Cơ sở xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế AnGiang

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 85)

3.1.1. Cơ sở định hướng

3.1.1.1. Cơ sở định hướng

a. Dựa vào vị trí địa lý, vị thế An Giang ở ĐBSCL

An Giang là tỉnh có đường biên giới với Campuchia và cũng là nơi đầu nguồn sông MêKông chảy vào lãnh thổ Việt Nam, đồng thời là 1 trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL cùng với Tp. Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau. Đây là lợi thế rất lớn về vị trí địa lý. Sự kết hợp 1 cách có hiệu quả trong việc đầu tư về khai thác vị trí địa lý và tiềm năng về đất đai đến phát triển kinh tế-xã hội làm trọng tâm trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH-HĐH từ nay đến 2020.

Quá trình CDCCKT theo hướng CNH-HĐH chính là sự thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó CDCCKT theo chiều hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, phát triển cân đối giữa KVII và KVIII.

An Giang là tỉnh có nền nông nghiệp khá phát triển với diện tích và sản lượng lớn cũng như hàng năm được phù sa bồi đắp từ sông Cửu Long, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến, do tận dụng các sản phẩm của ngành nông nghiệp làm nguyên liệu cho thủy sản, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, đồng thời phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho các khu, cụm công nghiệp.

Giống như các tỉnh ĐBSCL, với hệ thống sông ngòi chằng chịt và giáp với nước bạn Campuchia, vì vậy An Giang có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, giao lưu kinh tế với các địa phương trong vùng và quốc tế.

b. Dựa vào phương hướng phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát

Với những nguồn lực về KT-XH của An Giang như đã trình bày trên. Định hướng xây dựng An Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ

86

tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2011 tổng giá trị sản phẩm (GDP) trong tỉnh đạt 58.851 tỷ đồng (tăng gấp 2,8 lần so với 2002) đến năm 2020 đạt 155.418 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% năm giai đoạn 2006-2010, 13,1% giai đoạn 2011-2015, đạt 11,6%/năm thời kỳ 2016 – 2020.

Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.564 USD ( tăng gấp 2,4 lần năm 2007), đến năm 2015 đạt 2.200USD, năm 2020 đạt 3.540 USD.

CDCCKT theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 25,2%, công nghiệp-xây dựng 17,6% và dịch vụ là 57,2%; năm 2020 cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 10,9%, công nghiệp và xây dựng 20,0% , 69,1% là ngành dịch vụ.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 1,2 tỷ USD và 1,8 - 2 tỷ USD vào năm 2020.

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH làm trọng tâm, huy động toàn xã hội cho phát triển KT-XH, giai đoạn 2002-2011 là 17.890 tỷ đồng, chiếm 44,7% GDP; và giai đoạn 2016-2020 74.832 tỷ đồng, chiếm 48,1% GDP.

Tăng thu ngân sách trên địa bàn, tỉnh phấn đấu vào năm 2010 thu ngân sách với tỷ lệ chiếm 10%/ GDP, đế năm 2020 đạt tỷ đồng, chiếm 13%/GDP.

Thực hiện tốt các chương trình về mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực về văn hóa-xã hội. Ưu tiên phát triển về giáo dục và đào tạo chất lượng cao, nhằm nâng cao trình đô dân trí, đồng thời triển khai các chính sách xã hội khác.

c. Dựa vào sự thay đổi ranh giới hành chính cấp tỉnh

Đến năm 2020 dân số sẽ tăng lên khoảng 2,5 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 33%. Các thị trấn, thị xã, thành phố từng bước được mở rộng, các thị tứ, trung tâm các xã hình thành và phát triển. Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính với 1 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên, hai thị xã là Châu Đốc, Tân Châu, và 8 huyện bao gồm: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giai đoạn 2015-2020 phấn đấu đưa thành thị xã Châu Đốc thành đô thị loại III và thị xã Tân Châu thành đô thị loại IV, đưa các xã nâng cấp thành thị trấn mới trên cơ sở các xã hiện tại của Tỉnh.

Thành phố Long Xuyên: Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng và mở rộng thành phố Long Xuyên trở thành đô thị loại III trực thuộc Tỉnh, hướng phát triển không gian theo dạng tuyến kéo dài theo sông Hậu và dọc tuyến quốc lộ 91.

87

Thị xã Châu Đốc: dự kiến là trung tâm kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng khu vực phía Tây Bắc của Tỉnh, là đô thị vùng biên giới có thế mạnh về du lịch, thương mại. Dự kiến đến năm 2015 là đô thị loại III của tỉnh. Hướng phát triển không gian dọc theo sông Hậu, quốc lộ 91 và một phần về phía Núi Sam.

d. Dựa vào cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập WTO của nước ta

Dựa vào cơ hội

Các loại các sản hàng hóa của Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng có sức cạnh tranh cao nên khả năng xâm nhập vào thị trường rộng lớn trên thế giới, ngay cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh phát huy được lợi thế cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Sự chuyển dịch nền kinh tế thế giới dẫn đến sự chuyển dịch các nguồn vốn đầu tư vào một số ngành sản xuất sang nước ta. Khi đó, tỉnh An Giang sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các nước bên ngoài.

Khi hội nhập WTO sẽ giúp cho các xí nghiệp trên địa bàn nâng cao thương hiệu, uy tín các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông sản, sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nói chung và thủy sản đông lạnh nói riêng. Đây là sản phẩm công nghiệp thế mạnh và mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh.

Thách thức

Tuy sản phẩm đa dạng nhưng chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn chưa cao, đa số các doanh nghiệp có trình độ còn lạc hậu, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên ngiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm đòi hỏi nhiều chất xám cao còn hạn chế.

Sức cạnh tranh trên thị trường còn thiếu kinh nghiệm và nhiều cản trở do các chính sách, thường là các thị trường khó như phạm vi lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...

Các chính sách huy động vốn còn yếu, ít thu hút được các nà đầu tư và những khoảng viện trợ đầu tư cho phát triển sản xuất ít và có xu hướng ngày càng giảm.

Yêu cầu ngày càng cao của các nước xuất khẩu về kỹ thuật làm hạn chế các sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng, hạn chế thu ngoại tệ.

Cơ hội và thách thức đối với An Giang là:

- Thời cơ:Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ đầu năm 2007, do đó quan hệ liên quan đến biên giới như thương mại, đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được phát triển mạnh hơn với Campuchia – cũng là một thành viên của WTO.Nằm trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, An Giang sẽ được nhận nhiều hơn sự ưu đãi về chính sách, về vốn cho sự phát triển từ phía chính phủ và nhà nước, đặc biệt là sự

88 đầu tư tăng cường cho kết cấu hạ tầng.

- Thách thứclớn nhất của An Giang là bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên đất trước mối đe dọa về nguồn nước sông Mê-kông chảy về Việt Nam ngày bị cạn kiệt và vấn đề an ninh lương thực luôn được đặt ra thường trực.

+Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực sông Mê-kông mở rộng ngày càng lớn và tác động tiêu cực đến sự phát triển của các nước vùng hạ lưu, trong đó có vùng ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.

+ Nguy cơ của hàng nhập lậu, gian lận thương mại và những vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực giáp ranh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Khả năng chưa sẵn sàng để An Giang tiếp nhận vốn lớn và công nghệ tương đối hiện hàng do trình độ nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng là một địa phương thuộc vùng KTTĐ.

+ Khả năng chưa sẵn sàng cho một “cuộc chơi lớn, sân chơi lớn” khi yêu cầu đặt ra đối với An Giang phải đi đầu trong quá trình đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế. Những thách thức lớn nhất là con người, thể chế (đặc biệt là thủ tục hành chính và cách hành xử theo chuẩn quốc tế) và kết cấu hạ tầng.

3.1.1.2. Quan điểm chỉ đạo CDCCKT

- CDCCKT phải phát huy nguồn nội lực: Khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, nhất là là nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển kinh tế. Đây là nguồn lực có sự vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững cho tương lai. Đồng thời, phải kết hợp với việc khai thác các tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để đạt kết quả tốt. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình CNH-HĐH từ nay đến năm 2020. Quá trình CNH-HĐH nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó sự CDCCKT theo xu hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công ngiệp và dịch vụ. tạo ra sự phát triển một cách cân đối hài hòa giữa KVII và KVIII là nhiệm vụ hàng đầu. An Giang là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp chế biến thủy sản và du lịch, xuất khẩu thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao và thu lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho tỉnh. Cần xây dựng các KCN, cụm CN song song với xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho khu, cụm CN phát triển.

CDCCKT phải cân đối trên lãnh thổ trong tỉnh: Phải đảm bảo phát triển tương đối hài hòa giữa các địa phương trong tỉnh. Cần quan tâm đầu tư vào các địa phương chưa phát triển, hạn chế sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Đây là điều có sự ảnh hưởng đến phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, tập trung phát triển các KCN, cụm CN chủ đạo, cụm CN mũi nhọn, như các KCN chế biến thủy sản. Thêm vào đó, phải tạo điều kiện hỗ trợ cho các địa phương còn nhiều hạn chế phát triển về cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ khoa học kỹ thuật.

89

những thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, các nguồn lực này chưa được khai thác hợp lý. Cho nên, cần phải kết hợp các nguồn lực trong tỉnh với nhau, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Bên cạnh đó, tập trung vào các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao làm lợi thế trên thị trường.

CDCCKT phải kết hợp an ninh quốc phòng: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố trật tự an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biên. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế.

CDCCKT song song với bảo vệ môi trường

Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

Bảo vệ, giữ sạch và bảo tồn chất lượng nước (đặc biệt là nước đầu nguồn), bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan của khu Di sản thiên nhiên Thất Sơn. Quản lý việc đổ chất thải rắn, thải nước và tổ chức hợp lý hệ thống bãi rác, xử lý rác thải, nhất là ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ.

Bảo vệ môi trường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo kiểm soát lượng ô nhiễm trên một khu vực rộng lớn; bảo tồn rừng tự nhiên và các nguồn tài nguyên nước.

Xây dựng khả năng cưỡng chế thi hành quản lý môi trường trên cơ sở tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu quan và thể chế thực thi quy hoạch.

Nâng độ che phủ của rừng và cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lên khoảng 20,5% diện tích vào năm 2010 và 30% vào năm 2020. Đảm bảo môi trường sạch sẽ ở nông thôn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xử lý vệ sinh môi trường ở nông thôn.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Tỉnh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng An Giang là một trong những đầu mối giao thương trong vùng và các nước ASEAN. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng đủ sức ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững.

Kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn với xây dựng mở rộng các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, công nghiệp và dịch vụ phát triển năng động; đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân.

90

an ninh biên giới; duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Xây dựng nền hành chính từng bước hiện đại gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

3.1.2. Định hướng và các phương án CDCCKT

3.1.2.1. Các phương án tiếp cận

Từ việc phân tích và đánh giá những nguồn lực phát triển KT-XH tỉnh An Giang giai đoạn 2002-2011, cùng với bối cảnh trong nước và quốc tế, xuất phát từ quan điểm phát triển của Đảng là phát huy nội lực làm trọng tâm, thu hút các nguồn lực bên ngoài là thứ yếu.

Qua việc đánh giá hiện trạng và dựa vào quan điểm phát triển, việc đưa ra các phương án phát triển kinh tế của tỉnh đều dựa vào các nguồn lực đóng góp vào tăng trưởng GDP trên cơ sở sử dụng tối đa ba nhóm yếu tố đầu vào cơ bản là: Nguồn vốn, nguồn nhân lực và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Việc tiếp cận như thế, ba phương án phát triển được xây dựng với mức độ sử dụng các nguồn lực khác nhau: Từ mức độ “ Hạn chế” đến mức độ “Tích cực” của các nguồn lực. Điều này được thể hiện ở Bảng 3.1.

Với phương án I là phương án sử dụng các nguồn lực có khó khăn trong việc huy động các nguồn nội lực và ngoại lực.

Phương án II là phương án thì tuy hạn chế về nguồn vốn tương tự như phương án I, nhưng các yếu tố nội lực (lao động, trình độ quản lý và tiến bộ công nghệ) được phát huy tích cực.

Phương án III là phương án được huy động mọi nguồn lực từ nguồn vốn, khoa học công nghệ, lao động ở mức độ cao hơn nhằm tạo ra tăng trưởng ca

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TỈNH AN GIANG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 85)