên vật liệu thay thế nguồn nhập khẩu, nhưng hiện nay Công ty vẫn đang phải nhập từ 60 đến 70% lượng nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Trong khi nguồn nguyên vật liệu không phải bao giờ cũng có sẵn, bên cạnh đó giá cả lại cao, chất lượng nhiều khi không đảm bảo và thiếu đồng bộ về chủng loại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị động trong sản xuất, nhiều khi còn làm cho sản xuất bị đình trệ, dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện các đơn hàng, làm giảm uy tín của Công ty trong hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng làm mất cơ hội trong kinh doanh.

Thứ tư: Trình độ lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đội ngũ cán

bộ làm công tác xuất khẩu. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản

của tình trạng yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long bởi vì trình độ của độ ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Hiện nay trình độ đội ngũ lao động của Công ty Giầy Thăng Long nói chung là chưa cao, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của sản

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

phẩm trên thị trường, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ làm công tác xuất, nhập khẩu còn thấp cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong công tác giao dịch, đàm phán và kí kết họp đồng cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng để nhập khẩu, do đó cũng tạo lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Thứ năm: Chưa chú trọng công tác quản lý chất lượng. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng sản phẩm của Công ty còn thấp, các sản phẩm của Công ty rất khó khăn trong việc xâm nhập vào thị trường các nước phát triển- nơi có yêu cầu rất cao về chất lượng. Hiện nay nhiều nước phát triển trong đó có cả những nước mà sản phẩm của Công ty đang có mặt, đòi hỏi các sản phẩm giầy dép khi xuất sang nước họ phải đạt các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và tiến tới là cả tiêu chuẩn SA 8000. Do đó nếu Công ty không sớm triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng thì hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thứ sáu: Các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ xuất khẩu của Công

ty Giầy Thăng Long vẫn còn rất đơn giản, Công ty chưa xây dựng được một chương trình cụ thể để hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức quảng cáo vẫn còn nghèo nàn cả về nội dung và hình thức, chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng, các hoạt động xúc tiến khác như: tham gia các hội trợ triển lãm hay tổ chức hội nghị khách hàng...vẫn còn mang tính hình thức là chủ yếu và hiệu quả mang lại là rất thấp. Chính vì vậy chưa nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài biết tới sản phẩm của Công ty, các mối quan hệ làm ăn của Công ty vẫn còn bó hẹp trong phạm vi các đối tác truyền thống, rất ít bạn hàng mới tự tìm đến với Công ty. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến quy mô thị trường xuất khẩu của Công ty vẫn còn nhỏ bé, phạm vi thị trường còn hẹp, số lượng thị trường chưa nhiều...

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

Thứ bảy: Yếu kém trong công tác giao dịch, đàm phán và kí kết hợp

đồng. Là một công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất khẩu, trong đó kinh

doanh xuất khẩu là chủ yếu. Tuy nhiên, Công ty Giầy Thăng Long còn thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh trong môi trường thương mại quốc tế. Điều này đã gây khó khăn lớn cho Công ty công tác giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Bởi vì khi đàm phán và kí kết hợp đồng, nếu chúng ta không đủ trình độ và kinh nghiệm thì rất dễ bị lúng túng và đôi khi đưa ra các quyết định sai lầm, không đạt được mục tiêu đề ra trước khi bước vào đàm phán, chỉ một chút sơ hở cũng có thể dẫn đến những thiệt hại lớn. Qua nhiều lần làm việc với các đối tác nước ngoài, Công ty thường để mất thế chủ động vào tay khách hàng vì vậy gây bất lợi lớn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.

Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến những tác nhân bên ngoài như: cơ chế chính sách của Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều điểm bất hợp lý, các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu giầy dép, hay những khó khăn trong việc huy động vốn...Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long.

Ẩtuận ỉ)tiu tết nạhiệp

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐAY XUÂT KHAU

CỦA CÔNG TY GIẦY THẢNG LONG

3.1/ MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUÂT KHAU CỦACÔNGTY

3.1.1/ Định hướng xuất khẩu

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của toàn ngành da-giầy, vào thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây, kết quả bước đầu nghiên cứu thị trường, Công ty Giầy Thăng Long đã xác định định hướng xuất khẩu cho những năm tới là:

- Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu với phướng hướng chuyển từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, bảo đảm nâng cao hiệu quả, tăng nhanh tích luỹ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty giầy thăng long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w