3. Triết học – Tôn giáo:
3.1.2. Đặc điểm triết học Ấn Độ
1. Ra đời và phát triển rất sớm (trên 1.000 năm trước CN).
2. Về tầm vóc, đó là một nền triết học đồ sộ (trường phái nhiều, nội dung rộng và sâu. Chỉ riêng Phật giáo, tam tạng kinh cũng rất đồ sộ: tạng kinh, tạng luật, tạng luận).
3. Chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo, đan xen với tôn giáo. Trong quá trình phát triển, hầu hết các trường phái đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Phải chăng đú chớnh là quan hệ biện chứng giữa “phương thức sản xuất châu Á” với triết học Ấn Độ, khiến xã hội trì trệ trong một thời kỳ dài?
4. Tôn trọng qỳa khứ và có khuynh hướng phục cổ, nờn cỏc nhà triết học thường kế tục nhau mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước.
5. Có xu hướng “hướng nội”: đặc biệt quan tâm đến vấn đề “nhõn sinh” và sự “giải thoỏt” của kiếp sống con người.
6. Cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, các quan điểm duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình cũng khó tách bạch, tạo nên vẻ đẹp thâm trầm
của triết học Ấn Độ, và cũng là lực cản trong sự phát triển của triết học Ấn Độ. Triết học Ấn Độ phong phú, đa dạng, thể hiện một tâm lý phổ biến trong cộng đòng người Ấn độ, đó là thích trầm ngâm suy tư về cuộc đời và vũ trụ. Điều đó là kết quả của ảnh hưởng thiên nhiên vô cùng rộng lớn, có nhiều mặt đối nghịch nhau. Người Ấn Độ có xu hướng muốn lí giải thế giới, lí giải về chính bản thân mình, hướng nội và sống một cách trầm mặc. Đó là dân tộc tính của riêng Ấn Độ.
Chinh
3.2. Tôn giáo:
Cùng với tư tưởng triết học, tín ngưỡng tôn giáo ở Ấn Độ rất phong phú, cả hai hòa vào nhau, gắn bó rất chặt chẽ và ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống con người. Cả đất nước Ấn Độ đã mang màu sắc của tôn giáo và sử thi.
Tôn giáo Ấn Độ có thể phân chia thành hai nhỏnh chớnh:
- Tôn giáo bản địa: Đạo Bàlamụn – Hinđu; Đạo Phật; Đạo Jain; Đạo Sikh - Tôn giáo ngoại nhập: Đạo Hồi; Bái hỏa giáo; Đạo Thiên chúa; Đạo Tin lành13.
Hai tôn giáo nổi bật nhất của người Ấn Độ sáng tạo ra là Đạo Bàlamụn – Hinđu giáo và Đạo Phật. Trong đó, vấn đề số phận của hai tôn giáo này là một vấn đề quan trọng và lý thú. Ở đây chỉ trình bày về hai tôn giáo quan trọng nhất này.