I. Tổng quan về không gian nghiên cứu
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Nhịp sống hiện đại đưa chúng ta đến một thế giới khác, mà ở đó ứng dụng công nghệ thông tin như là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Việc lướt web, xem phim khi ra đường, ngồi trên tàu…có thể thấy ở khắp mọi nơi . Qua đó, vai trò của chiếc smartphone cũng tăng lên đáng kể và là một cái tên khá quen thuộc, được nhiều người nhắc đến và mơ ước sở hữu nó. Do đó các nhà bán lẻ
càng làm cho công tác nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là rất quan trọng, đặc biệt là hành vi trước khi mua từ đó nắm bắt được tâm lý, thói quen mua sắm của khách hàng nhằm bán hàng hiệu quả hơn.
Qua thực tiễn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên Đại Học Huế ”, có thể rút ra một số kết luận như sau: - Các nhân tố lợi ích chức năng và yếu tố là tài chính tác động khá nhiều đến việc làm
xuất hiện nhu cầu mua smartphone của sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên vẫn chưa nhận thức được mua smartphone không chỉ mang lại lợi ích chức năng mà còn cả về lợi ích xúc cảm.
- Sinh viên thường tìm kiếm những thông tin về giá, màu sắc kiểu dáng và thương hiệu thông qua những nguồn chủ yếu là internet, kinh nghiệm dùng thử và bạn bè. Quy trình tìm kiếm thường bắt đầu từ thương hiệu, sau đó mới tìm hiểu về các tính năng, đặc tính sản phẩm, từ đó ra quyết định mua hoặc nếu không hài lòng thì sẽ chọn thương hiệu khác.
- Các thương hiệu smartphone được nhiều bạn sinh viên biết đến là Apple, Sam sung, Nokia.
- Giới tính và trường của sinh viên không tạo nên sự khác biệt trong việc làm xuất hiện nhu cầu cũng như đánh giá các phương án mua sắm.
- Trong quá trình tìm kiếm thông tin, khách hàng gặp không ít thuận lợi và khó khăn. - Thêm vào đó, người tiêu dùng chưa tin cậy nhiều đối với nguồn thông tin của nhà
bán lẻ, do đó cần có giải pháp kịp thời.
II. Kiến nghị đối với nhà bán lẻ
Áp dụng các giải pháp mà đề tài đã đưa ra nhằm nâng cao uy tín cũng như hiệu quả bán hàng của nhà bán lẻ từ đó nâng cao doanh số, chiếm lĩnh thị trường. Cụ thể như:
- Nhập những dòng sản phẩm mà khách hàng tin tưởng và muốn sử dụng, đồng thời quảng cáo, xúc tiến để những sản phẩm khác gần gũi hơn với sinh viên.
- Mở lớp đào tạo nhân viên bán hàng để huấn luyện họ những kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu khách một cách đầy đủ, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn định kỳ nhằm phổ biến và nhắc nhở về thái độ làm việc, lối ứng xử với khách hàng nhằm đem đến sự thoải mái và an toàn cho khách hàng.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất tại điểm bán, trang trí điểm trưng bày hấp dẫn, bắt mắt nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.