Những hạn chế:

Một phần của tài liệu u tư phát triển giáo dục và đào tạo - nhóm 19 pdf (Trang 50 - 55)

III. Đánh giá thực trạng 1 Thành tựu

2. Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo:

2.1. Những hạn chế:

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nêu trên , nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn bó với người sử

dụng; đội ngũ giáo viên còn non yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý còn châm dổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỉ cương chậm được khắc phục.

Điều này là do đầu tư cho giáo dục và đào tạo của ta còn tăng nhưng chưa tập trung dứt điểm và có trọng điểm. Cho nên, còn dàn trải và thiếu đồng bộm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo; đồng thời, chưa có sự kết hợp đầu tư từ ngân sách và các nguồn huy động từ xã hội hóa. Tức là huy động toàn nhân dân tham gia giáo dục đào tạo. Trong khi đó, nguồn thu từ học phí còn lộn xộn, chưa có chính sách thu quản lý thống nhất, sử dụng chưa đúng cho đào tạo. Nguyên nhân nữa là việc sử dụng chi cho giáo dục và đào tạo chưa được cân đối giữa chi cho con người và mua sắm trang thiết bị dạy học. Thực tế, nhân sách chủ yếu mới tập trung để trả lương, còn đầu tư cho thiết bị dạy học cả phổ thông và ĐH chưa được chú trọng. Tỷ lệ trả lương cho giáo viên chiếm gần 80%, còn đầu tư xây dựng cơ bản mới chỉ chú trọng xây “ vỏ” bên ngoài thội, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm thực hành ít.

Xuất phát từ cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục và dào tạo còn chưa hợp lý, đầu tư tăng nhưng chi không hợp lý là nguyên nhân chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong vòng luẩn quẩn nên đã dẫn đến những hạn chế trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà. Cụ thể sau:

- Chất lượng giáo dục đào tạo nói chung còn thấp một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sang tạo, kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập ngiệp còn hạn chế.

-Hiệu quả giáo dục đào tạo chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa . Tỷ lệ lao động đã qua giáo dục đào tạo còn thấp, còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm.

-Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song song vẫn còn mất cân đối. Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội

vẫn còn nặng nề đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là trình độ cao. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năn gần đây chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; tỷ lệ học sinh, sinh viên, cao đẳng kĩ thuật, công nghệ, trung học chuyên nghiệp và học nghề còn thấp và tăng chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt. Học sinh, sinh viên chưa được nhà trường hướng dẫn đầy đủ về nghề ngiệp và tạo khả năng tự lập nghiệp. Các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp taaoj trung khá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn. Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoài nhà trường, đặc biệt là người đang lao động.

Đặc biệt tâm lý khoa cử còn nặng nề . Mặc dù ngành còn nhiều đổi mới, cải tiến nhưng cách kì thi đạo học, cao đẳng vẫn căng thẳng, tốn kém. Cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, nghành nghề, cơ cấu xã hội cũng như vùng miền chưa hợp lý. Hiện tại, công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội còn nặng nề đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, nhất là trình độ cao và trung học chuyên nghiệp(THCN). Công tác dự báo, quy hoạch, định hướng ngành nghề đào tọa chưa tốt. Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT chậm triển khai, thiếu biện pháp hữu hiệu và đồng bộ để thu hút thế hệ trẻ chọn các trường dạy nghề và THCN.

-Độ ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh theo quy mô vừa phải đảm bảo về chất lượng hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là dội ngũ giáo viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Một thực tế đáng báo động, đội ngũ giáo viên các bậc học bất cập cả về số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu. Theo điều tra mới đây, tỷ lệ giáo viên có tăng lên nhưng còn thấp so với quy định. Ở các bậc học phổ thông, hiện còn thiếu khoảng 100 nghìn giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cáo và các giáo viên các môn : sinh vật, kĩ thuật, giáo dục công dân, thể dục, nhạc, họa…Đó là chưa kể trình độ chuyện môn của đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học ở các vùng đặc biết khó khăn và các vùng dân tộc thiểu số còn rất yếu. Bậc đại học, phần đông giảng viên đã cao tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt.

-Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Chưa thanh toán hết các lớp học 3 ca; vẫn còn các lớp học tranh tre nứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn rất thiếu và lạc hậu.

Cơ sở vật chất kĩ thuật ( trường, lớp, thiết bị thí nghiệm và đồ dung dạy học) ở nhiều địa phương còn thiếu thốn. Đã vậy, cơ chế quản lý giáo dục lại chậm đổi mới, bộ máy còn nặng nề, hoạt động kém hiệu quả. Đáng chú ý, đội ngũ cán bộ quản lý bất cập về năng lực điều hành và tổ chức hoạt động. Tình trạng vi phạm kỉ cương, nề nếp, các biểu hiện “ thương mại hóa” giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời.

-Chương trình, giáo trính, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa. Chương trình giáo dục còn mang tính hàn lâm, kinh viện, nặng nề thi cử; chưa chú trọng đến tính sang tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiến phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học, công nghệ và triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc… Chế độ thi cử còn lạc hậu. Cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốn kém.

-Hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa những yêu cầu vừa phảo phát triển nhanh quy mô giáo dục và đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiều hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Mâu thuẫn lớn này đến nay, nhìn toàn cục, vẫn còn gay gắt, đặc hiệt ở giáo dục đại học.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ khoa học- công nghệ, củng cố quốc phòng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu nghành nghề, cơ cấu vùng, miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp đào tạo và sử dụng .

Do yêu cầu học tập của nhân dân là rất lớn, gia tăng rất nhanh, đa dạng về trình độ, nội dung; nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, mở của theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần một hệ thống giáo dục xây dựng trên nguyên tắc mọi người được học, học suốt đời; hệ thống này

có cơ cấu đa dạng , mềm dẻo, ( có các cầu nối liên thông) đông thời thống nhất bảo đảm tính hệ thống cảu nền giáo dục và chuẩn hóa( trước hết là chuẩn về chất lượng, rồi đến chuẩn về các điều kiện bảo đảm về chất lượng).

Hệ thống này phải tạo điều kiện cho phần lớn người muốn học có thể tìm được một con đường thích hợp. Như vậy nó không chỉ bao gồm giáo dục nhà trường mà còn cả giáo dục ngoài nhà trường liên thông với nhay, trên nguyên tắc học suốt đời. Đó là hình ảnh của hệ thống giáo dục trong một xã hội học tập, một xã hội tạo cơ hội và điều kiện cho 100% số dân được học và đều có trách nhiệm góp phần xây dựng xã hội học tập bằng con đường xã hội hóa giáo dục vùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Con đường từng bước xây dựng xã hội học tập chính là con đường vừa phát triển quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục với phương châm đa dạng hóa và chuẩn hóa, xã hôi hóa từng dạng. Cho nên chất lượng giáo dục phải hiểu trong mối quan hệ với quy mô giáo dục, cụ thể là chất lượng gắn với cơ cấu hệ thống giáo dục, chất lượng của từng thành phần cơ cấu, được chuẩn hóa. Đó là cách tiếp cận chất lượng giáo dục trên bình diện vĩ mô, nó phải song hành với phát triển quy mô.

Nếu chất lượng được coi là sự phù hợp với mục tiêu, thì nó phải phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục vì cơ cấu hệ thống là hệ thống những mục tiêu giáo dục. Quản lý chất lượng trên bình diện vĩ mô, như trên đã phân tích, phải là một sự quản lý tổng thể tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng ( từ kế hoạch hóa, tôt chức hệ thống, đảm bảo nguồn lực…) Từ đó cần có một cơ quan có quyền lực cấp cao nhất, thực hiện việc quản lý tổng thể sự phát triển giáo dục. Theo kinh nghiệm nhiều nước, có thể lập 1 Ủy ban quốc gia về giáo dục và nhân lực do Thủ tướng Chính phủ dứng đầu với sự tham gia của nhiều bộ, nghành… Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo làm ủy viên thường trực.

`Công tác quản lý giáo dục và đào tạo còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỉ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng “ thương mại hóa giáo dục” như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của giáo viên. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu

đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma túy và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường.

Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Một phần của tài liệu u tư phát triển giáo dục và đào tạo - nhóm 19 pdf (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w