II. Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam
2. Nội dung của đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
2.2. Đầu tư giáo dục đào tạo theo hình thức triển khai.
2.2.1. Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia
Để thực hiện 7 dự án của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục & đào tạo được giới thiệu ở trên thì có 3 nguồn vốn được huy động bao gồm:
- Nguồn kinh phí từ NSNN
- Ngồn kinh phí từ ngân sách địa phương, huy động cộng đồng dân cư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác đã chi cho các dự án
- Nguồn kinh phí từ vay nợ và viện trợ nước ngoài.
Cơ cấu của từng nguồn vốn đối vơí việc thực hiện 7 dự án của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục & đào tạo nói trên có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm của từng nguồn và có một cách nhìn sâu sắc hơn.
Bảng 5: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
STT Tên dự án chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT Ngân sách nhà nước Ngân sách địa phương, cộng đồng dân cư, tổ chức và các cá nhân Nguồn từ vay nợ và viên trợ nước ngoài Tổng cộng 1 Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hienj phảo cập THCS
195 114,6 309,6
2 Đổi mới chương trình 1946,7 540,8 311,8 2799,3
3 Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
200 29,6 229,6
4 Đào tạo và bối dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trườn sư phạm.
580 38,3 66,4 684,7
5 Hõ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộ và vùng cso nhiều khó khăn
641 157,5 798,5
6 Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, TW ký thuật tổng hợp, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm.
1185 472,5 279 1936,5
7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề
780 780
Tổng cộng 5527,7 1353,2 657,2 7538,1
Tỷ trọng từng nguồn vốn(%) 73,3 17,95 8,75 100
Từ bảng tổng kết các nguồn kinh phí thự hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục & đào tạo ta thấy rằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nươc là nguồn chủ yếu và vô cùng quan trọng chiếm 73,3% trong tổng vốn, trong đó vốn từ ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng dân cư từ cá nhân tổ chức chiếm 17,95% còn nguồn huy động từ vay nợ chỉ chiếm 8,75%.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tăng hằng năm theo nhịp tăng trưởng kinh tế, nên kinh phí chi cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục & đào tạo cũng được bố trí tăng năm sau cao hơn năm trước, mặc dù vậy chi cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo bình quân chỉ chiếm 3- 4% chi thường xuyên.
Căn cứ vào tổng mức kinh phí chương trình mục tiêu được giao hàng năm và mức độ ưu tiên đối với các dự án, Bộ giáo dục & đào tạo chủ trì phân bổ kinh phí cho từng dự án. Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học là vấn đề trọng tâm trong thời gian qua, nhằm thực hiện nghị quyêt 40 của Quốc hội, nên đã được ưu tiên bố trí kinh phí chiếm 33% tổng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được giao, song mới đáp ứng được từ 60% đến 70% nhu cầu của ngành giáo dục & đào tạo.
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách thì vốn và kinh phí từ ngân sách điạ phương, huy động cộng đồng dân cư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân cũng đã đóng góp một phần quan trọng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục & đào tạo.
Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương hay huy động được từ dân cư, của các tập thể và cá nhân đóng góp thì với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì nguồn vốn vay nợ, viện trợ từ nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, các dự án.
Bảng 6 : Nguồn vay nợ, viện trợ cho các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 2001 - 2005
(Đơn vị : Tỷ đồng) Tên dự án chương trình mục tiêu quốc gia Dự án phát triển giáo dục tiểu học (WB) Dự án phát triển giáo dục THCS (ADB) Dự án đào tạo giáo viên THCS (ADB) Dự án phát triển giáo dục THPT (ADB) Cộng Đổi mới chương trình, nội dung SGK 88,5 217 6,3 311,8
Đào tạo đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất trường sư phạm
52,7 13,7 66,4
Tăng cường cơ sở vật chất trường học
279 279
Tổng cộng 88,5 548,7 13,7 6,3 657,2
( nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư )
Qua bảng trên ta thấy rằng ngoài nguồn vốn của NSNN, của các địa phương thì vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài là 1 nguồn vốn quan trọng trong việc thực hiện các dự án giáo dục đào tạo. Nguồn vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài được dùng để thực hiện 4 dự án sau : Dự án phát triển giáo dục tiểu học do WB tài trợ, Dự án phát triển giáo dục THCS do ADB tài trợ, Dự án phát triển giáo dục THPT do ADB tài trợ. Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa là 1 nội dung được quan tâm và đầu tư hàng đầu với số vốn 311.8 tỷ đồng chiếm 47.44% tổng số vốn vay nợ và viện trợ.
Ta thấy rằng sự đóng góp của nguồn vốn này đã góp 1 phần đáng kể cùng với vốn NSNN thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
Bên cạnh việc chi đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia thì một phần chi đầu tư cũng không kém phần quan trọng là đàu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là vấn đề trọng tâm liên quan đến chất lượng dạy và học vì vậy đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề được quan tâm hàng đầu với sự nghiệp GDDT. Chúng ta có thể thấy rõ điầu này qua bảng sau :
Bảng 7 : Vốn đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên giai đoạn 2001 - 2005
( Đơn vị : Tỷ đồng, %)
2001 2002 2003 2004 2005 Cộng
Đầu tư khác không thu ộc CTMTQG
24969,6 32749 36234,4 52562,7 66659,3 213175
Vốn đầu tư bồi dưỡng đội ngũ GV
14654 19363 21401 30728 39084 125230
Tỷ trọng 58,7 59,3 59,1 58,5 58,6 58,7
(Nguồn : Vụ kế hoạch tài chính - Bộ GDDT)
Qua bảng tổng kết trên ta thấy rằng đầu tư phát triển để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giữ một vai trò quan trọng, chiếm tới gần 60% tổng chi đầu tư cho GDDT. Cùng với sự gia tăng hàng năm cho đầu tư phát triển thì đầu tư cho đội ngũ giáo viên cũng tăng lên tương ứng cho thấy nỗ lực nâng cao giáo dục một cách toàn diện. Thực tế đã chứng minh ngoài việc đổi mới chương trình đào tạo phải thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao trình độ giáo viên. Hiện nay hiện tượng giáo viên “vừa thừa vừa thiếu” ở các địa phương khá phổ biến do thực tế nhiều sinh viên tôt nghiệp ra trường bằng khá giỏi nhưng không có việc làm trong khi đó không ít giáo viên lại không đủ năng lực chuyên môn. Từ đó Bộ GDDT cần có biện pháp sàng lọc để đội ngũ vừa đảm bảo về chuyên môn và số lượng. Giải quyết tốt vấn đề sàng lọc cũng đồng nghĩa với việc giải quyết tốt tình trạng đào tạo lãng phí trong các trường sư phạm hiện nay. Do đó phải có một cuộc cách mạng trong sàng lọc giáo viên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong thời gian qua nhiều dự án đã được triển khai như : Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2005 - 2010” với tổng vốn đầu tư 18000 tỷ đồng. “Đề án
sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo” đề án này là một trong những nhiệm vụ nâng cao chất lượng nhà giáo theo chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng.