Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 114 - 127)

3.3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa đảm bảo an ninh quốc phòng

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển giáo dục, phát triển mạng lưới mầm non và phổ thông rộng khắp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu 80% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 90% giáo viên trung học có trình độ đại học và 20% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hiện có.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển giáo dục, phấn đấu 100% trường lớp học được kiên cố hóa trong giai đoạn 2012-2015. Tách trường mẫu giáo ra khỏi trường tiểu học. Xây dựng trường học nội trú cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đầu tư phát triển trường Đại học An Giang thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh; thành lập Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật vào năm 2012 và đến năm 2020 nâng lên thành Trường Cao đẳng; đến năm 2010: nâng cấp Trường Dạy

115

nghề; chuyển Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh thành Trường Cao đẳng cộng đồng. Nâng cấp Trung tâm dạy nghề Chợ Mới thành trường Trung cấp nghề Chợ Mới vào năm 2012. Hoàn thành xây dựng cơ bản trường Cao đẳng nghề An Giang vào năm 2013-2014; thành lập khoa Y dược thuộc Trường Đại học An Giang. Xây dựng trường Trung cấp Y tế tại thị xã Châu Đốc.

Dự báo của Tỉnh đến năm 2020 số lao động qua đào tạo chuyên nghiệp tại các trường trên địa bàn là 111.279 lao động. Trong đó, có 32.390 tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ là 21.715 người, ĐH trở lên là 57.174 người.

Số lao động qua đào tạo nghề ngày càng tăng từ 460.382 người năm 2012 và 822.117 người năm 2020 với các khóa đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng hoặc 3 tháng, trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Đề án chuẩn hóa cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã thời kỳ 2011-2015. Chỉ tiêu là 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

Tăng cường phát triển mạng lưới hệ thống giáo dục trong toàn tỉnh từ giáo dục mầm non đến Đại học nhằm nâng cao trình độ dân trí. Trang bị hệ thống giảng dạy hiện đại giảng dạy hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.

Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, nâng cao ứng dụng khoa học cônng nghệ

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

- Bảo vệ, giữ gìn chất lượng các nguồn nước, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan khu di sản thiên nhiên Thất Sơn. Tổ chức hợp lý hệ thống bãi rác, xử lý chất thải, nhất là ở các khu đô thị, thị trấn và thị tứ.

- Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn và đẩy mạnh xã hội hóa việc thu gom, xử lý chất thải rắn. Kiểm soát ô nhiễm do sử dụng các hóa chất nông nghiệp.

- Quản lý môi trường trên cơ sở tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường và thể chế thực thi quy hoạch.

- Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản tất cả chất thải rắn được thu gom và xử lý trên 90% chất thải. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý vệ sinh nhằm đảm bảo môi trường sạch ở nông thôn.

- Hướng thoát nước chính của tỉnh An Giang là ra sông Hậu và số lượng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt là 03 nhà máy (năm 2020) và số lượng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp là 01 nhà máy (năm 2020).

- Liên kết với các Trường Đại học, Viện, nhà khoa học vùng ĐBSCL và quốc tế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng động đi học, mỗi năm có khoảng 10-20% cán bộ được quy hoạch dài hạn.

116

Đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ công tác an ninh quốc gia vùng biên giới và ổn định chính trị.

Hàng năm tỉnh tạo điều kiện cho khoảng 1.000 lao động có việc làm sau khi ra Trường. Năm 2012 có 35.000 lao động có việc làm, trong đó Nữ là 15.900 người. Điều này chứng tỏ việc phụ nữ tham gia vào xã hội càng đôngvới việc ban hành chính sách “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có đào tạo có tay nghề. Khuyến khích đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của nhà nước. Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng điểm của Tỉnh; tập huấn cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm; tăng tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm.

Phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng ngành học phổ thông, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ cán bộ, công chức, đoàn thể, các nhà doanh nhân giỏi, cán bộ khoa học-công nghệ sau và trên đại học và phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.

Xây dựng các dự án đầu tư giáo dục đào tạo; củng cố và phát triển trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng dạy nghề, Trung cấp y tế, trường dạy nghề huyện, thị.

3.2.2.2.Tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng CNH-HĐH.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH-HĐH

Căn cứ vào tình hình thực tế, cần lựa chọn việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh theo phương pháp công nghiệp (công nghiệp thuỷ sản), nhất là cá ao hầm như một chương trình trọng điểm để góp phần đảm bảo tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Mục tiêu chính là nhanh chóng tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá ao hầm theo phương pháp công nghiệp). Nội dung của chương trình gồm: Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hóa có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Trên cơ sở quy hoạch lại diện tích canh tác nông nghiệp, khẩn trương tiến hành quy hoạch vùng nuôi cá ao hầm theo hướng ngày càng mở rộng nhằm thay thế những diện tích trồng lúa hiệu quả thấp. Trước mắt, tiến hành quy hoạch một số vùng nuôi cá ao hầm hoàn chỉnh, đồng bộ: khoanh vùng nuôi cá tập trung; xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi cá gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải đã qua xử lý; thức ăn công nghiệp; thuốc

117

chữa bệnh... đảm bảo chất lượng cá xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Các vùng có thể tiến hành ngay quy hoạch theo yêu cầu bức xúc của người dân hiện nay là các điểm Phú Bình, Hoà Lạc (huyện Phú Tân) và một vài nơi ở huyện Châu Phú.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nghề cá (phối hợp với chương trình xúc tiến thương mại); Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn cho cá, tôm và các nhà máy chế biến thủy sản (phối hợp với chương trình xúc tiến đầu tư và chương trình phát triển công nghiệp);

Xã hội hóa công tác giống; kiểm soát, quản lý nuôi trồng thủy sản đạt chất lượng và tiêu chuẩn nguyên liệu gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường (phối hợp với chương trình bảo vệ môi trường). Quy hoạch vùng nuôi cá bè, đăng quần trên sông, không tăng thêm số lượng lồng bè. Quy hoạch vùng trồng rau quả, tiến tới phát triển sản phẩm rau quả thành một sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Phát triển thương mại và dịch vụ, du lịch, tăng cường hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng

Thương mại xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thương mại văn minh, hiện đại. Hướng mạnh vào phục vụ xuất khẩu, khai thác và mở rộng thị trường nội địa. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia thương mại, quan tâm khai thác thị trường nông thôn, miền núi, biên giới.

Phát triển khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc thành những trung tâm thương mại lớn, năng động của Tỉnh; khu vực Tân Châu - Vĩnh Xương và trục Tịnh Biên - Tri Tôn - Núi Sập là những "đầu tàu" kinh tế của Tỉnh để lôi kéo các vùng khác phát triển. Đến năm 2020, tăng thêm 5% số chợ, chủ yếu là phát triển siêu thị, toàn Tỉnh có khoảng 300 chợ. Phát triển mở rộng các chợ trung tâm và tiếp tục hình thành các chợ mới ở các huyện.

Hoàn chỉnh quy hoạch chung và đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu gồm 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia: Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông.

Thu hút đầu tư để mở rộng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với phân bố dân cư và phát triển các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu Khu thương mại cửa khẩu Tịnh Biên. Đối với 2 khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình: tập trung vào các lĩnh vực thương mại, du lịch và công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, kho ngoại quan của khu kinh tế cửa khẩu. Hình thành một số ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tư vấn quản lý và tư vấn pháp luật, thương mại điện tử, viễn thông, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Tỉnh.

Du lịch: phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên

118 kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế

Quan tâm phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp: Củng cố và nâng cao hiệu quá của các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, đa dạng hóa các hình thức sở hữu và tổ chứa sản xuất kinh doanh nhằm tạo động lực phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp và hợp tác xã.

Xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, nâng cao năng lực quản lý đô thị: nâng cấp tuyến QL91, tuyển N1, N2 (đường Hồ Chí Minh), QL91C, đường bộ cao tốc Sóc Trăng_Cần Thơ-Châu Đốc; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cảng: Cảng biển Mỹ Thới; Cảng sông: Bình Long, Tân Châu, Vĩnh Tế (Tịnh Biên), Chợ Mới, Phú Tân. Khai thác các tuyến giao thông đường sông gắn với hệ thống cảng của Tỉnh.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các khu công nghiệp

Đầu tư xây dựng phát triển các khu công nghiệp

Xây dựng hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, gồm khu Vàm Cống (thành phố Long Xuyên) với diện tích 200 ha, khu Hội An (huyện Chợ Mới) với diện tích 100 ha và một số cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp cấp huyện khác, ưu tiên công nghệ cao.

Mở rộng khu công nghiệp Bình Hòa lên 250 ha và khu công nghiệp Bình Long lên 150 ha.

Phấn đấu lấp đầy các khu công nghiệp đến năm 2020 ưu tiên, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao. Lấp đầy 100% diện tích cụm công nghiệp Xuân Tô (huyện Tịnh Biên).

Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực

Công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đầu tư hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lô tồn trữ nông sản; chế biến các loại nông, thủy sản thành các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015 phần lớn các sản phẩm khu vực nông nghiệp, thuỷ sản khi ra thị trường đều qua chế biến.

Công nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí: tiếp tục nghiên cứu, cơ giới hóa các khâu gieo sạ, gặt, tuốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; nâng cao năng lực chế tạo máy nông nghiệp.

Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác tài nguyên khoáng sản gắn chặt với việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng của Tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp may, da giày, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống: phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của tỉnh.

119

phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Quy hoạch tập trung các vùng khai thác khoáng sản dùng làm nguyên liệu phụ gia sản xuất gạch không nung, phân bón, đất sét, gạch, ngói, cát và đá xây dựng, san lấp.

3.3.2.4. Tập trung phát triển mạnh vào khu vực dịch vụ

Đầu tư vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao và dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất như: Tài chính- ngân hàng, khoa học và công nghệ, dịch vụ viễn thông quốc tế, dịch vụ y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông....Song song đó cần mở rộng các dịch vụ mới phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất.

Đa dạng các dịch vụ trong du lịch

Phát triển mạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch chuyên đề, du lịch lễ hội trong tổng thể du lịch của Tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch có tiềm năng đưa vào khai thác phục vụ du khách. Phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 6,5 triệu lượt khách. Phát triển các khu du lịch trọng điểm: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Giài, khu lưu niệm Bác Tôn và khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh. Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh: Long Xuyên - Chợ Mới - Phú Tân - Tân Châu - An Phú; Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn; phát triển các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài.

Phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực.

Phát triển khu du lịch Ô Tà Sóc (huyện Tri Tôn) kết hợp với khu du lịch vùng núi Thất Sơn (huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn) và sản phẩm thuốc nam trồng trên vùng núi

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 114 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)