5. Các bước thực hiện
2.4.4. Kính hiển vi quang học phân cực
- Kính hiển vi ánh sáng phân cực, dựa trên các bản phân cực vuông góc để xác định chất khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết. Khi hai bản phân cực đặt vuông góc nhau, trục truyền của chúng định hướng vuông góc nhau và ánh sáng truyền qua bản phân cực thứ nhất hoàn toàn bị dập tắt, hoặc bị hấp thụ, bởi bản phân cực thứ hai, bản này thường được gọi là bản phân tích.
- Lượng ánh sáng hấp thụ của bộ lọc phân cực lưỡng sắc xác định chính xác bao nhiêu ánh sáng ngẫu nhiên bị dập tắt khi bản phân cực được dùng trong bản cặp bắt chéo, và thường được gọi là hệ số dập tắt của bản phân cực. Về mặt định lượng, hệ số dập tắt được xác định bởi tỉ số của ánh sáng truyền qua bởi cặp phân cực khi trục truyền của chúng định hướng song song và lượng ánh sáng truyền qua khi đặt chúng vuông góc với nhau. Nói chung, hệ số dập tắt từ 10.000 đến 100.000 để tạo ra nền đen thẳm và mẫu vật lưỡng chiết dễ quan sát nhất (và tương phản) trong kính hiển vi quang học.
Phần KẾT LUẬN
Trong suốt 20 thế kỉ, nhân loại đã trải qua nhiều biến chuyển văn hóa và khoa học để đạt tới nền văn minh siêu việt hiện đại. Các nhà khoa học đã để lại những tư liệu quý báu về những hiện tượng xảy ra trên trái đất trong nhiều thế kỉ. Trong đó các hiện tượng quang học cũng là một trong những đề tài bổ ích và thú vị
Vì vậy, nhờ vào quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi lại có thêm điều kiện để tìm hiểu kĩ hơn, đi sâu hơn vào các hiện tượng quang học và hiểu được hiện tượng nào là hiện tượng quang học xung quanh chúng ta.
Khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản của quang học và giải thích hầu hết các hiện tượng xảy ra. Nội dung đề tài này được trình bày hai phần, trong đó phần một là cơ sở lý thuyết và phần hai là các hiện tượng quang học.
Trong phần một, tôi đã tập trung trình bày một số kiến thức cơ bản về bản chất của các hiện tượng ánh sáng như: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa, tán xạ (khuếch tán), phân cực và tán sắc ánh sáng. Các cơ sở lý thuyết này là tiền đề để đi sâu vào tìm hiểu và giải thích các hiện tượng quang học thực tế.
Phần hai, là nội dung chính của đề tài, tôi đã trình bày và giải thích được một số các hiện tượng quang học. Các hiện tượng được nhóm theo từng kiến thức quang học. Thứ nhất là các hiện tượng liên quan đến sự phản xạ, khúc xạ ánh sáng xảy ra như cầu vồng, hiện tượng quầng, chậu thau đầy nước nhìn nghiêng thấy nông hơn, hiện tượng khúc xạ thiên văn, hiện tượng khúc xạ trên trái đất, vì sao sao lấp lánh, dẫn ánh sáng đi theo những ống cong, giầy da bôi xi vào càng lau càng bóng, Sự phản xạ trên bề mặt lồi, lõm, hiện tượng ảo cảnh. Thứ hai là các hiện tượng liên quan đến sự tán xạ (khuếch tán) ; dùng bóng đèn mờ có lợi gì hơn bóng đèn trong suốt, vì sao thủy tinh màu khi vụn vỡ thành hạt nhỏ thì những hạt nhỏ này có màu trắng, vì sao mắc một ngọn đèn ở giữa sân để đọc sách ta thấy kém sáng hơn khi ngồi đọc sách trong phòng, màu sắc của bầu trời, hiện tượng hoàng hôn và bình minh, hiện tượng ráng, trong giao thông người ta dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm, nước biển màu xanh nhưng ngọn sóng lại có màu trắng. Thứ ba các hiện tượng giao thoa nhiễu xạ: giao thoa của màng xà phòng, giao thoa ở cánh bướm, bộ lọc giao thoa, tạo ảnh nổi ba chiều bằng sự giao thoa, sự nhiễu xạ bởi lưỡi dao cạo, kính hiển vi nhiễu xạ, mây ngũ sắc. Thứ tư các hiệ tượng phân cực ánh sáng : kính phân cực chóng chói, nhiếp ảnh, Tinh thể lỏng 7 đoạn LCD, kính hiển vi quang học phân cực
Trong các phần trên tôi đã trình bày khá rõ ràng và đầy đủ các kiến thức quang học cơ bản về các hiện tượng ánh sáng. Đưa ra được định nghĩa của các hiện tượng ánh sáng và giải thích hiện tượng, nêu được các định luật cơ bản có liên quan. Dựa trên những kiến thức cơ bản đó tôi đã đi đến tìm hiểu một cách khá cụ thể các hiện tượng quang học liên quan đến khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ như bình minh, hoàng hôn, cầu vồng, màu sắc của bầu trời.…Trên cơ sở mô tả hiện tượng, rồi đi đến phân tích nguyên tắc cơ bản trong quang học để đi đến giải thích lại các hiện tượng xảy ra.
Như đã nói ở trên thì nội dung của đề tài vẫn còn nhiều hạn chế do chỉ tìm hiểu trên cơ sở lý thuyết để đi đến giải thích các hiện tượng thực tiển không đi sâu vào quá trình thực nghiệm. Kèm theo thời gian nghiên cứu đề tài hạn chế, mà đề tài này là một đề tài tương đối rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hướng Điền. Khí tượng vật lí. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Năm 2002.
2. Nguyễn Hữu Khanh. Bài giảng quang học. Đại Học Cần Thơ. Năm 2000.
3. Lê Nguyên Long, Nguyễn Khắc Mão. Vật lý – công nghệ - đời sống. NXB Giáo Dục. Năm 2001.
4. Nguyễn Thế Khôi. Sách Giáo Khoa Vật Lý 12. NXB Giáo Dục Việt Nam. Năm 2013. 5. Website http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/khi-hau/40955_xuat- hien-cau-vong-lua-hiem-gap.aspx 6. Website:http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_%C4%91%E1%BB%8B nh_th%C6%B0_Ky%C5%8Dto 7. Website: http://www.vietnamplus.vn/eu-giam-40-luong-khi-thai-gay-hieu-ung- nha-kinh-vao-2030/241283.vnp