Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 28)

Bảng 1.1. Cơ cấu GDP theo giá trị thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000-2012

Thành phần Đơn vị 2005 2007 2009 2012

Kinh tế nhà nước % 38,4 35,9 35,1 34,6

Kinh tế ngoài nhà nước % 45,6 46,1 46,5 46,5

Trong đó %

Kinh tế cá thể % 6,8 6,2 5,5 5,0

Kinh tế tư nhân % 8,9 10,2 11,0 11,1

Kinh tế tập thể % 29,9 29,7 30,0 33,2

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài % 16,0 18,0 18,4 18,1

28

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu GDP Việt Nam phân theo thành phần kinh tế

Dựa vào bảng 1.1 và biểu đồ 1.2 ta thấy, thành phần kinh tế có những chuyển dịch phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ hội nhập.

Kinh tế nhà nước tuy có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước nắm giữ quản lý.

Kinh tế nhà nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển và có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong GDP.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần có sự phát triển cao trong nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong nước, thu hút được các nhà đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao như điện tử, tin học…. trở thành thành phần đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Cần phải duy trì nhịp độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này (13,8%), nên tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu GDP tăng từ 16,0% năm 2000 lên 18,1% năm 2012.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)