Chinh
5.4. Y học:
Ấn Độ đó cú những thành tựu to lớn về y dược học từ rất sớm. Từ thời xa xưa người Ấn Độ đã biết giải phẫu. Họ đó cú cỏch để khâu ruột bệnh nhân khi mổ. Chính vì thế họ rất hiểu về cấu tạo cơ thể con người. Họ đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.
Người Ấn Độ rất coi trọng phép vệ sinh. Có lẽ bởi họ thưởng xuyên phải tiến hành các nghi lễ tôn giáo chăng?
Các tập kinh Veda chính là những tác phẩm chứa đựng rất nhiều tào liệu về y dược học và ra đời từ rất sớm. Vì phải giải phẫu cơ thể người bệnh nờn cỏc thầy thuốc đã biết dùng thuốc gây tê khi mổ.
Hai nhà y học nổi tiếng của Ấn độ là Charaka (thế kỷ I – II) và Susruta (thế kỷ IV). Hai ụng đó để lại nhiều tác phẩm y học có giá trị lớn, nổi tiếng thế giới.
Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” ra đời vào khoảng thế kỷ VII và “Luận khảo về trị liệu” - thế kỷ XI.
Nhiều dược liệu quan trọng, cả hữu cơ và vô cơ đã được phát hiện và chữa bệnh, trong đó có những loại dầu từ một loài cõy đó được truyền bá sang châu Âu.
Chinh
KẾT LUẬN
Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh đầu tiên trong lịch sử loài người, kéo dài hàng năm lịch sử và để lại những thành tựu to lớn mà cho tới nay người ta vẫn chưa khám phá và lí giải hết. Có thế kể ra đây những điều còn bí ẩn và chờ đợi sự khám phá:
- Chữ viết của người thời Văn minh thung lũng sông Ấn chưa giải mã được hoàn toàn. Nguyên nhân suy tàn của nền văn minh này chưa được giải đáp thoả đáng.
- Nền triết học cổ đại Ấn Độ với rất nhiều trường phái có những giá trị lớn nhưng ngày nay vẫn chưa khám phá hết, chẳng hạn thuyết nguyên tử.
- Thành phần nhân chủng học Ấn Độ rất phức tạp và chưa làm rừ trờn nhiều vấn đề. Liệu có phải người Draviada có phải là cư dân bản địa không? Họ có hải là chủ nhân của nền văn minh sông Ấn hay không?
- Giai đoạn lịch sử những thế kỷ đầu công nguyên chưa được phác hoạ đầy đủ. Vương triều Hacsa của Ấn Độ lại chỉ được ghi chép trong tác phẩm
Đại Đường Tây Vực ký của một nhà sư Trung Quốc là Đường Huyền Trang.
Trong khi những ghi chép của người Ấn Độ về lịch sử nước mình không nhiều, còn rất nhiều khoảng trống cần khám phá.
Ngoài ra còn rất nhiều bí ẩn khác mà qua gần 2 thế kỷ ngành Ấn Độ học ra đời vẫn chữa làm sáng tỏ được. Nó cũn tiếp tục được khám phá trên nhiều lĩnh vực khác nữa.
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã đóng góp lớn vào thành tựu của văn minh thế giới, vừa thể hiện một nền văn minh rất riêng biệt, vừa rất cởi mở. Hàng ngàn năm lịch sử của Ấn Độ là hàng ngàn năm nền văn minh phát triển liên tục và toả sáng rực rỡ. Đó là lý do mà người ta đang nói tới một nước Ấn Độ - Người khổng lồ đang thức dậy sau vài thế kỷ ngủ quên dưới sự thống trị của thực dân và nghèo nàn lạc hậu. Sức mạnh nội tại trong truyền thống Ấn Độ rất mạnh mẽ và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng cho sự vươn lên của Ấn Độ ở hiện tại và tương lai.
Chinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh, 1999.
2. Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1990. 3. Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1990. 4. Lương Ninh (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia
Phu, Nghiờm Đỡnh Vỳ, Lịch sử thế giới Cổ đại, tái bản lần thứ 7, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
5. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, tái bản lần thứ tám, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
6. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền, Đại cương lịch sử văn hóa Phương Đông, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
7. Chiếm Tế, Lịch sử thế giới Cổ đại, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. 8. Lưu Đức Trung, Phan Thu Hiền, Hợp tuyển văn học Ấn Độ, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2000.
9. Will D Will Durant: Lịch sử văn minh Ấn Độ. NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2004.
10. Nhiều tác giả, Almanach các nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1999.
Chinh