Các nguồn gây ơ nhiễm nước trên Sơng Bé

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất ngành chế biến mủ cao su đến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh bình phước và đề xuất quy hoạch vùng phát triển các nhà máy chế biến mủ cao su (Trang 73 - 81)

.

2.2.2. Các nguồn gây ơ nhiễm nước trên Sơng Bé

Mơi trường nước mặt thường bị ơ nhiễm do các chất dinh dưỡng, do vi sinh, do kim loại nặng và dầu mỡ. Các chất này thường cĩ trong nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước chảy tràn qua các cánh đồng cuốn theo lượng phân bĩn, thuốc bảo vệ thực vật cịn tồn đọng trên mặt đất….

Nhìn chung chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây vẫn cịn tương đối tốt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước, mặc dù hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp nhưng hiện nay vẫn cịn các cơ sở sản xuất cơng nghiệp mang tính tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, hình thành khơng theo quy hoạch tổng thể và chưa thực sự quan tâm đến vấn đề mơi trường, cơng nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải hầu như khơng cĩ hoặc cĩ nhưng khơng đạt yêu cầu. Nhiều nhất trong số này đa số là các cơ sở chế biến hạt điều, các cơ sở này phần lớn là các cơ sở sản xuất mang tính chất là hộ gia đình, cá nhân và hoạt động với cơng nghệ lạc hậu, khơng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, ….

Bên cạnh đĩ, trên địa bàn tỉnh hiện nay cịn cĩ một số cơ sở sản xuất cơng nghiệp thuộc các ngành nghề mang tính chất ơ nhiễm nặng nề nằm xen lẫn trong khu vực dân cư, đặc biệt các khu vực thị trấn như: Nhà máy chế biến mủ cao su Trung Tâm (nằm ở trung tâm xã Phú Riềng, Bù Gia Mập), Xí nghiệp cơ khí chế biến cao su Thuận Phú (nằm ở trung tâm xã Thuận Phú), Xí nghiệp cơ khí chế biến cao su Quản Lợi (gần thị xã Bình Long), Xí nghiệp cơ khí và chế biến Lộc Hiệp (thị

trấn Lộc Ninh), đây là các nhà máy cĩ mức độ ơ nhiễm mơi trường rất lớn. Phần lớn các nhà máy này cĩ từ lâu đời, do đĩ việc di dời hay đầu tư xây dựng hệ thống XLNT đối với các nhà máy hiện nay đang cũng là vấn đề khĩ khăn. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy này cũng đã di dời và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý như: Xí nghiệp cơ khí và chế biến Lộc Hiệp di dời dây chuyền chế biến mủ cốm ra khỏi khu vực thị trấn, Nhà máy chế biến mủ cao su Phước Bình di dời và xây dựng nhà máy mới tại xã Long Hà.

Trong tất cả những nguyên nhân gây ơ nhiễm nước mặt của tỉnh thì nước thải cơng nghiệp là nguồn gây ơ nhiễm lớn nhất đối với nguồn nước mặt của tỉnh. Vì thực tế cho thấy nền kinh tế tỉnh Bình Phước phụ thuộc chủ yếu vào các ngành chế biến nơng lâm sản. Tính đến thời điểm hiện nay, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,45%/năm, như vậy đến năm 2015 trên tồn tỉnh cĩ khoảng 3,764 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng; 06 KCN và 01 cụm cơng nghiệp đã đi vào hoạt động. Ngành cơng nghiệp của tỉnh chủ yếu là chế biến nơng lâm sản như hạt điều, cao su, tinh bột khoai mì….

- Cơng nghiệp chế biến mủ cao su: Đây là nguồn trọng yếu đã và đang gây ơ nhiễm lớn nhất đến mơi trường và nguồn nước mặt lưu vực sơng Bé hiện nay. Nguồn gây ơ nhiễm từ các nhà máy chế biến cao su chủ yếu là nước thải và mùi hơi, lượng nước thải thải vào mơi trường khoảng 15.000 – 20.000 m3/ngày.đêm với tải lượng rất lớn các chất gây ơ nhiễm như: BOD (500-2.500 mg/l), COD (1.000 – 4.500 mg/l), SS (50-1.000 mg/l), NH3 (10-500 mg/l), tổng N (60-700 mg/l), tổng P (10-100 mg/l)….Lượng các chất gây ơ nhiễm này thải trực tiếp vào nguồn nước mặt.

- Cơng nghiệp chế biến tinh bột mì: nguyên liệu chính để sản xuất tinh bột mì là củ mì với lượng nước thải tương đối lớn khoảng 10.000 m3

/ngày.đêm thải vào mơi trường nếu khơng xử lý triệt để sẽ gây ơ nhiễm nặng cho nguồn nước và ảnh hưởng đến dân cư lân cận. Chỉ tính riêng Nhà máy chế biến tinh bột mì Phước Long – Cơng ty CPHH Vedan - Việt Nam với cơng suất những năm hoạt động ổn định 162.000 tấn sản phẩm/năm đã thải vào mơi trường lượng nước thải sản xuất 4.800 m3/ngày đêm với tải lượng rất lớn các chất gây ơ nhiễm chính COD, BOD, SS, CN, tổng N….Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất ở địa phương đang

khan hiếm dần nên các nhà máy này chỉ sản xuất theo mùa vụ 6 tháng/năm và khơng đủ nguyên liệu để sản xuất. Đồng thời, hiện nay nhà máy này cũng đã chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng HTXLNT cho nhà máy nhằm đạt loại A trước khi thải ra ngồi mơi trường.

- Cơng nghiệp chế biến hạt điều: Đây là ngành cơng nghiệp phát triển mạnh nhất của tỉnh hiện nay.Các nhà máy chế biến hạt điều sử dụng củi, vỏ hạt điều làm nguyên liệu đốt trong quá trình sản xuất nên thải ra lượng lớn các chất gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí CO, SO2, NO2, Phenol, bụi,… và chất thải rắn khĩ phân huỷ. Phần lớn các nhà máy này phát triển tự phát xen kẽ trong các khu dân cư nên vấn đề xử lý chất thải ở đây cũng gặp nhiều khĩ khăn.

- Loại hình Trang trại chăn nuơi heo quy mơ cơng nghiệp: là loại hình mới khá phát triển trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh. Đây là loại hình cĩ phát sinh nước thải và cĩ khả năng gây ơ nhiễm mơi trường cao, đặc biệt là mơi trường nước khi chúng cĩ chứa nồng độ cao của các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Thực tế cho thấy mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng chất thải của các trang trại chưa được xử lý triệt để vẫn cĩ một lượng lớn chất thải được thải bỏ trực tiếp ra ngồi mơi trường. Mặt khác, bản thân mỗi biện pháp xử lý vẫn cịn những hạn chế nhất định, chưa cĩ biện pháp nào cĩ thể giải quyết triệt để nguồn thải phát sinh từ các chuồng nuơi heo. Riêng chỉ cĩ trại chăn nuơi heo – Cơng ty TNHH nơng sản Việt Phước đã xây dựng HTXLNT hồn chỉnh với cơng nghệ tiên tiến phù hợp cho việc xử lý nước thải chăn nuơi heo đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) trước khi thải ra mơi trường.

Ngồi ra, cịn cĩ một số nguyên nhân khác cũng gây ơ nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh như: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện khơng được thu gom và xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sơng, hồ, kênh, mương); một lượng rác thải rắn lớn tại các đơ thị, trung tâm thị xã, thị trấn, huyện, xã khơng thu gom được hết … tạo thành nước rỉ rác thấm xuống đất hoặc theo nước mưa chảy ra nguồn nước mặt gây ơ nhiễm…

2.2.3. C hệ thống sơng Bé giai đoạn từ 2009 đến 2013

Để cĩ cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên sơng Bé địa bàn tỉnh tác giả đã chọn 3 vị trí quan trắc nước mặt đặt trưng nầm trên sơng Bé (1 vị trí

tại thượng nguồn, 1 vị trí đoạn giữa song Bé và 1 điểm hạ nguồn của sơng Bé trước khi ra khỏi địa bàn tỉnh Bình Phước). Kết quả đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường nước mặt tại các lưu vực sơng Bé trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009-2013 được dựa vào kết quả quan trắc hàng năm do Chi cục bảo vệ mơi trường cung cấp. Các kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2).

Bảng 2.8: Ký hiệu mẫu nước mặt

STT Vị trí lấy mẫu Địa điểm Mã số

1. Hồ thủy điện Thác Mơ (điểm thượng nguồn)

Xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia

Mập NM-26

2. Cầu Trà Thanh (điểm giữa

đoạn sơng) Xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập NM-31 3. Hồ Phước Hịa (điểm hạ

nguồn) Xã Nha Bích, huyện Chơn Thành NM-41

Giá trị pH

Biểu đồ 2.8: Biến thiên giá trị pH trong nước mặt qua các năm 2009 - 2013

pH là một trong các yếu tố cần được kiểm sốt chặt chẽ vì nĩ ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cụ thể là nếu giá trị pH lớn hơn 9,5 hoặc nhỏ hơn 4,5 sẽ ức chế quá trình trao đổi chất của chúng. Từ đĩ sẽ làm giảm khả năng tự phân hủy các chất hữu cơ của các vi sinh vật cĩ trong dịng nước.

Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt từ năm 2009 đến 2013 nhận thấy chất lượng nước mặt thuộc lưu vực sơng Bé cĩ độ pH dao động từ 6,8 – 7,48 và tất cả đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2; 6-8,5).

Hàm lượng TSS

Biểu đồ 2.9: Biến thiên giá trị TSS (mg/l) trong nước mặt qua các năm 2009 – 2013

Dựa vào biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt lưu vực sơng Bé cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động 21,8 – 29,5 mg/l. Qua các đợt quan trắc nhận thấy ở hạ nguồn năm 2011 cĩ hàm lượng TSS cao hơn các đợt cịn lại, các vị trí quan trắc cho thấy hàm lượng TSS đều nằm trong Quy chuẩn cho phép.

Hàm lượng BOD5

Biểu đồ 2.10: Biến thiên giá trị BOD5 (mg/l) trong nước mặt qua các năm 2009 -

2013

Mg/l

BOD5 ất hữ

. Hàm lượng BOD5

quan trắc được trong các năm 2009 – 2013 dao động 3,4 – 5,7 mg/l. Qua các đợt quan trắc cĩ thể nhận thấy hàm lượng BOD5 ở đoạn giữa lưu vực sơng và hạ nguồn luơn cao hơn ở thượng nguồn.

Hàm lượng COD

Biểu đồ 2.11: Biến thiên giá trị COD (mg/l) trong nước mặt qua các đợt

Tương tự như BOD5 thì hàm lượng COD trong các đợt quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép, COD dao động trong khoảng 7,5 – 13,9 mg/l. Hàm lượng COD ở đoạn giữa lưu vực và hạ nguồn đều cao hơn thượng nguồn.

Amoni

Biểu đồ 2.12: Biến thiên giá trị Amoni trong nước mặt qua các năm 2009-2013

Trong sơng suối, amoni xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Amoni được phân chia (dissociate) làm 2 nhĩm: nhĩm NH3 (khí hồ tan) gây độc cho nguồn nước và nhĩm NH4+ (ion hố). Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Tuy nhiên tại các điểm quan trắc trên lưu vực sơng Bé qua các năm thì giá trị của Amoni luơn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn cĩ sự chênh lệch giữa hạ nguồn, đoạn giữa lưu vực sơng so với thượng nguồn.

Nhận xét:

Cĩ thể thấy rằng, trong tất cả những nguyên nhân gây ơ nhiễm nước mặt của tỉnh thì nước thải cơng nghiệp là nguồn gây ơ nhiễm lớn nhất đối với nguồn nước mặt của tỉnh. Vì thực tế cho thấy nền kinh tế tỉnh Bình Phước phụ thuộc chủ yếu vào các ngành chế biến nơng lâm sản. Tính đến thời điểm hiện nay, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,45%/năm, như vậy đến năm 2015 trên tồn tỉnh cĩ khoảng 3,764 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng; 06 KCN và 01 cụm cơng nghiệp đã đi vào hoạt động. Ngành cơng nghiệp của tỉnh chủ yếu là chế biến nơng lâm sản như hạt điều, cao su, tinh bột khoai mì…. Tuy nhiên điểm hạn chế của các cơ sở sản xuất cơng nghiệp này là quy mơ nhỏ, nằm rải rác trong khu dân cư, kinh doanh

mang tính chất hộ gia đình, cá thể, hình thành khơng theo quy hoạch tổng thể, hoạt động sản xuất gây ơ nhiễm mơi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất, nhà máy này đều cĩ hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn mơi trường hoặc khơng xây dựng. Trong khi đĩ, nước thải thải ra mơi trường từ quá trình hoạt động sản xuất, chế biến điều, mủ cao su, tinh bột mì thường cĩ lưu lượng lớn (khoảng 20-25 m3/tấn sản phẩm) với tải lượng rất lớn các chất ơ nhiễm hữu cơ, tổng N, tổng P,….Lượng nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ hoặc xử lý chưa đạt trước khi thải ra mơi trường là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh trong 5 năm qua. Tuy nhiên qua kết quả tích chất lượng nước tại 3 điểm trên sơng Bé qua các năm 2009 – 2013 cho thấy: chất lượng nước chưa cĩ dấu hiệu bị ơ nhiễm (các thơng số ơ nhiễm được đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2). Các thơng số ơ nhiễm cĩ sự lênh chệnh rõ ràng giữa các lưu vực sơng Bé. Lý giải cho sự chênh lệch này là do lượng nước thải đổ vào các lưu vực là khác nhau, lượng nước thải tập trung đổ vào nhiều từ lưu vực giữa tới hạ nguồn, nên nguồn nước mặt tại khu vực này cĩ các thơng số thể hiện sự ơ nhiễm cao hơn.

CHƯƠNG 3 CH BIẾN

3.1. NĂNG SUẤT CHẾ BIẾN MỦ

TỪ NAY 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1.1. Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực tác động đến ngành cơng nghiệp chế biến cao su trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất ngành chế biến mủ cao su đến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh bình phước và đề xuất quy hoạch vùng phát triển các nhà máy chế biến mủ cao su (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)