Chinh
Thú chủ , "chúa tể loài cầm thú" và - có thể là sai - tiền thân của thần . Hình tượng được xem là dương vật (linga) dựng đứng của có lẽ chỉ là một sợi thắt lưng lõng và vì những thần thể này mang trang vật trên cánh tay nờn cỏc nhà khảo cổ chưa xác định được đây là hình tượng nam hay nữ. Tắm rửa theo nghi lễ giữ một vai trò quan trọng vì có nhiều dấu tích của những nhà tắm trang trọng được xây rất công phu (có thể được hấp thụ bởi cỏc nhỏnh tôn giáo Ấn Độ sau này dưới dạng cái ao ở đền thờ). Tuy nhiên, người ta không tìm thấy dấu tích của một ngôi đền thờ nào. Việc diễn giảng những vũng đỏ như dương vật Shiva và âm hộ (nền của cỏc vũng đỏ) và các tượng phụ nữ bằng đất nung như các vị Thiên mẫu vẫn là những phỏng đoán.
Hinđu giáo thời đại Veda – đạo Bàlamụn
Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Veda (vedic religion) giữ một vai trò đặc biệt trong việc nghiên cứu tôn giáo sử của Ấn Độ. Tôn giáo này có nhiều điểm rất giống tôn giáo Cổ Iran và qua tên của các vị thần, người ta có thể thấy được mối quan hệ với tôn giáo La Mã, Hy Lạp Trong một văn bản hợp đồng của Mitanni (một đế quốc Ấn - Ba Tư miền bắc khu vực Lưỡng Hà), người ta tìm thấy tên của các vị thần Veda. Tín đồ Veda giáo là những bộ tộc bán du mục, du nhập Ấn Độ từ miền Tây và Tây bắc trong khoảng thời gian 1700-1200 trước CN qua nhiều đợt. Họ tự gọi là
Aryan. Tôn giáo của họ thuộc hệ đa thần với cơ sở nghi lễ tôn giáo là việc cúng tế thần linh. Thời kỳ này nó được gọi là Bàlamụn giỏo.
Đạo Bàlamụn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần sáng tạo Brama. Tuy nhiên có nơi lại thờ thần Shiva, tượng trưng cho sự hủy diệt; có nơi thì cho rằng thần Vishnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa là vị thần chủ. Do đó đến những thế kỷ đầu công nguyên đạo Bàlamụn chia thành hai nhánh thờ thần Vishnu và Shiva. Để thống nhất lại, họ đã nêu ra quan điểm 3 vị thần trên tuy 3 nhưng lại là 1. Đạo Bàlamụn cũn thờ các thú vật như voi, khỉ và nhất là bò. Người ta cấm giết thịt bò để ăn.
Chinh
Về mặt tín ngưỡng, đạo Bàlamụn cú những quan niệm về thuyết luân hồi và nghiệp báo. Linh hồn con người là một phần của thần Brama nên tồn tại vĩnh cửu và trải qua các kiếp khác nhau. Do đó ai tuân theo các quy tắc của đạo thì sẽ đầu thai làm người cao quý, ai không tuân theo thì bị chuyển kiếp thành thú vật.
Đạo Bàlamụn đề ra chế độ chủng tính Varna rất khắt khe, yêu cầu tuyệt đối tuân thủ
Hinđu giáo hậu kỳ
Vào khoảng thế kỷ VII, đạo Phật suy yếu. Đạo Bàlamụn có cơ hội phát triển mạnh mẽ và đã có nhiều cải cách khác nhau để trở thành Hinđu giáo như ngày nay. Chế độ chủng tính Varna được giảm nhẹ bớt, trở thành các đẳng cấp Jati.
Hinđu giáo đã vượt biên giới để truyền sang khu vực Đông Nam Á, như ở Campuchia thời Ăngco. Tuy nhiên, Hinđu giáo bắt rễ sõu trong lòng Ấn Độ và trở thành quốc giáo, còn ảnh hưởng ra bên ngoài thì rất ít, ngược lại với đạo Phật, một tôn giáo đã gần như biến mất khỏi Ấn Độ nhưng lại truyền bá khắp nơi, trở thành một trong 3 tôn giáo phổ biến thế giới.
Cơ sở chung của cỏc nhánh Hinđu giáo – Giáo lý
Vì xuất phát từ những truyền thống tương quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng liên tục lẫn nhau và phát triển lâu dài trong một môi trường, dưới những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế gần như giống nhau nên tất cả những nhánh tôn giáo Ấn Độ đều mang những điểm tương đồng rất rõ.
Luân hồi
Thuộc về những điểm căn bản chung là quan điểm luân hồi, là thừa nhận hiện tượng thành, trụ, hoại và diệt của thế giới hiện tượng theo chu kì. Cùng với nó, người ta thấy một sự đánh giá rất cao của cội nguồn, được xem là thanh tịnh và hoàn hảo. Từ đó lại phát xuất một cách đánh giá đạo đức ngược dòng: Thế giới không tiến bộ theo thời gian mà chỉ suy đồi cho đến lúc một vị thần xác định một khởi điểm mới. Trong giai đoạn ở giữa, luõn lớ suy đồi, trí huệ hạ
Chinh
giảm. Loài người hiện đang sống trong thời mạt thế, thời kì cuối của bốn thời kì của kiếp này. Quan điểm này lại khởi phát một sự tôn kính truyền thống. Kiến thức truyền thống được tôn kính và gìn giữ vì tuổi tác mặc dù thực tế nó đó được thay thế bằng những kiến thức mới. Qua đó người ta có thể hiểu được vì sao tất cả tín đồ Hinđu giáo tôn kính các bộ Veda mặc dù thực tế họ gần như không biết chúng và cũng chẳng cần chúng trong giỏo lớ hoặc quá trình tu tập của họ.
Đi cùng với thuyết luân hồi là thuyết tái sinh và thuyết nhân quả. Tất cả những truyền thống tôn giáo cao cấp xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ - kể cả
Phật giáo và Đạo Jain - đều thừa nhận thuyết này mặc dù có một vài điểm trong đó được biến đổi. Thuyết này đòi hỏi học thức nên chỉ ảnh hưởng đến những giai cấp trung lưu và thượng lưu: Trong giai cấp thấp hoặc ở những bộ tộc - như vậy là phần lớn của dân số Ấn Độ - thì thuyết này chỉ có ít, hoặc không có ảnh hưởng gì.
Chế độ chủng tính
Tất cả những nhánh Hinđu giáo đều hoạt động trong chế độ chủng tính, mặc dù phần lớn đã phản đối kịch liệt chế độ này. Trong những nhánh đề cao tín ngưỡng,chế độ này hoàn toàn không có một cơ sở hợp pháp hoá nào, nhưng lại được những văn bản cổ về luật pháp đưa ra và đòi hỏi tuy chúng thuộc vào thời hậu Veda và không có bản chất khải thị. Ta có thể xếp chế độ chủng tớnh vào mô hình giải thích thuyết luân hồi tái sinh một cách vô mâu thuẫn, nhưng sự việc này không có nghĩa là nó phải được xem là một hiện tượng tất nhiên. Trong Ấn giáo Vishnu , Shiva, người ta đã từng tìm thấy những cuộc đấu tranh phản đối chế độ chủng tính nhưng dưới sự đô hộ của các chế độ theo Hồi giáo và Thiên chúa giáo sau này, không gian cho sự tranh đấu chống lại những cấu trúc truyền thống đã trở nên eo hẹp. Chỉ trong thời cận đại và đặc biệt là sau khi giành được độc lập (1947), chế độ chủng tính mới bị loại ra khỏi hiến pháp.
Chinh
Cuối cùng, điểm có chung của tất cả cỏc nhánh Hinđu giáo là việc tôn thờ Thánh tượng. Việc tôn thờ này - thường có đối tượng là một vị thần nhất định – đã được phổ biến đến mực độ được thu nhập vào nhánh Bất nhị Vedan-đa nhất nguyên (monistic advaitavedānta), mặc dù theo giỏo lớ này, sự thể hiện của một thần linh vẫn còn nằm trên tầng cấp vô minh, hư huyễn.
Hinđu giáo là tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong số phận của nó là ảnh hưởng ở bên ngoài không nhiều, chủ yếu là những cộng đồng cư dân ở Đông Nam Á. Nó chủ yếu tồn tại ở Ấn Độ mà trong tâm thức người dân Ấn Độ, đó là quốc giáo của họ. Là người Ấn độ cũng có nghĩa là tín đồ của đạo Hinđu.
3.2.2. Đạo Phật
Vào giữa thiên niên kỷ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Bàlamụn. Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy.
Theo truyền thuyết, người sáng lập là Siddartha Gautama, sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Sakia Muni (Thích ca Mõuni).
Năm 29 tuổi, hoàng tử Siddartha xuất gia đi tu để tìm kiến con đường cứu vớt nỗi khổ của loài người. Đến năm 35 tuổi, Siddarta đã nghĩ ra được cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, do đó cho rằng đã tìm ra con đường cứu vớt. Từ đó ông được gọi là Buddha, ta quen gọi là Bụt hoặc Phật, nghĩa là “người đó giỏc ngộ”. “người đã hiểu được chân lý”. Tín đồ của Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỷ nguyên của Phật giáo.
Học thuyết Phật giáo.
Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của Phật Thích Ca : “Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ”. “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”.
Chân lý về nỗi khổ và con đường giải thoát nỗi khổ, con đường cứu vớt được thể hiện trong “tứ diệu đế” – 4 chân lý thánh. Đó là : khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Chinh
Khổ đế là chân lý về các nỗi khổ. Theo Phật, con người cú tỏm nỗi khổ :
sinh, lão, bệnh, tử, sống xa người mình yêu, sống gần người mình ghét, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn.
Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu
là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn của con người. Ham muốn không dứt thì nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì luân hồi mãi mãi.
Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là do
lòng ham muốn của con người sinh ra, vì vậy muốn diệt nỗi khổ thì phải trừ bỏ hết ham muốn. Một khi đã chấm dứt được ham muốn thì luân hồi sẽ được yên tĩnh, thanh thản, sáng suốt, và như vậy đã đạt tới cảnh giới Niết bàn.
Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ. Con đường đó gọi là “bỏt chớnh đạo” (8 con đường đúng đắn), gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngôn ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định. Chung quy lại “bỏt chớnh đạo” là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
Về giới luật: tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giáo): không
sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
Về mặt thế giới quan: nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết
duyên khởi. Tức là mọi vật đều do nhân duyên hoà hợp mà thành. Tâm là
nguồn gốc của duyên khởi và cũng là nguồn gốc của vạn vật. Do quan niệm đú nờn Phật giáo chủ trương “vụ tạo giả” tức là không có vị thần linh nào là tối cao tạo ra vũ trụ.
Về mặt xã hội: Phật giáo không quan tâm đến chế độ phân biệt đẳg cấp, vì
Đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của một tăng đoàn.
Đồng thời đạo Phật mong muốn có một xã hội trong đó vua là người có đạo đức và phải dựa vào pháp luật để trị nước, không được chuyên quyền độc đoán, cũn dõn thỡ được an cư, lạc nghiệp.
Chinh
Có thể thấy đạo Phật ban đầu là một học thuyết khiến người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái và cũng không cần có tầng lớp thầy cúng.
Học thuyết Phật giáo có mối quan hệ chặt chẽ với Hinđu giáo. Những thuyết như luân hồi, nghiệp báo, nhân quả trong Phật giáo là sự tiếp thu và phát triển quan niệm của đạo Bàlamụn. Mặt khác, điều mà Phật phản đối Hinđu giỏo chớnh là chế độ chủng tính Varna và tính chất thánh thần. Theo một số nhà nghiên cứu, Đức Phật đã hoàn thiện và phát triển giáo lý Hinđu giáo chứ không phải phủ nhận. Quan hệ giữa Phật giáo với Hinđu giáo cũng giống như quan hệ giữa đạo Kitụ với đạo Do Thái ở phương Tây. Điều này cho thấy Phật giáo đó cú sự kế thừa nhiều những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thế giới của đạo Bàlamụn.
Sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lý, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, từ thế kỷ V – III TCN, đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa, quốc gia lớn nhất ở Ấn Độ lúc bấy giờ. Từ nửa sau thế kỷ III TCN, tức là sau đại hội lần thứ ba, đạo Phật trước tiên được truyền sang Srilanca, sau đó được truyền sang nhiều nước khác ở khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Myanma, Inđụnờxia, Lào... Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Phật giáo vào Việt Nam từ hướng Nam trước khi vào Trung Quốc.
Đến khoảng năm 1000 sau công nguyên, đạo Phật triệu tập đại hội lần thứ tư tại nước Cusan ở Tây Bắc Án Độ. Đại hội này thông qua giáo lý cải cách, hình thành nờn phỏi Đại thừa, phân biệt với phái cũ là Tiểu thừa.
“Sự khác nhau chủ yếu giữ hai phái biểu hiện ở các mặt sau đây:
- Phái Tiểu thừa (Hinayana) nghĩa là cỗ xe nhỏ hoặc con đường cứu vớt hẹp cho rằng chỉ có những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt.
Chinh
Phái đại thừa (Mahayana) nghĩa là cỗ xe lớn hay con đường cứu vớt rộng thì cho rằng không phải chỉ những người tu hành mà cả những người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt.”14
Ngoài ra còn có nhiều mặt khác nữa của quan niệm hai phái này mà cốt lõi xuất phát từ điểm khác nhau trên.
Sau đó Phật giáo được truyền bá rộng hơn nữa và trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Song từ thế kỷ VII trở đi Phật giáo ngày càng suy tàn ở Ấn Độ và đến thế kỷ XIII nó gần như biến mất khỏi Ấn Độ. Tại sao lại có hiện tượng này? Nguyên nhân của nó có rất nhiều, song những lý do chủ yếu là:
a. Đạo Bàlamụn, trước thời kì Đức Phật xuất hiện là một tụn giáo độc tôn ở Ấn Độ. Nhưng từ khi đạo Phật ra đời và càng ngày càng được phát triển mạnh vì tinh thần từ bi bình đẳng và ánh sáng rực rỡ của trí tuệ thì Đạo Bàlamụn mất dần thân thế và lui mãi vào trong bóng tối. Nhưng những vị lãnh đạo tụn giáo ấy không ngã lòng, một mặt họ lo tu chỉnh giáo lý của họ, một mặt họ thanh lọc hàng ngũ và dựa vào thế lực của chính quyền, dần dần họ chiếm lại địa vị cũ và bài xích Phật giáo.
b. Hồi giáo là một tụn giỏo nguyờn ở bán đảo Ả Rập khi đã xâm nhập Ấn Độ bằng quân sự, đó dựng những thủ đoạn khốc liệt để hủy diệt chớnh pháp, tàn hại Phật giáo bằng cách đập Thỏp, phỏ Chựa, đốt Kinh điển, giết hại Phật tử. Do đó, đạo Phật hầu như không còn chỗ đứng ở Ấn Độ nữa.
c. Lý do thứ ba là lý do nội tại. Nếu chỉ vì hai lý do ngoại lai nói trên, thì đạo Phật ở Ấn Độ không dễ gì bị tiêu diệt một cách nhanh chóng như thế. Sự suy sụp Phật giáo ở Ấn Độ còn là sự suy đồi của Tăng giới, Phật tử thiếu tu thiếu học, thiếu tinh thần tiến thủ của giới lãnh đạo Phật giáo Ấn Độ lúc bấy giờ nữa.