5.1. Thiên văn học:
Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi thỏng cú 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận. Đó chính là lịch âm của người Ấn Độ.
Các nhà thiên văn học Ấn Độ đã biết rằng trái đất và mặt trăng đều là hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được cỏc kỡ mặt trăng tròn trăng khuyết. Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hoả, Thuỷ, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính.
Chinh
Trong bộ Kinh Veda, người Ấn Độ quan niệm rằng khởi thuỷ của vũ trụ là trạng thái hỗn độn, rồi nước được sinh ra đầu tiên, tiếp đến là lửa. Hơi nóng chứa đựng sức mạnh vô biên của lửa sinh ra "quả trứng trời đất", nửa trên là bầu trời, nửa dưới là mặt đất còn ở giữa là khoảng không phân cách. Bộ kinh này cũng cho rằng hoàng đạo là con đường của thần Surya (thần Mặt Trời) và người Ấn Độ cổ xưa chia hoàng đạo ra làm 28 chòm sao, đó là những "trạm nghỉ của Mặt Trăng" (Mặt Trăng đi trọn một vòng hoàng đạo hết 27,3 ngày đêm).
5.2. Toán học:
Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Chính người Ả Rập nhờ dịch các tác phẩm toán học của Ấn Độ mà biết tới hệ thập phân và đem phổ biến sang châu Âu, rồi trở thành hệ số của toàn thế giới. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra con số 0. Có những người cho rằng số O có nguồn gốc từ Lưỡng Hà15, tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng. Người ta vẫn thừa nhận rộng rãi con số 0 xuất phát từ Ấn Độ. Nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. π = 3,1416.
Một nhà toán học kiêm thiên văn học là Aryabhta sống thời triều đại Gupta đã hoàn thiện hệ số thập phân có số 0, biết rút tam thức bậc hai, bậc ba, biết tính toán những khái niệm cơ bản về lượng giác. Ông đã tính được chu vi đường tròn nhờ tính được số Pi. Tên của ông được đặt cho vệ tinh đầu tiên của Ấn Độ phóng năm 1975.
5.3. Vật lí học:
Người Ấn Độ cổ đại cũng đó có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “Quả đất, do trọng lực của bản thân đó hỳt tất cả các vật về phía nú”16.