Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33)

2.2.1. Vị trí địa lí

An Giang có tọa độ từ 100 đến 110 vĩ Bắc và 104046’ đến 105035’ kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Nam Việt Nam. Phía Bắc giáp Campuchia (97 km), phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107.6 km), phía Nam giáp thành phố Cần Thơ (30 km), phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang (70 km). Đặc biệt An Giang có chung đường biên giới với Campuchia về phía Bắc và Tây Bắc.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính và diện tích các địa phương tỉnh An Giang

Đơn vị hành chính Diện tích (km2) % diện tích Toàn tỉnh 3.536,7 100 Tp. Long Xuyên 115,3 3,3 Thị xã Châu Đốc 105,3 3,0 Thị xã Tân Châu 176,6 5,0 Huyện An Phú 226,4 6,4 Huyện Phú Tân 313,5 8,9 Huyện Châu Phú 451,0 12,8 Huyện Tịnh Biên 354,9 10,0

Huyện Tri Tôn 600,4 17,0

Huyện Châu Thành 355,1 10,0

Huyện Chợ Mới 369,3 10,4

Huyện Thoại Sơn 468,9 13,2

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê năm 2011

Tổng diện tích tự nhiên của An Giang là 3.536,7 km2 chiếm 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 Đồng bằng sông Cửu Long (sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An), số dân năm 2011 là 2.150.000 người, đứng đầu các tỉnh ĐBSL. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Châu Thành, và 9 huyện

34

Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được chính phủ công nhận là huyện miền núi.

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính An Giang 2.2.2. Nhân tố tự nhiên

2.2.2.1. Địa chất

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và mác ma.

Các thành tạo mác ma :Trên địa bàn An Giang, loại đá núi lửa có tuổi Jura thượng lộ ra ở phía Đông núi Dài, phía tây vồ Bồ Hong của núi Cấm, phía Nam núi Phú Cường (Tà Péc), phía Bắc đồi Sà Lôn.

35

Các thành tạo trầm tích ở tỉnh An Giang được phân chia thành các phân vị địa tầng sau:

- Loại trầm tích có tuổi Triat-hệ tầng Dầu Tiếng: Địa hình đồi núi thấp như các núi Nam Qui, Tà Pạ, Phú Cường với thành phần từ dưới lên trên (chủ yếu là cát kết thạch anh, màu xám hoặc đỏ, phân lớp dày).

- Loại trầm tích có tuổi Créta-hệ tầng Phú Quốc : Các loại này xuất hiện ở Tri Tôn, phần cao của núi Nam Qui. Thành phần chủ yếu là cát kết thạch anh –fenspath màu trắng, đôi khi phớt hồng, phân lớp trung bình đến dày, xen kẽ với những cuội kết .

- Loại trầm tích có tuổi Pleistocene: Trên diện tích tỉnh An Giang được chia thành các phân vị địa tầng (chủ yếu là cát hạt thô có độ lựa chọn kém lẫn ít bột và tảng lăn đá gốc, bột, sét và 1 ít sạn sỏi ở phần giáp đáy).

- Loại trầm tích có tuổi Holocene: Holocene trung có nguồn gốc trầm tích biển, viền quanh các khối núi ở khu vực Tri Tôn, Ba thê, núi Sập. Trầm tích chủ yếu là bột, cát, sét, mịn, không nhiều sỏi, sạn ở đáy, cố nới vỏ sò tập trung dạng dải (ám tiêu) như ở khu vực Vọng Thê (huyện Thoại Sơn).

2.2.2.2. Địa hình

Địa hình An Giang có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi:

- Địa hình đồng bằng chiếm 87% diện tích tự nhiên, là nơi sinh sống của 89% số dân toàn tỉnh. Theo nguồn gốc địa hình đồng bằng có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi

+ Đồng bằng phù sa là một bộ phận của ĐBSCl, gồm có 2 khu vực. Khu vực 1 nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu thuộc các huyện Tân Châu, Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao giữa sông Hậu và lòng chảo cao ở 2 gờ sông, thấp dần ở giữa. Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát đến thịt nhẹ. Đây là khu vực rất thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp và du lịch sông nước kết hợp tham quan vườn cây ăn quả. Khu vực 2 là đồng bằng hữu ngạn sông Hậu gồm các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Đốc và Long Xuyên, và 1 phần nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên. Khu vực này thích hợp phát triển ngành du lịch, gắn với khu di tích Óc Eo của Vương Quốc Phù Nam-một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á cách đây hơn 2000 năm.

+ Đồng bằng ven núi với hai kiểu sườn tích và phù sa cổ được hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá.

36 trung chủ yếu hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

Tóm lai, địa hình xen kẽ đồng bằng và đồi núi tạo nên một bức tranh sinh động, nó sẽ có giá trị du lịch khi được nhìn nhận như một nguồn tài nguyên quý giá và có cách khai thác hợp lý. Địa hình này có ý nghĩa khi hình thành những tuyến du lịch, làm tăng sự hứng thú và sức khỏe cho du khách. Địa hình rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc phát triển kinh tế.

2.2.2.3. Khoáng sản

Theo các tài liệu thăm dò địa chất, khoáng sản, tỉnh An Giang có các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, với trữ lượng ước tính như sau:

Đá Granít: 7.046 triệu m3 phân bố tại Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, hiện đang khai thác sản xuất đá ốp lát và đá xây dựng.

Cát xây dựng có 2 nhóm: cát núi nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn (Tịnh Biên), là sản phẩm trầm tích do dòng nước mang cát từ trên triền cao của các thềm cổ tích tụ mà thành, với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực.

Đất sét gạch ngói: 40 triệu m3

phân bố rải rác ở các huyện thị trong tỉnh. Sét gạch gốm ở An Giang dùng làm gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu.

Nước khoáng thiên nhiên: Ở An Giang, đặc biệt là ở vùng Bảy Núi, nước khoáng thường tìm thấy dọc theo các đới đứt gãy tân kiến tạo (chủ yếu ở Tịnh Bên và Tri Tôn dọc các trục đứt gãy ở các núi Phú Cường, núi Dài, núi Cấm và núi Dài, núi Cậu, núi Két và núi Dài), nước có tổng độ khoáng hóa từ 500mg/l đến 2.750mg/l.

Ngoài ra ở An Giang còn có các loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn như Diatomite từ 800.000 đến 1.000.000 tấn, Cao lanh: khoảng 2,5 triệu tấn ở Tri Tôn, Penspat: khoảng 1 triệu tấn, Cát sỏi: 10 triệu m3, puzolan: 10 triệu m3, bentonite: 10 triệu m3, molypdennite: 11 triệu m3

, cát núi, nước ngầm, nước khoáng thiếc, nhóm vật liệu trang trí... Các loại khoáng sản của tỉnh nhìn chung không nhiều so với cả nước nhưng đa dạng và phong phú hơn các tỉnh trong vùng ĐBSCL, có thể khai thác để phát triển một số ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

2.2.2.4. Khí hậu

Do nằm trong vĩ độ 100 đến 110

Bắc, tức nằm gần với xích đạo nên An Giang có kiểu khí hậu giống với khí hậu xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Mùa khô (từ thàng 12 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình là 27,70C, chênh lệch giữa các tháng

37

trong mùa từ 1,50C đến 30C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau với nhiệt độ trung bình là 28,10C, chênh lệch giữa các tháng chỉ có 10C. Lượng mưa trung bình là 1200 đến 1300mm, lượng mưa trùng với mùa nước lũ sông MêKông dồn về hạ lưu nên đã gây tình trạng ngập úng, chi phối nhiều hoạt động sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, lượng nước dồi dào tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, đem phù sa về trồng nông nghiệp

2.2.2.5. Thủy văn

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông MêKông (phần Việt Nam) theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu song song trong suốt từ bắc đến nam trên 90 km, lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500m3/s, lưu lượng mùa lũ 24.00 m3/s và mùa cạn 5.020 m3. Hệ thống sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông thủy lợi khá chằng chịt có 280 tuyến với mật độ chung là 1,72km/km2 thuộc mức cao nhất so với những tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông lớn của hạ lưu sông MêKông trước khi đổ ra biển Đông. Lưu lượng trung bình năm của hai sông là 14.000 m3/s. Trong đó, mùa mưa là 24.000 m3

/svà mùa cạn là 5.000 m3/s. Ngoài ra, An Giang còn có các sông khác như Bình Di dài 10 km ( nối với Campuchia), sông Vàm Nao có chiều dài 7 km.

Chế độ thủy văn An giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông MêKông. Hàng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1-2,5m, thời gian ngập từ 2,5-4 tháng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Ở An Giang có tất cả 21 kênh đào được do con người đào để phục vụ cho việc giao lưu trong tỉnh và các tỉnh khác được trải rộng ở hầu khắp các huyện thành trong tỉnh. Năm 1975, An Giang đã đào thêm kênh 15 phục vụ cho việc lưu thông trong tỉnh và tưới tiêu.

Với hệ thống các sông cùng với kênh đào chằng chịt thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông thủy giao lưu nội tỉnh, ngoại tỉnh và Campuchia để trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân.

2.2.2.6. Đất đai

Từ năm 2002 đến 2011 hiện trạng sử dụng đất ở An Giang có sự thay đổi lớn giữa việc sử dụng các loại đất vào các mục đích khác nhau. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh có sự biến động lớn từ 340.623 ha (năm 2002) tăng 3553.666,9 ha (năm 2011). Diện tích đất tự nhiên của tỉnh được tăng thêm 13.043,85 ha trong vòng 9 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình hiệu chỉnh, cập nhật lại số liệu đo đạc bản đồ địa chính ranh giới tỉnh và đánh dấu lại cột mốc biên giới với Campuchia.

38 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất ở An Giang từ 2002 đến năm 2011 Các loại đất Đơn vị 2002 2005 2008 2011 Diện tích đất tự nhiên Ha 340.623 353.551 353.594 353.666,7 Đất nông nghiệp Ha 261.907 284.304 277.046 283.486,9 % so với tự nhiên % 76,9 80,4 78,4 79,0 Đất lâm nghiệp Ha 15.969 14.114 14.021 13.912,5 % so với tự nhiên % 4,7 11,6 4,0 3,9 Đất chuyên dùng Ha 26.546 37.674 35.421 26.828,4 % so với tự nhiên % 7,8 10,7 10,0 7,6 Đất ở Ha 17.815 15.422 25.160 27.683,7 % so với tự nhiên % 5,2 4,4 7,1 7,8 Đất chưa sử dụng Ha 18.386 2.036 1.946 1.755,4 % so với tự nhiên % 5,4 0,6 0,6 0,5

Nguồn: Cục thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả.

Đất nông nghiệp: ở An Giang nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, diện tích đất nông nghiệp rất lớn và tăng nhanh, nhất là trong thời kỳ từ năm 2002 đến 2011. Năm 2002 diện tích đất nông nghiệp là 340.623 đến năm 2011 đạt 283.486,9ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên (79,0%), điều đó càng chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng nhất. Diện tích đất nông nghiệp tăng chhủ yếu từ phần diện tích đất khai hoang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đất lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp giảm từ 15.969 ha (năm 2002) xuống còn 13.912,5 (năm 2011) chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên, giảm 2.056,5 ha, do quá trình khai hoang đất rừng sản xuất nông nghiệp và làm nhà ở.

Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng năm 2011 là 26.828,4 ha chiếm 7,6% diện tích đất tự nhiên. Tuy giảm nhưng diện tích đất chuyên dùng được dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, công cộng vẫn tăng nhằm phục vụ cho việc phát triển kt-xh của tỉnh trong tương lai.

Đất ở: Chiếm diện tích ngày càng tăng 27.628,4 ha (năm 2011) chiếm 7,8% so với 17.815 ha (năm 2002), tăng thêm 9.868,7 ha. Nguyên nhân là do sự gia tăng dân số, dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng lớn.

Đất chưa sử dụng: Diện tích ngày càng giảm, đến năm 2011 chỉ có 1.755,4 ha, chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên, do việc chuyển đổi sử dụng đất sang đất nông nghiệp.

39

2.2.2.7. Sinh vật

An Giang là tỉnh có sự đa dạng về động và thực vật, nhiều loài có giá trị về kinh tế, khai thác phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Thực vật: có hơn 100 loài thuộc các họ khác nhau, chiếm ưu thế là tràm phát triển ở vùng ngập nước, bưng trũng đất phèn và than bùn ở Tịnh Biên và Tri Tôn, và nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác như: chà là nước, mốp, trâm sẻ, sộp, mây nước, nắp bình, bòng bòng, bồn bồn,…Thảm thực vật đồi núi tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần Châu Đốc, Thoại Sơn. Rừng Tràm Trà Sư là nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học của tỉnh. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên và là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang. Rừng là một lợi thế cho tỉnh An Giang trong việc bảo tồn nguồn GEN quý kết hợp với việc phát triển ngành du lịch sinh thái, và là điểm đến lý tưởng cho nghiên cứu khoa học.

Động vật: An Giang có hệ động vật tương đối phong phú. Với vùng ngập nước thì có nhiều cá tôm và nhiều loài chim cò, đặc biệt có cả cá sấu, nhiều nhất là ở khu vực sông Vàm Nao. Cùng loài bò sát, cá sấu, vùng nông thôn ngập nước ở An Giang cón có nhiều loài rắn như rắn nước, rắn bông sún, rắn ri voi, ri cá, rắn râu, rắn mối, rắn trum, rắn hổ, rắn lục…Với những cánh đồng bạt ngàn, An Giang là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã như: sẻ, chào mào, chích chòe, chòe, sậu, cồng cộc, le le, vịt trời, cò trắng, cò bộ, cồ lửa, diệc cuốc, trích…

Với sự đa dạng về loài, thảm thực vật tương đối phát triển, nguồn động vật khá đa dạng tạo điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp, du lịch, các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

2.2.3. Nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.3.1. Dân số -lao động

- Dân số

Bảng 2.3.Dân số, diện tích và mật độ dân số An Giang năm 2011

Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2 ) Toàn tỉnh 353.666,7 2.150.000 608 Tp. Long Xuyên 115,3 280.051 2.428 Thị xã Châu Đốc 105,3 111.954 1.063 Thị xã Tân Châu 176,6 172.211 795

40

Huyện An Phú 226,4 179.901 975

Huyện Phú Tân 313,5 209.675 669

Huyện Châu Phú 451,0 245.958 545

Huyện Tịnh Biên 354,9 121.232 324

Huyện Tri Tôn 600,4 132.720 221

Huyện Châu Thành 355,1 170.710 481

Huyện Chợ Mới 369,3 345.506 936

Huyện Thoại Sơn 468,99 181.081 386

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, niên giám thống kê năm 2011

An Giang là một tỉnh có số dân đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2002 dân số trung bình của tỉnh là 2.085.585, mật độ dân số là 589 người/km2. Đến năm 2011 có 2.150.000 người, mật độ dân số 608 người/km2.

An Giang là tỉnh có qui mô dân số lớn chiếm 12,2% dân số toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qui mô dân số của tỉnh càng được ổn định, do những chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền tốt, người dân ngày càng có ý thức cao. Cho nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh ngày càng giảm từ 1,4 %0năm 2002 xuống còn 1,0 %0năm 2011.

Bảng 2.4. Quy mô và chuyển biến dân số An Giang 2002-2011

Nguồn: Cục thống kê An Giang, Niên giám thống kê năm 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả.

*Ghi chú : NN: Nông nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2005 2008 2011

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33)