Prabang Ảnh & bài viết: Alex Trần

Một phần của tài liệu KitchenArt (Trang 54 - 58)

H ành trình từ Hà Nội đến Luang Prabang qua cửa khẩu Nậm Cắn thật vất vả. Sau 24 tiếng, chúng tôi cũng đã đến Luang Prabang. Đi từ từ vào trung tâm phố cổ, cảnh vật hiện ra yên bình đến trầm lặng. Phố cổ về đêm thưa thớt bóng người. Ngoài những du khách như chúng tôi ra, chẳng có mấy người dân địa phương. Chỉ còn ánh đèn đường rọi ánh sáng vàng vọt trên hè phố, cạnh những cây Muồng Hoàng Yến đang nở vàng rực rỡ.

Sau một ngày tham quan chùa và động Pak Ou, chúng tôi tìm đến Tum Tum Cheng, là nhà hàng được nhiều người, kể cả trên Tripadvisor, bình chọn là ngon. Chúng tôi đến khá sớm, chỉ gần 6 giờ tối. Anh phục vụ bối rối vì không quen đọc chữ latin và nghe tiếng Anh nên phải cầm thực đơn, chỉ vào món ăn mà gọi. Chúng tôi gọi vài món ăn cho biết, nhưng đặc biệt là món gà nướng xả, gỏi Lab và cơm nếp.

Cơm nếp đựng trong cái gùi nhỏ xíu đan bằng mây tre, tương tự như quán Con Gà Trống ở Sài Gòn. Cơm dẻo nóng hổi, ăn không biết ngán, đổi vị với cơm gạo trắng thật là hay. Cơm nếp còn là món ăn truyền thống của người Lào. Trong những món ăn họ đem dâng cho các vị sư khất thực, nhất định phải

5 6

ăn mặn, thiếu ngọt, khá giống với miền Bắc Việt Nam, nên với người Nam Bộ, lúc nào cũng phải gọi thêm tí đường, tí chanh để bổ sung vị chua ngọt. Lab là tên một kiểu nấu ăn rất thường thấy ở Lào: thịt thái nhỏ, gần như nát. Họ thái tất cả các loại thịt, từ bò, heo, gà cho đến cá. Thịt được thái rất nhỏ nhưng lại không phải băm nhuyễn, vẫn còn cắn vào và cảm nhận một chút thớ thịt còn sót lại, xong cứ thế mà nêm nếm gia vị rồi đem xào, luộc… Kỹ thuật này không chỉ dùng trong việc làm gỏi mà cả thịt trong các món như hủ tiếu cũng được làm tương tự. Sáng hôm sau, chúng tôi đến một quán hủ tiếu bình dân đối diện khách sạn. Từ xa chúng tôi đã thấy hương thơm chua chua mùi cà của nồi bún riêu hay canh bún thoang thoảng. Thực khách chủ yếu là người bình dân, có cả vài người Việt đã sống lâu ở xứ Triệu Voi này. Quán còn bán “Khao Soy”, món đặc trưng của người Bắc Lào và Bắc Thái. Ở Bắc Lào, món này dùng hủ tiếu cọng to, làm bằng cách tráng và hấp hỗn hợp bột gạo rồi dùng kéo cắt. Nước súp nấu với cà chua, hành hương. Trên là thịt heo cắt nhỏ. Có hành lá, ngò, thì là lát thái. Thường có thêm bì heo chiên. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách nấu khác nhau. Ví dụ như ở quán gần khách sạn, món này còn kèm với chả lụa sợi, bì heo thì đổi thành bột chiên. Ở đây còn bán cả món cơm chiên, tương tự như cơm cháy chà bông. Cơm được đóng thành khuôn, đem phơi khô. Sau đó tẩm chút muối rồi đem chiên phồng lên. Món cơm này ăn giòn giòn, vui miệng, như một loại thức ăn chơi của xứ Lào.

Đêm đến, chúng tôi đi bộ ra phố ăn đêm nằm ở phía cuối khu chợ, trong một con hẻm nhỏ. Những quầy đồ nướng hiện ra, mù mịt trong những đám khói than màu xám. Quầy đồ nướng là những chiếc bàn kê liên tiếp, bên trên lót những tấm lá chuối còn xanh mướt, dính đầy dầu mỡ của những xiên thịt. Những xiên đồ ăn xếp kín mặt bàn. Bên đây là cá lóc xiên nướng trui; kia là cá chẽm (hay cá hồng) nướng lửa than; những cái đùi gà, cánh gà, hay cả con gà được xiên hoặc kẹp bằng xiên tre, vàng ươm; những con chim cút bóng lưỡng; những tảng thịt heo ba rọi da giòn xếp ngay ngắn trên tàu lá chuối còn xanh. Ông chủ quầy là người đàn ông to béo, đeo tạp dề đứng nướng những xiên thịt và cá trên bếp than đỏ. Chốc chốc, ông lại quét một lớp mỡ lên xiên thịt nóng, nghe xèo xèo. Người đàn bà hỏi chúng tôi ăn gì bằng giọng tiếng Anh lơ lớ, rồi nhanh chóng chỉ trỏ những loại thịt và nói giá.

Chúng tôi chọn mấy loại khác nhau rồi ngồi xuống dãy bàn bên đường. Ông chủ nhanh chóng đặt tất cả xiên thịt nướng chúng tôi gọi lên trên bếp than đỏ nướng lại cho nóng, khói xám lại bốc lên mỗi khi mỡ rỏ giọt trên than hồng, nhưng ngay lập tức được quạt máy thổi đi mất, chỉ còn lại hương thịt nướng thơm lừng, vương mùi khói bếp. Trong khi đó cá được làm sạch, moi bỏ ruột, nhét vào mấy cây xả, bên ngoài tẩm muối ớt rồi đem nướng

trên than hồng. Cá nướng vốn đã thơm phức, lại quện với mùi hương của xả cây, càng làm cho người khách bộ hành phải dừng bước nhìn xem đây là món gì mà thơm đến thế? Miếng thịt heo, tuy không chắc như loại “lợn cắp nách” của vùng Tây Bắc nhưng cũng săn thịt, lớp da heo nướng trên lửa, nhỏ từng giọt mỡ xuống thỏi than hồng bên dưới xèo xèo, tỏa ra hương thơm nức mũi. Miếng thịt ba rọi nướng xong có da hơi giòn và dai, thịt săn, lại ám mùi khói, quả thật khiến chúng tôi khó đừng lại việc cắn ngay một miếng rồi hớp ngụm bia Lào, để rồi tấm tắc khen ngon. Bên cạnh các loại thịt, còn có món xúc xích Lào bằng thịt heo, gọi là “sai gog”. Món này làm từ thịt heo xay, cơm, xả và các loại gia vị khác. Loại xúc xích này có thể chiên rồi đem làm nóng trên vỉ nướng than, có vị hơi nhẫn nhẫn giống dồi trường của ta, là món đặc sản của người dân Luang Prabang, bên cạnh Labb (gỏi bao gồm các loại thịt cắt nhuyễn).

lịch nên ở Luang Prabang có vẻ phong phú hơn, nào là mayonnaise, mù tạc, vegemite, rồi cả mứt trái cây.

Tôi không mua bánh mì mà quay sang một hàng của mấy bà cụ ngồi bán món bánh tròn tròn vừa như bánh bò, vừa giống bánh khọt. Bên ngoài giòn, đặc, bên trong thì mềm nhão mùi nước cốt dừa rất béo thơm, được đặt trong những chiếc giỏ nhỏ xếp bằng lá chuối xinh xinh. Giá chỉ có 5000 KIP, vừa đủ rẻ cho 1 món tráng miệng ngon lành. Giữa không khí mùa hè cao nguyên, chúng tôi ngồi giữa con hẻm đông đúc những du khách. Ánh

Một phần của tài liệu KitchenArt (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)